Vietnews.ru
Kinh tế

Dầu có thể “ế” nhưng cả thế giới đang tranh giành để mua một thứ từ Nga

23/04/2022 (Đọc 5 phút)


Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với công ty khai thác kim cương khổng lồ từ Nga đang gây ra hỗn loạn trong ngành. Các nhà kinh doanh và nhà sản xuất phải tìm kiếm các giải pháp để tiếp tục khai thác một trong những nguồn đá quý chính của thế giới.

Theo nguồn thạo tin, người mua trên khắp các trung tâm thương mại lớn ở Antwerp, Dubai và các trung tâm sản xuất lớn ở Ấn Độ đã dành hai tuần qua để tham khảo ý kiến các luật sư. Họ muốn xác định nội dung các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Alrosa PJSC và cách để họ có thể tiếp tục mua kim cương.

Trong khi đó, kim cương của Nga đã không còn được chuyển đến Surat, Ấn Độ, trung tâm chế tác kim cương của thế giới. Các ngân hàng Ấn Độ không thể hoặc không muốn xử lý các khoản thanh toán.

Một phái đoàn của Alrosa đã đến thăm Ấn Độ vào đầu tuần này và tổ chức các cuộc họp với khách hàng và các nhóm thương mại để thảo luận về cách tạo thuận lợi cho việc mua bán kim cương. Sự gián đoạn đã tác động đến giá kim cương khi những viên đá nhỏ hơn mà Alrosa chuyên sản xuất đã bắt đầu tăng giá trong tuần qua.

Công ty Alrosa được nhà nước kiểm soát hiệu quả. Chính phủ liên bang sở hữu 33% và chính quyền địa phương nắm giữ 25%. Mất nguồn cung trong một thời gian dài hơn sẽ là cơn địa chấn đối với thế giới kim cương. Công ty của Nga chiếm khoảng 1/3 nguồn cung đá quý thô toàn cầu, tương đương với công ty độc quyền cho đến đầu thế kỷ này là De Beers.

Alrosa đã lên kế hoạch tổ chức đợt bán tiếp theo vào tuần tới. Đây là 1 trong 10 đợt bán mà công ty tổ chức hàng năm. Nhưng không chắc Alrosa có thể bán được viên kim cương nào vì các ngân hàng không thể xử lý thanh toán.

Theo nguồn thạo tin, mặc dù các chính phủ phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga và các công ty lũ lượt rút khỏi nước này, nhiều công ty trong ngành kim cương Ấn Độ vẫn muốn tiếp tục mua.

Các công ty kim hoàn tên tuổi của Mỹ là Tiffany & Co. và Signet Jewelers Ltd. cho biết họ sẽ ngừng mua kim cương mới được khai thác ở Nga. Song, các nhà bán lẻ ở những nơi như Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông đã không làm như vậy.

Các cuộc họp của Alrosa ở Ấn Độ trong tuần này bao gồm các cuộc thảo luận về cách cho phép các nhà sản xuất và thương nhân Ấn Độ thanh toán cho kim cương của Alrosa.

Cuộc thảo luận bao gồm việc thanh toán bằng đồng rúp hoặc rupee, nhưng không có thoả thuận chắc chắn nào được thực hiện. Bất kỳ thoả thuận nào cũng sẽ cần đến sự hỗ trợ từ chính phủ Ấn Độ, vốn không tham gia vào các cuộc họp.

Alrosa đã từ chối đưa ra bình luận.

Nhà khai thác kim cương khổng lồ Alrosa có thể tìm đến một lựa chọn thay thế là bán đá quý của mình cho chính phủ Nga, như đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Bộ Tài chính Nga cũng từ chối đưa ra bình luận.

Ngành công nghiệp toàn cầu đã cảm nhận được sự gián đoạn xung quanh kim cương của Nga. Ngành này vốn đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đá thô trước cả khi chiến sự tại Ukraine bùng nổ.

Giá kim cương thô trong năm qua đã tăng khi người tiêu dùng Mỹ, thị trường quan trọng nhất, đã mua trang sức với số lượng kỷ lục. Điều đó đã tạo ra sự bùng nổ cho các công ty kinh doanh, chế tác và sản xuất kim cương.

Giá kim cương thô bắt đầu giảm từ tháng trước do lo ngại lạm phát bắt đầu ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, giá các loại đá nhỏ hơn đang tăng trở lại do hoạt động buôn bán tìm kiếm sự đảm bảo nguồn cung./.

http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/dau-co-the-e-nhung-ca-the-gioi-dang-tranh-gianh-de-mua-mot-thu-tu-nga-42022234102937987.htm


Tags: Dầu có thể “ế” nhưng cả thế giới đang tranh giành để mua một thứ từ Nga
#kim cương


TIN LIÊN QUAN

Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.

Kinh tế,

23/04/2022

Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.

Kinh tế,

22/04/2022

Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.

Kinh tế,

22/04/2022

Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.

Kinh tế,

22/04/2022

Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.

Kinh tế,

22/04/2022

Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.

Kinh tế,

22/04/2022

Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.

Kinh tế,

21/04/2022

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Kinh tế,

21/04/2022

Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.

Kinh tế,

20/04/2022

Trong vòng 7 ngày giữa tháng 4, dòng chảy xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga đã giảm 1/4.

Kinh tế,

20/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022