Nhà văn trẻ gốc Việt thành công ở Bắc Âu
Hôm thứ Năm (10/3) vừa rồi, tác giả Quynh Tran (Trần Quỳnh, người Phần Lan gốc Việt) đã giành được Debutant Prize 2022 (giải thưởng “Tiểu thuyết đầu tay”) của nhật báo Boras (Thụy Điển), trị giá 150.000 kronor Thụy Điển (tương đương 14.000 euro và tương đương 350 triệu đồng VN) - cho cuốn tiểu thuyết “Skugga och svalka/ U ám và lạnh lẽo”, được xuất bản vào mùa thu năm ngoái 2021.
Ban giám khảo Debutant Prize 2022 - bao gồm Aase Berg (nhà thơ, nhà phê bình văn học), Bjorn Kohlstrom (tác giả, nhà phê bình văn học) và Linnéa Lindskold (PGS, giảng viên cao cấp, nhà nghiên cứu văn hóa-văn học tại Đại học Boras-Thụy Điển) - đánh giá: “Đó là cuốn tiểu thuyết sáng tạo, sáng tạo ra sự nhẹ nhàng lãng mạn trong cuộc sống chật hẹp và khó khăn”.
Đoạt nhiều giải thưởng danh giá khác
Mùa thu năm 2021, tiểu thuyết này của Trần Quỳnh cũng đã nhận được Giải thưởng Văn học Yle 2021 (Phần Lan) cho hạng mục ngôn ngữ Thụy Điển; và đầu tháng 2 năm 2022, được trao Giải thưởng Runeberg 2022 (Phần Lan) danh giá; và Giải thưởng Hiệp hội Văn học tiếng Thụy Điển (Phần Lan) từ Quỹ Ina Rosqvist.
Được tác giả viết bằng tiếng Thụy Điển (xuất bản ở Thụy Điển vào năm 2021), tác phẩm đã làm hài lòng Ban Giám khảo Giải thưởng Runeberg 2022 bằng câu chuyện giàu hình ảnh và ngôn ngữ độc đáo. Phần đánh giá của Ban Giám khảo đã mô tả cuốn tiểu thuyết như sau:
“Cuốn tiểu thuyết của Trần Quỳnh không trình bày hoặc đưa ra những lời giải thích có sẵn mà để người đọc tự tạo ra những cách hiểu và cảm nhận của riêng họ. Cuốn tiểu thuyết này là một bổ sung mới mẻ cho văn học Phần Lan - một tổng thể vững vàng và đẹp đẽ”.
Tác phẩm đã được xuất bản ở Thụy Điển (NXB Norstedts forlag) vào năm 2021, đã được dịch sang tiếng Phần Lan; và cũng sẽ được xuất bản ở Na Uy và Đan Mạch trong năm 2022.
Không muốn nói nhiều về xuất thân
Bối cảnh và các sự kiện của cuốn tiểu thuyết đầu tay này diễn ra ở Thị trấn Pietarsaari (Phần Lan). “U ám và lạnh lẽo” kể về câu chuyện của một gia đình ba người, gồm mẹ (người dẫn chuyện gọi là Má - viết bằng tiếng Việt), anh cả Hiếu và cậu em trai là nhân vật dẫn chuyện. Người cha không được nhắc đến.
Trần Quỳnh nói rằng gia đình trong câu chuyện là hư cấu. Nó không liên quan gì đến gia đình thời thơ ấu của chính mình. Nói chung, anh không muốn nói nhiều về xuất thân của bản thân và công việc chuyên gia tâm lý của mình.
Quỳnh cho biết, anh nghĩ “U ám và lạnh lẽo” không phải là một cuốn tiểu thuyết dành cho tất cả mọi người. Nên sự công nhận như việc được đề cử và thắng Giải thưởng Runeberg dành cho văn học, làm anh cảm thấy rất hạnh phúc.
Trần Quỳnh, hiện sống ở Malmo (Thụy Điển), cho rằng trải nghiệm và cảm nhận của người đọc là khác nhau, tùy thuộc vào việc họ là người Phần Lan gốc Thụy Điển, là người Phần Lan hay là người Thụy Điển.
Về sự khác biệt trong việc tiếp nhận tiểu thuyết giữa các nước, Quỳnh kể:
- Ở Phần Lan, tôi được coi là “người Việt Nam” của văn học Phần Lan, và điều này có thể đúng như vậy, nhưng nếu nhìn nhận theo quan điểm xã hội học thì có lẽ thú vị hơn nhiều. Ngược lại, ở Thụy Điển, người ta ít chú ý đến vấn đề này, có lẽ vì những lý do tự nhiên của riêng nó.
