Hàng hóa Trung Quốc tăng vọt trên đường sắt Nga
Giá vận tải biển tăng mạnh buộc các nhà sản xuất Trung Quốc phải tìm con đường khác để xuất khẩu hàng hóa đến châu Âu và lựa chọn hàng đầu là đường sắt Nga.
Tuy nhiên diễn biến này đang gây quá tải và căng thẳng cho đường sắt Nga.
Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), với việc các quốc gia đẩy mạnh bổ sung kho dự trữ và xuất khẩu hàng hóa kể từ khi phục hồi sau đại dịch, các cảng biển toàn cầu đang hoạt động hết công suất. Điều này phần nào khiến đường sắt trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn.
Công ty Đường sắt Nga cho biết tổng lưu lượng container quá cảnh Nga đã tăng 40% trong 9 tháng đầu năm 2021 lên 782.000 TEU (tương đương container dài 6 m) và có thể đạt kỷ lục 1 triệu TEU trong năm nay.
Doanh nghiệp nhà nước này bổ sung: “Ở giai đoạn đầu năm, giá vận chuyển hàng hóa trong container qua đường sắt giữa châu Á và châu Âu rẻ gấp đôi vận chuyển bằng đường biển. Hiện giờ mức giá thậm chí còn thấp hơn 3,5 lần”.
Phần tăng trưởng mạnh nhất là dọc tuyến đường Trung Quốc-Nga-châu Âu nơi lưu lượng vận chuyển trong 9 tháng đầu năm đã tăng 47% lên 568.700 TEU. Tuy nhiên, nhiều nhà vận hành và nhà phân tích cho rằng tăng trưởng nhanh đồng thời đã bộc lộ vấn đề cơ sở hạ tầng có thể gây hạn chế. Ông Alexey Bezborodov tại công ty phân tích dữ liệu vận tải và cơ sở hạ tầng Infraproject (Mỹ) cho biết một trong những vấn đề này bao gồm thiếu nhân lực.
Reuters đưa tin rằng dòng vận chuyển hàng hóa đã gặp trở ngại bởi năng suất thấp tại các tuyến đường sắt cũng như tắc nghẽn gần các cảng biển và cửa khẩu.
Chính phủ Nga đã đưa ra kế hoạch dài hạn tăng năng lực ngành đường sắt nước này. Vào năm 2018, Tổng thống Vladimir Putin đề nghị đến năm 2024 tăng số container vận chuyển lên 1,7 triệu TEU, gấp 4 lần so với mức năm 2017.
Để đạt được mục tiêu này, công ty Đường sắt Nga đầu tư 2,8 tỷ USD trong giai đoạn từ 2019 đến 2024 với dự án “Vận chuyển trong 7 ngày” nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ biên giới phía Đông đến biên giới phía Tây nước này chỉ còn trong 1 tuần thay vì 11-14 ngày như thông lệ.
Theo baotintuc.vn
TIN LIÊN QUAN
Công ty điều hành hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine (GTSOU) tuyên bố sẽ tạm ngừng quá trình trung chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu vào sáng ngày 11/5 theo giờ địa phương.
11/05/2022
Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.
08/05/2022
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022
Đồng rúp của Nga tăng lên mức giá cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong lúc EU đang tính tung gói trừng phạt lần 6 với Nga.
Việc thương thảo thông qua các công ty trung gian tại Kazakhstan về lý thuyết có thể cho phép các nhà bán lẻ Nga giải quyết một số vấn đề do các lệnh trừng phạt gây ra, như thanh toán bằng ngoại tệ.
04/05/2022
Công ty nghiên cứu độc lập Rystad Energy có trụ sở chính tại thủ đô Oslo (Na Uy) cho biết ngân sách nhà nước Nga sẽ thu được nhiều thuế hơn 45% so với năm 2021 nhờ lĩnh vực dầu mỏ.
03/05/2022