Chuyên gia Nga bàn về sự phục hồi bí ẩn của đồng rúp
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
Trong cuộc phỏng vấn với đài RT đăng tải ngày 7-5, ông Kopylov cho biết phương Tây không còn nghĩa vụ đối với Nga sau khi đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương nước này.
“Đây là sự bãi bỏ (giống như sự hủy bỏ văn hóa) các quy tắc quan hệ tài chính quốc tế dựa trên mức hoán đổi tổng lợi tức toàn cầu, tái phân bổ rủi ro, đảm bảo quyền sở hữu tài sản và phân phối quyền sở hữu" - ông Kopylov nói.
Những quy tắc trên giúp xác định tỉ giá hối đoái của đồng rúp trước đây cũng như các phương pháp tiếp cận để thiết lập nó. Tuy nhiên, những quy tắc này “hiện không còn được áp dụng nữa”.
Ông Kopylov giải thích việc đồng rúp mạnh lên hoàn toàn dựa vào xuất khẩu và nhập khẩu. Giá trị của đồng rúp bây giờ được xác định theo sức mua tương đương (PPP). Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính PPP của đồng nội tệ Nga là 29,127 rúp/1 USD vào cuối năm 2021.
Ông Kopylov cũng lưu ý trước khi Nga bị phương Tây trừng phạt do mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine từ hôm 24-2, sự suy yếu của đồng rúp một phần là do tác động bởi dòng vốn chảy ra. Năm 2021, xuất khẩu ròng của Nga lên tới 122 tỉ USD. Số tiền thu được từ ngoại hối đó được Moscow sử dụng để mua tài sản nước ngoài.
Vào thời điểm lệnh trừng phạt có hiệu lực, dòng vốn kể trên trở nên bất khả thi. Do vậy, ông Kopylov cho biết số tiền 58 tỉ USD mà nền kinh tế Nga nhận được trong quý I/2022 đã "gây áp lực" lên sự tăng giá của đồng rúp.
"Đánh giá của các chuyên gia cho thấy trong những điều kiện này, đồng rúp có thể mạnh lên ở mức 45-50 rúp mua 1 USD nếu không có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ” - ông Kopylov đưa ra kết luận.
Sau khi mất gần một nửa giá trị hồi tháng 3 năm nay do lệnh trừng phạt của phương Tây, đồng rúp hồi phục bất ngờ, có thời điểm tăng lên mức chưa từng thấy trong hơn 2 năm qua.
Tính đến hôm 6-5, đồng rúp giao dịch ở mức 69 rúp đổi 1 USD.
Theo: NLĐ
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/chuyen-gia-nga-ban-ve-su-phuc-hoi-bi-an-cua-dong-rup-20220507190213757.htmTIN LIÊN QUAN
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022