Anh không sẵn sàng đặt mình vào lĩnh vực văn học với tư cách là một người Việt Nam, người Phần Lan, người Phần Lan gốc Thụy Điển, người Thụy Điển hay một tác giả có nguồn gốc nhập cư:
- Một mặt, đó là về danh tính của tôi; mặt khác, tiểu thuyết của tôi được đánh giá, phân loại như thế nào trong lĩnh vực văn học. Vấn đề đầu tiên, theo quan điểm của tôi, thì không liên quan và quá phức tạp, trong khi vấn đề thứ hai lại nằm ngoài quyết định của tôi.
Về nhà văn Trần Quỳnh: Anh sinh năm 1989 và lớn lên tại thị trấn Pietarsaari (gọi theo tiếng Phần Lan/ Jakobstad theo tiếng Thụy Điển) thuộc vùng Ostrobothnia (Phần Lan)- cũng là bối cảnh của tiểu thuyết. Cha mẹ anh chuyển đến Phần Lan vào năm 1989, cùng năm mà Quỳnh ra đời. Anh chuyển đến học đại học và sống ở Malmo (Thụy Điển) đã gần 10 năm, hiện làm việc trong lĩnh vực tâm lý học. Anh có gốc gác Việt Nam. Cha mẹ anh chuyển đến Phần Lan vào năm 1989, cùng năm mà Quỳnh ra đời. Nên anh sống ở thị trấn Pietarsaari (khu vực nói tiếng Thụy Điển, thuộc Phần Lan) trong suốt thời thơ ấu và thanh niên của mình.
Buộc phải đọc “giữa hai dòng chữ”
“U ám và lạnh lẽo” là cuốn tiểu thuyết đầu tay có chất lượng đặc biệt. Cuốn sách mô tả bầu không khí và hình ảnh đẹp như tranh vẽ về gia đình, đặc trưng bởi sự hiện diện mạnh mẽ. Người kể chuyện là người em trai đang học tiểu học, quan sát và mô tả cuộc sống hằng ngày trong một gia đình tị nạn Việt Nam sống tại thành phố Ostrobothnian. Gia đình gồm có mẹ và hai cậu con trai. Họ có những sở thích giống nhau mặc dù họ nghĩ khác nhau về hạnh phúc, về thành công và về cuộc sống nói chung. Người mẹ mơ về tiền, anh trai Hiếu mơ các thiếu nữ, trong khi cậu út mải mê học hành. Cả ba người sống cùng nhau tạo nên một gia đình, nhưng tâm hồn thì xa cách.
Một trong những điểm hấp dẫn của truyện là sự pha trộn giữa sự thật, tưởng tượng và cách nhìn nhận từ góc nhìn non nớt, hạn hẹp của một đứa trẻ. Buộc người đọc phải đọc cả những phần “giữa hai dòng chữ” và tự khám phá những “bóng tối” của câu chuyện. Cách viết theo chủ nghĩa hiện đại của Trần Quỳnh khác biệt với truyền thống văn học hiện thực Phần Lan, nó gần với văn học Pháp hơn.
Trải nghiệm của một đứa trẻ tiểu học được mô tả theo cách không đơn giản và cũng không ngây thơ. Bản thân các quan sát là từ quan điểm của trẻ em, nhưng chúng kết hợp với vị trí của người lớn, cho phép chuyển động trên một cung thời gian và không gian lớn hơn. Những mô tả bao quát nhưng đồng thời cũng rất cụ thể chi tiết và có sức lôi cuốn, khiến người ta liên tưởng đến những bức ảnh chụp phong cảnh thời thơ ấu bị cớm nắng. Một gia đình gốc Việt Nam ở một thị trấn nhỏ của Phần Lan (thuộc khu vực nói tiếng Thụy Điển), cụ thể hơn là ở Pietarsaari (Vùng Ostrobothnia - Phần Lan) cùng những mối quan hệ gia đình và những nỗi đau ngày càng lớn, rồi cãi vã do khác biệt cảm nhận và trình độ văn hóa, cảm giác xa lạ, ước mơ và tìm kiếm chỗ đứng cho riêng mình.
Cộng đồng Việt Nam cũng được miêu tả sâu đậm.
- Pietarsaari đã và vẫn còn nhiều người Việt Nam là dân tị nạn trong quá khứ - Quỳnh nói.
Bối cảnh của truyện bắt đầu vào ra một năm không xác định của thiên niên kỷ trước, tại một thành phố ven biển không xác định của Phần Lan. Một gia đình Việt Nam - một người mẹ và hai người con trai - mới đến sống ở đó. Họ đang cố gắng vươn lên trong một đất nước mới mẻ, và họ hoàn toàn không hiểu mọi thứ ở đây.
Các sự kiện được nhìn qua con mắt của người em trai, một cậu bé. Cậu nhìn người khác và xung quanh từ góc nhìn của riêng mình. Dòng thời gian của câu chuyện có hình elip, với mỗi chương đi về phía trước một chút - một tháng, đôi khi một năm - và đôi khi quay ngược lại.
