Vietnews.ru
Kinh tế

Vì sao Trung Quốc phải mua khí của Nga với giá cao gấp đôi thị trường châu Âu?

07/05/2020 (Đọc 5 phút)


Trung Quốc đang trả giá cao cho khí đốt tự nhiên từ đường ống Power of Siberia mới khai trương của Nga tại thời điểm đại dịch Covid-19 đã đẩy giá một số loại năng lượng xuống mức thấp lịch sử.

vi sao trung quoc phai mua khi cua nga voi gia cao gap doi thi truong chau au
Đường ống Power of Siberia 

Mới đây, hãng tin Interfax báo cáo rằng giá khí đốt trung bình từ đường ống Power of Siberia dài 3.000 km đã đạt mức 203 USD (1.437 nhân dân tệ) trên mỗi nghìn mét khối khí vào tháng 1 và tháng 2/2020, dựa trên tính toán của Nga và dữ liệu hải quan của Trung Quốc.

Với mức giá đó, Gazprom đã buộc Trung Quốc phải trả giá cao gấp đôi so với giá được bán cho khách hàng châu Âu, theo nhận xét của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người từ lâu luôn đòi Moscow giảm giá khí đốt cho quốc gia của mình.

"Hôm nay, ở châu Âu, Nga bán khí đốt tự nhiên với giá 80 đô la, không quá 90 đô la/1.000 m3 và chúng tôi phải trả 127 đô la", Interfax dẫn lời ông Lukashenko phát biểu trên hãng thông tấn nhà nước BelTA.

Sự chênh lệch về giá cho thấy sự khác biệt về các hoạt động định giá của Gazprom và chi phí so sánh mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã phải trả cho khí đốt từ dự án đường ống của Nga vào thời điểm thị trường toàn cầu căng thẳng do đại dịch và do cuộc chiến giá dầu giữa Ả Rập Saudi và Nga.

Tại buổi thuyết trình với các nhà đầu tư vào tháng 2/2020, Giám đốc điều hành phụ trách xuất khẩu của Gazprom, Elena Burmistrova đã từ chối giải thích tại sao giá khí đốt bán cho Trung Quốc cao như vậy.

"Chúng tôi thường được hỏi về giá gas được ghi trong hợp đồng giữa Gazprom và CNPC. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tiết lộ các thông số về giá, vì các điều khoản của hợp đồng quy định rằng đây là bí mật thương mại", Burmistrova nói.

Xuất khẩu của Gazprom sang phía tây, ngoại trừ Belarus, có giá 168 đô la vào tháng 1/2020 và 145 đô la/1.000 m3 vào tháng 2.

vi sao trung quoc phai mua khi cua nga voi gia cao gap doi thi truong chau au

Trong tháng này, giá khí đốt tại thị trường châu Âu đã giảm hơn nữa.

Vào ngày 22/4, giá khí giao ngay tại Anh đã giảm xuống còn 45,65 đô la/1.000 m3, rẻ hơn gần 30% so với giá tại các khu vực phía tây bên trong Liên bang Nga, Cơ quan Thông tấn Turan của Azerbaijan cho biết.

Mới gần đây vào tháng 2, Gazprom còn dự kiến ​​sẽ bán khí đốt ở châu Âu với giá 175-185 đô la/1.000 m3, Newsbase Daily News đưa tin trong tuần này.

Giá khí của Gazprom cho cả châu Âu và Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm vì cả hai đều được liên kết với giá của các sản phẩm dầu với thời gian trễ để điều chỉnh, trong trường hợp của Trung Quốc được cho là 9 tháng.

Trong khi các điều khoản hợp đồng, giá khí khởi điểm bán cho Trung Quốc trước khi điều chỉnh được cho là cao hơn đáng kể.

Giá khí khởi điểm cho Trung Quốc là mức giá cuối cùng trong các cuộc đàm phán về việc xây dựng dự án Power of Siberia trị giá 55 tỷ USD, bắt đầu cung cấp vào tháng 12/2019.

Việc mặc cả về giá khởi điểm kéo dài ít nhất 3 năm.

Việc khai trương đường ống này đã gặp phải trở ngại lớn, chủ yếu là kết quả của cuộc khủng hoảng Covid-19.

Chuyến giao hàng đầu tiên của Gazprom cho Trung Quốc qua Power of Siberia vào ngày 2/12/2019 đã nhanh chóng được PetroChina báo cáo cho công ty mẹ CNPC. Tập đoàn này sau đó đã gửi thông báo bất khả kháng cho các nhà cung cấp khí đốt, kêu gọi đình chỉ nhập khẩu do nhu cầu ở Trung Quốc giảm mạnh vì dịch Covid-19.

Đầu tháng 3, Gazprom từ chối nhận thông báo, nhưng 5 ngày sau, công ty cho biết họ sẽ ngừng hoạt động Power of Siberia để "bảo trì định kỳ" trong phần còn lại của tháng.

Vào ngày 17/4, một sự phức tạp hơn nữa đã xuất hiện với thông báo kiểm dịch tại mỏ khí Chayanda, nguồn tài nguyên chính cho đường ống Power of Siberia, do sự bùng phát Covid-19.

Power of Siberia có kế hoạch tăng cường xuất khẩu từ 5 tỷ m3 trong năm nay lên mức 38 triệu m3 hàng năm vào năm 2024, đã phải đối mặt với những lo ngại sau khi Trung Quốc giảm tốc độ chuyển đổi than sang khí đốt dưới áp lực kinh tế.

Nhưng trong khi các công ty dầu khí quốc tế đang cắt giảm đầu tư và tạm dừng các dự án trên khắp thế giới, Gazprom dường như cố gắng tăng cường cam kết với Trung Quốc.

Trong những ngày gần đây, các quan chức Gazprom đã xem xét nâng cao sản xuất của mỏ dầu khí Kovykta ở Siberia, nguồn tài nguyên thứ hai cho đường ống, trong bối cảnh các cuộc thảo luận về việc thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc thêm 5-10 triệu m3 mỗi năm, Interfax cho biết vào tuần trước.

Vào tháng 3/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã phê duyệt tiến bộ lập kế hoạch cho dự án đường ống "Sức mạnh Siberia 2" qua Mông Cổ đến giai đoạn "tiền khả khi". Power of Siberia 2 có công suất lên tới 50 triệu m3 khí mỗi năm.

Theo Petrotimes.vn


Tags: Nga-Trung Quốc, khí đốt,
#khí đốt #Nga-Trung Quốc


TIN LIÊN QUAN

Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.

Kinh tế,

27/04/2022

Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.

Kinh tế,

26/04/2022

Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.

Kinh tế,

26/04/2022

Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.

Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.

Kinh tế,

26/04/2022

Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế,

26/04/2022

Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.

Kinh tế,

24/04/2022

Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.

Kinh tế,

23/04/2022

Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.

Kinh tế,

22/04/2022

Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.

Kinh tế,

22/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022