Những căn cứ quân sự Nga để mất trong 20 năm qua
Nga đang lấy lại ảnh hưởng đã qua, nhưng nước Nga đã mất những gì?
Xin giới thiệu bài báo với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga Dmitry Kokko (thay lời giới thiệu). Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” Nga ngày 18/11/2020.
Trên ảnh: bên trong căn cứ quân sự số 12 của Nga. Đến ngày 10/9 (2005), Nga cam kết rút 40 xe tăng khỏi các căn cứ quân sự của mình trên lãnh thổ Gruzia (Georgia), Năm 2005 (Ảnh: Seyran / TASS) |
Tổng thống Vladimir Putin mới ký phê duyệt thỏa thuận thành lập một trung tâm đảm bảo vật chất- kỹ thuật cho Hải quân Nga tại Cộng hòa Sudan.
Theo nhận định của tờ Financial Times thì với thỏa thuận trên, Nga đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng địa chính trị của mình trên lục địa Châu Phi và sự hiện diện của Hải quân Nga trên Biển Đỏ, Vịnh Aden và Ấn Độ Dương.
Theo thỏa thuận đã được hai bên thống nhất sơ bộ, Cộng hòa Sudan sẽ dành cho Nga một khu đất để làm trung tâm logistics hải quân trong thời hạn 25 năm và có khả năng gia hạn thêm 10 năm.
Khu đất này sẽ được Sudan cho Nga sử dụng miễn phí và Nga cũng có thể đưa đến trung tâm trên các loại vũ khí, đạn dược và trang thiết bị kỹ thuật quân sự của mình qua các sân bay và hải cảng đang hoạt động của nước cộng hòa này.
Đổi lại, như tờ “Kommersant” (Nga) cho biết, chính quyền nước cộng hòa Sudan hy vọng Nga sẽ giúp cải thiện năng lực quốc phòng của mình.
Đồng thời, thỏa thuận cũng đề cập tới việc cảng Port Sudan có thể cho phép 4 tàu chiến Nga, kể cả tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân neo đậu cùng lúc, - ngoài ra, tại trung tâm này có thể bố trí tới 300 quân nhân hoặc nhân viên dân sự Nga.
Trong những năm gần đây, Nga đẩy mạnh quan hệ với các nước Châu Phi và tăng khối lượng xuất khẩu vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự sang khu vực này.
Căn cứ tại cảng Sudan nói trên sẽ là một bàn đạp của Hải quân Nga ở khu vực Biển Đỏ và Ấn Độ Dương, nơi có các tuyến hàng hải thương mại giữa Châu Âu và Châu Á đi qua.
Ngoài ra, như tờ Financial Times viết, Nga còn nhắm đến việc thành lập các xí nghiệp chuyên ngành cho các tập đoàn nhà nước của Nga, - các xí nghiệp khai thác bauxite ở Guinea, các dự án khai thác dầu ở Nigeria và khai thác mỏ niken ở Nam Phi.
Để giành quyền kiểm soát khu vực trên, Matxcova sẽ phải cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Căn cứ hải quân Trung Quốc hiện có tại Djibouti, còn căn cứ hải quân Thổ Nhĩ Kỳ - trên lãnh thổ Somalia.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, nếu xét từ góc độ hiện diện quân sự ở nước ngoài, Nga đã mất nhiều hơn được. Chúng tôi (tác giả) xin tổng hợp giới thiệu những căn cứ quân sự lớn nhất của Nga ở nước ngoài bị triệt thoái trong vòng 20 năm qua.
Trạm radar Gabala (Azerbaijan)
Trên ảnh: tòa nhà của trạm (radar Gabala, Azerbaijan, 2007. (Ảnh: AzerTAc) |
Trạm radar Gabala là một bộ phận cấu thành của hệ thống cảnh báo đòn tấn công tên lửa hoạt động từ năm 1985 cho đến năm 2012.
Trạm radar này có chức năng phát hiện và giám sát các vụ phóng tên lửa trên vùng biển Ấn Độ Dương, trên lãnh thổ phần lớn các quốc gia Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc và Australia.
Lý do được đưa ra- các trang thiết bị kỹ thuật của trạm sắp hết tuổi thọ. Tuy nhiên, trạm radar Gabala dừng hoạt động không phải là do các trang thiết bị sắp hết tuổi thọ như đã nói, vì có thể dễ dàng thay thế chúng với chi phí rất rẻ và tuổi thọ của trạm radar có thể tăng thêm tới 10-20 năm nữa mà không cần phải tạm dừng chế độ trực chiến.
Nguyên nhân chủ yếu: đến trước năm 2012, chính quyền Azerbaijan đã thay đổi các điều khoản của hợp đồng cho thuê, đòi tăng giá thuê từ 7 triệu USD/năm lúc đầu lên 15 triệu USD/năm, sau đó nữa- tới 300 triệu USD/năm , và đây là điều không thể chấp nhận được đối với Nga. Năm 2012, mọi trang thiết bị được tháo dỡ và chuyển về Nga.