Văn hào JL Runeberg cũng sinh ra ở Pietarsaari. Trước khi theo học tâm lý học, Tran đã học 2 năm tại Trường Dân gian Bắc Âu thuộc Đại học Biskop Arno gần Stockholm (Thụy Điển) vào năm 2018 - là bước ngoặt cho tương lai của Quỳnh.
Người mẹ đơn thân của gia đình (Má) kiếm tiền bằng cách làm mọi việc vất vả từ giặt là cho đến tự thuê video có phụ đề tiếng Việt để chiếu rồi thu tiền vé - nuôi sống gia đình. Ban đầu, gia đình được hỗ trợ bởi nhân viên xã hội Gunnel. Sau khi Gunnel giới thiệu với gia đình về thú vui hái quả việt quất của người Phần Lan, thì cả gia đình thì coi đó như việc kiếm tiền hiệu quả, bèn đi bộ qua rừng để hái trong một tuần và ngủ trong xe hơi.
Người dẫn chuyện - cậu em trai- kể và mô tả về các sự kiện. Bản thân cậu không tham gia hái quả mà sống trong sự đùm bọc của người thân. Mô tả xen lẫn với những nỗi lo lắng cho mẹ và anh của cậu về chuyến đi hái quả chín- một phần do nghe kể, một phần là tưởng tượng của riêng bản thân.
Đối tượng quan tâm lớn nhất của cậu em nhỏ là anh trai Hiếu đang ở độ tuổi nổi loạn, hoàn toàn trái ngược với hình ảnh chăm chỉ khi chưa tốt nghiệp trường phổ thông. Hiếu không thể hành xử tự nhiên trong tiếp xúc, quan hệ với các cô gái, có lần đánh bạn gái mà chính quyền phải can thiệp. Tình huống không được giải thích chính xác cho người đọc, và trong gia đình cũng không có cuộc nói chuyện công khai nào về vấn đề đáng xấu hổ đó. n
Có hai ngôn ngữ chính thức ở Phần Lan: tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển. Khoảng 87% người Phần Lan dùng tiếng Phần Lan như tiếng mẹ đẻ. Khoảng 5% người Phần Lan nói tiếng Thụy Điển như tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ Thụy Điển được dùng rộng rãi nhất ở các vùng bờ biển phía tây và phía nam của Phần Lan.
NGUYỄN QUỐC (dịch & biên soạn) / Tien Phong
TIN LIÊN QUAN
Hôm thứ Năm (10/3) vừa rồi, tác giả Quynh Tran (Trần Quỳnh, người Phần Lan gốc Việt) đã giành được Debutant Prize 2022 (giải thưởng “Tiểu thuyết đầu tay”) của nhật báo Boras (Thụy Điển), trị giá 150.000 kronor Thụy Điển (tương đương 14.000 euro và tương đương 350 triệu đồng VN) - cho cuốn tiểu thuyết “Skugga och svalka/ U ám và lạnh lẽo”, được xuất bản vào mùa thu năm ngoái 2021.
13/03/2022
Khoảng 800 người Việt từ Ukraine đã sơ tán sang Romania, con số thực tế có thể cao hơn do nhiều người không liên lạc với sứ quán hay các hội nhóm.
06/03/2022
Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT khiến nhiều người băn khoăn chuyển tiền qua ngân hàng từ Nga về Việt Nam và ngược lại có khó khăn?
03/03/2022
Vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước, khi xứ Đông Dương xa xôi vẫn còn là thuộc địa Pháp, những người Việt Nam đầu tiên đã đến với nước Nga Xô Viết, vào nhập học tại Trường Đại học Cộng sản dành cho những người lao động phương Đông (KUTV).
06/11/2021
Nhờ những nỗ lực suốt 12 năm qua, Ninh Đức Hoàng Long được bầu chọn vào danh sách 30 Under 30 của Forbes Việt Nam và được Tổng thống Hungary đặc cách cấp quốc tịch.
31/03/2021
Tyler Nguyen, cậu bé gốc Việt 11 tuổi đến từ Herndon, Virginia (Mỹ), đã trở thành ứng viên nhỏ tuổi nhất tham gia thi đấu cùng những người trưởng thành trong chương trình truyền hình BattleBots nổi tiếng nước Mỹ.
26/02/2021
Ca sĩ Đoan Trường nhớ lần đầu đặt chân tới xứ bạch dương 33 năm trước và những kỷ niệm trong 8 năm sống ở Nga.
“Bà Liên Xô” là tên gọi mà bạn bè, đồng nghiệp dành cho PGS, TSKH Nguyễn Tuyết Minh, người đã trải qua 80 mùa xuân của cuộc đời nhưng có tới 65 năm dành để học tập, giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành Nga học.
Tiến sĩ Ngô Như Bình chia sẻ về cơ duyên đến với Đại học Harvard và hành trình gần 30 năm đưa tiếng Việt, văn hóa Việt vào giảng dạy tại đại học danh giá hàng đầu thế giới.
05/06/2020