Mỏ vàng châu Phi: Tỷ phú Nga thua công ty Trung Quốc
Tỷ phú Nga bỏ cuộc trước Công ty khai thác vàng Sơn Đông Trung Quốc trong tranh giành sở hữu mỏ vàng châu Phi.
Giành quyền sở hữu và khai thác các mỏ vàng ở châu Phi được cho là một hướng đi mà các tỷ phú ở Nga hay ở cả Trung Quốc đều hướng tới.
Công ty Cardinal Resources của Úc đã từng khai thác mỏ vàng Namdini, Ghana. |
Mỏ vàng Namdini, nằm ở phía bắc xa xôi của đất nước Ghana dồi dào vàng hiện đã chứng kiến cuộc chiến giành quyền kiểm soát một cách mạnh mẽ từ các vị tỷ phú Nga và Trung Quốc, cụ thể là công ty Nordgold của Tỷ phú Nga Alexey Mordashov có trụ sở chính lại London với Công ty khai thác vàng Sơn Đông lớn thứ 2 ở Trung Quốc.
Mỏ vàng Namdini chứa ít nhất 5,1 triệu ounce vàng (khoảng 160 nghìn kg vàng). Con số này đủ để duy trì sản xuất trong 15 năm với sản lượng khoảng 360.000 ounce/năm.
Trong khi đó, giá vàng vẫn liên tục tăng và vượt qua mức 1.800 USD/ounce trong thời gian qua. Với tổng chi phí xây dựng khoảng 390 triệu USD, việc khai thác vàng ở Namdini sẽ hoàn vốn chỉ sau chưa đầy 12 tháng.
Ban đầu, mỏ vàng đang được khai thác bởi công ty Cardinal Resources của Úc.
Từ đầu năm 2020, doanh nghiệp Nordgold của tỷ phú người Nga Alexey Mordashov đã mua 19,9% cổ phần của công ty Úc sau đó đưa ra lời đề nghị tiếp quản bằng cách mua hết phần còn lại với giá 33,3 cent/cổ phiếu.
Tỷ phú ngành thép người Nga Alexey Mordashov |
Đề xuất này của tỷ phú người Nga đã đe doạ mối quan hệ thân thiết của công ty Úc với nhà sản xuất vàng lớn thứ hai của Trung Quốc là Shandong Gold, khiến Shandong phải đưa ra đề nghị với giá 42 cent/cổ phiếu hồi tháng 6. Sau đó, tỷ phú Mordashov đã tiếp tục thúc đẩy cuộc chiến này khi nâng giá mua của mình lên 46 cent/cổ phiếu.
Trong 5 tháng vừa qua, Nordgold và Shandong liên tục đấu thầu khiến giá cổ phiếu được đẩy lên 237% so với ban đầu, ở mức 83 cent/cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư khác cho rằng cuộc chiến này sẽ còn tiếp tục khiến giá cổ phiếu càng được đẩy lên cao hơn.
Quả nhiên, tháng trước, một trong những công ty khai thác vàng lớn nhất của Ghana, Engineers & Planners thuộc sở hữu của ông Ibrahim Mahama, anh trai của cựu Tổng thống John Mahama, đã bắt đầu tham gia vào cuộc đua.
Engineers & Planners đã đề nghị giá 75 cent/cổ phiếu, biến cuộc tranh giành mỏ vàng thành của 3 bên.
Cách đây 2 ngày, Công ty Sơn Đông Trung Quốc đã đề nghị mức 80 cent/cổ phiếu, vượt mức mà Engineers & Planners đề xuất.
Sau đó, Dongshan, công ty khai thác vàng của Trung Quốc có trụ sở ở Dubai (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất) đã đề nghị mức cổ phiếu lên tới 90 cent/cổ phiếu. Dongshan cho biết mục tiêu của họ là phát triển các dự án khai thác ở một số quốc gia, đặc biệt là ở châu Phi.
Điều đáng chú ý là trong lúc cuộc đua đang ngày càng trỏ nên khốc liệt thì tỷ phú Nga đã lặng lẽ rời đi.
Tỷ phú Nga có khối tài sản được Forbes định giá 22,6 tỷ USD, đã bất ngờ tuyên bố rời khỏi cuộc đua này dù chính phủ Ghana đã phê duyệt Nordgold là chủ sở hữu mới của công ty khai thác mỏ này.
Tỷ phú Nga rời đi lặng lẽ giữa lúc cuộc chiến giành quyền kiểm soát mỏ vàng đang nóng bỏng. |
Đại diện phía công ty Nordgold, CEO Nikolai Zelenski, cho biết: "Con số đấu thầu hiện nay đã vượt quá mức dự án ban đầu của chúng tôi. Trong quá trình cạnh tranh, Nordgold cũng đã thu được khoản lợi nhuận đáng kể từ sự đầu tư đúng đắn của mình. Đây là quyết định khôn ngoan lúc này".
Nhiều chuyên gia phân tích tài chính dự đoán, tuy không thành công trong việc tranh giành quyền kiểm soát mỏ vàng này, Tỷ phú Alexey Mordashov người Nga vẫn thu về một khoản lợi nhuận lên tới 1 tỷ USD.
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.
08/05/2022
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022
Đồng rúp của Nga tăng lên mức giá cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong lúc EU đang tính tung gói trừng phạt lần 6 với Nga.
Việc thương thảo thông qua các công ty trung gian tại Kazakhstan về lý thuyết có thể cho phép các nhà bán lẻ Nga giải quyết một số vấn đề do các lệnh trừng phạt gây ra, như thanh toán bằng ngoại tệ.
04/05/2022
Công ty nghiên cứu độc lập Rystad Energy có trụ sở chính tại thủ đô Oslo (Na Uy) cho biết ngân sách nhà nước Nga sẽ thu được nhiều thuế hơn 45% so với năm 2021 nhờ lĩnh vực dầu mỏ.
03/05/2022
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
28/04/2022