Vietnews.ru
Khoa học - Công nghệ - Quan hệ Nga-Việt

Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Nga

19/01/2021 (Đọc 7 phút)


Làm thế nào để xác định ngay lập tức người nào đang ở bên trong chiếc xe chạy ở tốc độ tối đa, ngay cả khi cửa sổ xe dán kính màu? Làm thế nào để nhận dạng tên khủng bố, tên cướp, kẻ côn đồ, kẻ nguy hiểm tiềm ẩn trong đám đông, ngay cả trong mưa và sương mù?

Các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Tomsk (TGU), trung tâm giáo dục, khoa học và đổi mới lâu đời nhất ở Siberia của Nga, đang thực hiện thành công nhiệm vụ này. Trường được cấp hai bằng sáng chế cho các chương trình cho phép nhận dạng khuôn mặt người trong dòng chuyển động và ở trạng thái tĩnh.

“Các chương trình của chúng tôi dựa trên hệ thống thị giác kỹ thuật và các thuật toán mạng nơ-ron mà trường tham gia chế tạo và phát triển. Bộ công cụ này được sử dụng trong lĩnh vực chế tạo rô bốt và cơ điện tử, đặc biệt, nó giúp rô bốt và máy bay không người lái xác định địa hình và hoạch định tuyến đi” - giáo sư TGU Vladimir Syryamkin cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik. 

VIDEO giới thiệu chương trình nhận dạng khuôn mặt FindFace của công ty NtechLab của Nga.

“Chương trình thứ nhất được cấp bằng sáng chế của chúng tôi có tác dụng phát hiện người đang chuyển động, phân biệt nhanh chóng và chính xác khuôn mặt người thuộc các chủng tộc khác nhau với độ chính xác ít nhất 90%, kể cả lúc hoàng hôn và trời mưa. Chương trình thứ hai tiết lộ các tính năng đặc trưng của người ở trạng thái tĩnh - kích thước, ngoại hình của anh ta. Để đảm bảo trật tự và an toàn công cộng, điều quan trọng là phải có hệ thống thông minh có thể nhận dạnh những người nguy hiểm, tham gia vào quá trình tìm kiếm họ, đồng thời cung cấp sự bảo vệ an toàn, tiếp nhận người ra vào các doanh nghiệp, cơ quan hoặc cơ sở trẻ em khép kín. Về mặt đảm bảo an ninh, các chương trình của chúng tôi có triển vọng lớn: nhận dạng người qua khuôn mặt, màu da, quốc tịch, dáng người, dáng đi. Chúng tôi có thể đưa vào chương trình chân dung, dấu hiệu thông tin về những người mà chúng tôi quan tâm, hoặc dữ liệu về những người bị truy nã."

Việt Nam bắt đầu quan tâm đến các phát triển của các nhà khoa học Tomsk. Cách đây 5 năm, đoàn đại biểu Việt Nam từng đến thăm trường TGU và thỏa thuận về hợp tác. Và bây giờ có hai bạn trẻ Việt Nam đang học tại trường này. 

Người Việt Nam tích cực tham gia nghiên cứu khoa học

Trả lời phỏng vấn Sputnik, một trong số hai người đó là Nguyễn Văn Cương cho biết anh tốt nghiệp Đại học Hàng hải Việt Nam, tốt nghiệp cao học tại Tomsk, nhận bằng tốt nghiệp quyền giảng dạy hệ Cao học, xuất bản hơn 10 bài báo khoa học và hiện đang làm luận án Tiến sĩ. Sau khi về nước, anh dự định sẽ làm việc tại Đại học Hàng hải để thúc đẩy việc thực hiện chương trình an ninh được mà anh tham gia phát triển ở Tomsk. 

Còn Bùi Đức Hoàng thì đang học năm thứ tư tại TGU. Anh dự định sẽ làm luận án Tiến sĩ về tự động hóa công việc của cảng biển Hải Phòng, đặc biệt là triển khai tại đó các chương trình trí tuệ của Đại học Tomsk.

Các chương trình Tomsk đang hoạt động một cách hoàn hảo

Giáo sư Syryamkin nói tiếp:

“Chúng tôi không chỉ đào tạo các chuyên gia trẻ của Việt Nam mà cùng với họ phát triển sản phẩm phần mềm dựa trên máy tính và máy ảnh màu vô tuyến. Nhiệm vụ của nó là, bất kể người ở đâu, di chuyển như thế nào trong không gian, xác định xem anh ta có gây nguy hiểm cho một đối tượng cụ thể hay không. Hoặc, ví dụ, để xác định trong đám đông một người cần thiết, có dữ liệu được tải sẵn vào chương trình. Thiết bị nhận dạng có thể lắp đặt ở cửa ra vào bất kỳ đối tượng nào, ở lối vào bất kỳ lãnh thổ nào, tại các đèn giao thông đường phố - bất cứ nơi nào mà chính quyền mong muốn để đảm bảo an toàn tính mạng cho cơ sở hoặc khu định cư cụ thể.” 