Trên ảnh: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Grigory Karasin (thứ hai từ trái sang) trong một cuộc họp tại trạm radar Gabala, 2007 (Ảnh: TASS / AzerTAj) |
Gruzia:
Căn cứ quân sự sô137 ở Vaziani
Căn cứ quân sự số 50 ở Gudauta
Căn cứ quân sự số 62 ở Akhalkalaki
Căn cứ quân sự sô 12 ở Batumi
Phía Nga sẵn sàng rút những thiết bị quân sự và vũ khí bố trí tại căn cứ quân sự Nga ở Vaziani (cách thủ đô Tbilisi của Gruzia 30 km) là đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở Châu Âu. Chi phí vận chuyển trang thiết bị kỹ thuật quân sự này từ Gruzia về Nga do Hoa Kỳ và Anh đảm bảo. Phía Gruzia sẽ vận chuyển các lô hàng đến Batumi bằng tàu hỏa, và từ đó sẽ được đưa về lãnh thổ Nga bằng các tàu chiến của Nga. Trên ảnh: bên bản đồ kế hoạch rút quân Nga năm 2000 (Ảnh: Felix Krymsky / TASS) |
Xe tăng Nga tại căn cứ quân sự ở Vaziani (cách thủ đô Tbilisi 30 km), Năm 2000 (Ảnh: Felix Krymsky / TASS) |
Các căn cứ quân sự ở Gruzia được Nga thuê từ năm 1995 với thời hạn 25 năm. Nhưng vào năm 1999, tại Hội nghị thượng đỉnh OSCE tại Istanbul, Nga và Gruzia đã ký một thỏa thuận về việc Nga rút 4 căn cứ quân sự của mình trong năm 2001 theo tinh thần Hiệp ước cắt giảm vũ khí thông thường ở Châu Âu.
Các căn cứ ở Vaziani và Gudauta thực sự đã bị giải thể vào năm 2001, còn các căn cứ ở Batumi và Akhalkalaki tiếp tục hoạt động cho đến năm 2007.
Trên ảnh: Bãi tập kết phương tiện kỹ thuật quân sự tại căn cứ quân sự số 62 của Nga tại Akhalkalaki, Gruzia, năm 2005 (Ảnh: Aleksandr Klimchuk/TASS) |
Trên ảnh: trạm kiểm soát trên lãnh thổ căn cứ quân sự số 62 của Nga ở Akhalkalaki, Gruzia, năm 2005 (Ảnh: Alexander Klimchuk / TASS) |
Kazakhstan:
Sân bay vũ trụ thử nghiệm quốc gia số 5 của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga
Trung đoàn không quân vận tải độc lập (Kostanay)
Trường bắn Emba
Trường bắn "Emba-5" của Nga. Trên ảnh: ăng-ten radar đo xa, Kazakhstan. Tỉnh Aktobe, 1996 (Ảnh: Zinin Vladimir / TASS) |
Trung đoàn không quân vận tải (Kostanay) thực sự hoạt động cho đến năm 2000. Trường bắn thử nghiệm phòng không số 5 của Bộ Quốc phòng LB Nga trong thành phần Sân bay vũ trụ Baikonur ngừng tồn tại vào năm 2010.
Trường bắn Emba được thuê của Kazakhstan sau khi Liên Xô tan rã, nhưng trong những năm gần đây đã không còn được sử dụng – mọi thử nghiệm đều được thực hiện tạiTrường bắn Kapustin Yar ở tỉnh Astrakhan (Nga).
Trên ảnh: phóng tên lửa từ xe chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không “OsaAKM” trên Trường bắn “Emba-5” của Nga tại tỉnh Aktobe, Kazakhstan. Năm 1996 (Ảnh: Vladimir Zinin / TASS) |
Trung tâm vô tuyến điện tử ở Lourdes (Cuba)
Trung tâm này được xây dựng xong vào năm 1967 ở ngoại ô thủ đô Havana Cuba và đóng vai trò chủ chốt trong việc thu thập thông tin tình báo thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Nó cho phép chặn bắt dữ liệu từ các vệ tinh liên lạc của Mỹ, các cáp mặt đất, các thông báo từ trung tâm điều khiển bay của NASA và để nghe trộm các cuộc trao đổi của người Mỹ.
Trung tâm này chấm dửt sự tồn tại vào năm 2002. Tuy nhiên, cùng với sự xấu đi của mối quan hệ Nga-Mỹ, theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, hiện nay (Nga- Cu ba) đang tích cực đàm phán về việc khôi phục lại hoạt động của trung tâm này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro đã cùng đến thăm Trung tâm Vô tuyến điện tử của Bộ Quốc phòng Nga. Trong bài phát biểu trước các quân nhân làm việc trung tâm và gia đình họ, Tổng thống Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của trung tâm như sau. "Những kết quả này không chỉ cần cho quân đội, mà còn cần cho cả giới lãnh đạo chính trị của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nước Nga đang bắt đầu vững vàng và tự tin đứng trên đôi chân của mình”. Trêngảnh: Vladimir Putin (trái) và Fidel Castro với các cháu thiếu nhi con em của các quân nhân thuộc Trung tâm Vô tuyến điện tử. Năm 2000 (Ảnh: Vladimir Rodionov và Sergey Velichkin / TASS). |
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022