Nga: Tàu lặn sâu Mir-1 chạm đáy biển Arctic 4.200 m
Thành tựu này của Nga gây sửng sốt toàn thế giới vì tầm quan trọng của nó được so sánh ngang với việc đưa người lên mặt trăng.
Các hãng tin cho biết, nhiệm vụ chính của tàu lặn sâu Mir-1 là lấy mẫu thực vật và động vật dưới đáy biển Arctic, vẽ bản đồ thềm lục địa, và đặt một bình làm bằng titanium trong có chứa một lá cờ Nga mang tính biểu tượng như là một sự cắm mốc chủ quyền.
Khó nhất của việc lặn sâu là con người và thiết bị phải chịu được áp suất rất lớn. Theo lý thuyết, cứ mỗi độ sâu thêm 10 m nước thì áp suất tăng thêm 1 át-mốt-phe. Như vậy để lặn thành công đến độ sâu 4.200 m, các nhà khoa học Nga phải thắng được áp suất môi trường 420 átmốt-phe.
Để giải quyết được vấn đề này các nhà khoa học Nga phải giải được cả một loạt bài toán về công nghệ, thiết bị, vật liệu, và sức khoẻ con người. Một điều khó khăn nữa là việc lặn sâu thực hiện tại biển Arctic nơi lạnh nhất trái đất, quanh năm nước đóng băng dầy các nhà khoa học phải sử dụng đến tàu phá băng chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Việc cho tàu Mir-1 lặn sâu xuống đến đáy biển đã khó, việc từ đáy biển trở về nổi lên mặt nước còn khó hơn. Vì trên mặt biển Arctic luôn có một lớp băng rất dầy. Nếu việc định hướng không chính xác, khi tàu nổi lên sẽ bị vướng vào đáy những tảng băng và có thể mắc kẹt ở đó vĩnh viễn. Do vậy việc cho tàu Mir-1 nổi lên mặt nước được coi là công đoạn khó khăn nhất và nguy hiểm nhất của toàn bộ quá trình thám hiểm.
Trên mặt biển Arctic, tàu phá băng chạy bằng năng lượng nguyên tử có nhiệm vụ luôn giữ cho một vùng mặt nước không bị đóng băng. Các nhà khoa học điều khiển tàu Mir-1 phải định hướng được chính xác tuyệt đối khi cho tàu nổi lên sao cho đúng vào cái miệng giếng băng.
Để đảm bảo chắc thắng, trước khi tiến hành cho lặn thật, các nhà khoa học Nga đã phải làm thử nhiều lần tại khu vực quần đảo Franz Josef Land.
TIN LIÊN QUAN
Tuyên bố này nhằm bác bỏ thông tin trước đó cho rằng người dùng Google có thể nhìn thấy hình ảnh phân giải cao về các cơ sở quân sự quan trọng của Nga, như kho vũ khí hạt nhân, bãi phóng ICBM, tuần dương hạm Đô đốc Kunetzov...
19/04/2022
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 13-4 thông báo sẽ 'ngừng hợp tác' với Nga trong ba sứ mệnh lên Mặt trăng và sứ mệnh khám phá sao Hỏa ExoMars đã lên kế hoạch trước đó.
14/04/2022
Nga quyết định nối lại chương trình Mặt trăng gắn với việc phóng tổ hợp robot Luna-25, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
13/04/2022
Nhiều dự án khoa học đang được thực hiện tại Nga và có ý nghĩa lớn đối với khoa học thế giới đã bị ngừng trệ vô thời hạn do tác động của cuộc chiến ở Ukraine.
11/04/2022
Ít nhất có ba công ty lớn - Sberbank, Yandex và VK - đang cạnh tranh để tạo ra một giải pháp thay thế cho các cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play, tờ Kommersant trích dẫn các nguồn tin cho biết. Theo công bố, chính phủ Nga vẫn chưa chọn nhà phát triển chính.
08/04/2022
Danh sách được đề xuất có 15 phần, bao gồm các ứng dụng tin nhắn, trình duyệt web, phần mềm chống vi-rút, siêu thị online và dịch vụ taxi.
08/04/2022
Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang gặp khó vì sự thiếu hụt nguồn cung Palladium - thứ kim loại quý hơn vàng từ Nga.
07/04/2022
Với chính sách tách riêng Internet từ giữa những năm 2010 cùng động lực từ xung đột Nga - Ukraine, Nga đang tiến gần hơn đến một mạng Internet nội địa của riêng mình
04/04/2022
Nga khuyến khích người dân sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong nước như một công cụ thay thế cho Instagram, YouTube hay Google Play.
01/04/2022
Không màu mè tươi sáng như Instagram, màu sắc đen trắng chủ đạo của ứng dụng mang lại cho người dùng một cảm giác trầm buồn.
01/04/2022