Giáo sư đưa ra một ví dụ về việc thực hiện chương trình Tomsk trong khi cung cấp dịch vụ ra vào cho tổ hợp giáo dục hoặc khu vực sản xuất. Khi đó hệ thống đa kênh được sử dụng. Thông qua một kênh, tại rào chắn, hệ thống sẽ kiểm tra biển số và cấu tạo xe, và nếu cần thiết sẽ mời tài xế và hành khách ra khỏi xe để quét khuôn mặt. Sau đó, một kênh khác kiểm tra tại lối vào tòa nhà cụ thể. Việc lắp đặt mỗi hệ thống được thực hiện theo từng giai đoạn. Tất cả các giai đoạn có thể được sử dụng trong suốt cả năm. Hệ thống được thiết kế để đảm bảo rằng kẻ khủng bố tiềm năng không có cơ hội lọt vào bên trong cơ sở.

Giáo sư Syryamkin cho biết hiện nay Việt Nam đang chuẩn bị cho giai đoạn đầu tiên lắp đặt hệ thống. Đó là chương trình xác định khuôn mặt và dáng đi của người, số hiệu và nhãn hiệu xe hơi. Bước tiếp theo là nhận dạng khuôn mặt người ngay cả trong ô tô có cửa sổ dán kính màu. Hệ thống hoạt động suốt ngày đêm, khi trời mưa và trong sương mù. Trong mọi trường hợp đáng báo động, hệ thống sẽ phát tín hiệu cho cơ quan an ninh.

“Chúng tôi đào tạo các chuyên gia Việt Nam để khi họ trở về quê hương, công việc sẽ bắt đầu ngay. Một khía cạnh quan trọng là dạy người Việt Nam làm việc với chương trình nhận dạng các vật thể trong không gian ba chiều, trong thời gian thực, khi người đứng yên, di chuyển hoặc chạy. Đồng thời nêu bật các tính năng thông tin của người đó, so sánh, nhận biết và đưa ra các quy định cần thiết. Hệ thống dù được lắp đặt đầy đủ cũng sẽ là một hệ thống chết nếu không có các chuyên gia điều khiển nó hoạt động” - nhà khoa học Nga kết luận.

Theo Sputnik


Tags: Nga-Việt Nam, công nghệ nhận dạng, khuôn mặt,
#Nga-Việt Nam #công nghệ nhận dạng #khuôn mặt


TIN LIÊN QUAN

Tuyên bố này nhằm bác bỏ thông tin trước đó cho rằng người dùng Google có thể nhìn thấy hình ảnh phân giải cao về các cơ sở quân sự quan trọng của Nga, như kho vũ khí hạt nhân, bãi phóng ICBM, tuần dương hạm Đô đốc Kunetzov...

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 13-4 thông báo sẽ 'ngừng hợp tác' với Nga trong ba sứ mệnh lên Mặt trăng và sứ mệnh khám phá sao Hỏa ExoMars đã lên kế hoạch trước đó.

Nga quyết định nối lại chương trình Mặt trăng gắn với việc phóng tổ hợp robot Luna-25, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

Nhiều dự án khoa học đang được thực hiện tại Nga và có ý nghĩa lớn đối với khoa học thế giới đã bị ngừng trệ vô thời hạn do tác động của cuộc chiến ở Ukraine.

Ít nhất có ba công ty lớn - Sberbank, Yandex và VK - đang cạnh tranh để tạo ra một giải pháp thay thế cho các cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play, tờ Kommersant trích dẫn các nguồn tin cho biết. Theo công bố, chính phủ Nga vẫn chưa chọn nhà phát triển chính.

Danh sách được đề xuất có 15 phần, bao gồm các ứng dụng tin nhắn, trình duyệt web, phần mềm chống vi-rút, siêu thị online và dịch vụ taxi.

Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang gặp khó vì sự thiếu hụt nguồn cung Palladium - thứ kim loại quý hơn vàng từ Nga.

Với chính sách tách riêng Internet từ giữa những năm 2010 cùng động lực từ xung đột Nga - Ukraine, Nga đang tiến gần hơn đến một mạng Internet nội địa của riêng mình

Nga khuyến khích người dân sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong nước như một công cụ thay thế cho Instagram, YouTube hay Google Play.

Không màu mè tươi sáng như Instagram, màu sắc đen trắng chủ đạo của ứng dụng mang lại cho người dùng một cảm giác trầm buồn.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022