Đức nêu lý do phản đối cấm vận khí đốt Nga

Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.
Cấm vận khí đốt Nga sẽ làm mất hàng triệu việc làm, gây tổn hại cho nền kinh tế Đức, khiến Berlin gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hỗ trợ tài chính cho Ukraine cũng như các nỗ lực tái thiết sau xung đột, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh.
“Tôi hoàn toàn không thấy một lệnh cấm vận khí đốt có thể giúp chấm dứt cuộc chiến”, ông Scholz phát biểu với tuần báo Der Spiegel của Đức.
“Chúng tôi muốn tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, hàng triệu việc làm mất đi và các nhà máy sẽ không bao giờ mở cửa trở lại. Điều đó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với Đức, đối với toàn bộ châu Âu, và nó cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hỗ trợ tài chính cho công cuộc tái thiết Ukraine. Đức không thể để điều đó xảy ra”, ông Scholz nhấn mạnh.
Ông Scholz cũng chỉ ra rằng một lệnh cấm vận như vậy sẽ có “hậu quả toàn cầu”.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết lệnh cấm hoàn toàn của EU đối với nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga sẽ gây hại nhiều hơn có lợi.
“Nó thực sự có rất ít tác động tiêu cực đối với Nga, bởi vì mặc dù Nga có thể xuất khẩu ít hơn, nhưng mức giá mà họ nhận được cho hàng xuất khẩu sẽ tăng lên”, bà Yellen nói sau cuộc họp với các quan chức Ukraine ở Washington ngày 21/4.
Phát biểu về đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), ông Scholz cho biết, ông đã kỳ vọng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ ngăn chặn dự án này hoàn thành, nhưng điều đó đã không xảy ra.
Đức lẽ ra phải “đa dạng hóa” việc nhập khẩu năng lượng từ nhiều năm trước, cũng như mở rộng đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo vì lợi ích môi trường, Thủ tướng Đức nói với Der Spiegel./.
Theo: VOV
https://vov.vn/the-gioi/duc-neu-ly-do-phan-doi-cam-van-khi-dot-nga-post939072.vovTIN LIÊN QUAN
Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.
23/04/2022
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Baerbock ngày 20/4 cho biết nước này sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay theo lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.
21/04/2022
Người phát ngôn điện Kremlin cho biết, dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được Nga chuyển cho phía Ukraine với những điều khoản rõ ràng và hiện nay quyết định đang nằm ở Kiev.
20/04/2022
Megayacht mang tên Amadea của "ông trùm vàng" Suleiman Kerimov đã chịu cảnh bị giam lỏng, vì thủy thủ đoàn bị bắt khi ghé qua Fiji trên đường vượt đại dương.
20/04/2022
Cảnh sát Liên bang Đức ngày 13-4 thông báo họ đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới Dilbar liên quan đến tỉ phú Nga Alisher Usmanov.
14/04/2022
Nhà chức trách Ukraine đã tịch thu 10 tàu của Nga đang bảo dưỡng tại cảng Odessa và tuyên bố sẽ quốc hữu hóa.
13/04/2022
Ngày 12/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo rằng, IMF đã thống nhất tăng gói tài trợ hiện hành cho Moldova thêm 267 triệu USD để hỗ trợ nước này giải quyết hệ quả do cuộc xung đột tại Ukraine.
13/04/2022
Theo hãng tin Reuters, Ukraine đã chính thức cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa từ Nga, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây đưa ra quyết định tương tự và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
10/04/2022
Nghị quyết kêu gọi đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền nhận được 93 phiếu thuận, 23 phiếu chống và 58 phiếu trắng.
07/04/2022