Vietnews.ru
Doanh nghiệp

Kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang Nga và Ukraine

04/04/2022 (Đọc 5 phút)


Cuộc xung đột Nga và Ukraine đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt – dầu mỏ, xăng dầu dẫn đến chi phí logicstic tăng cao...

Hàng dệt may xuất khẩu sang Nga năm 2021 đạt 339 triệu USD.
Hàng dệt may xuất khẩu sang Nga năm 2021 đạt 339 triệu USD.

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), Việt Nam là nước có độ mở kinh tế rất cao, hội nhập rất sâu vào kinh tế toàn cầu, do đó khó tránh khỏi những tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Tất cả các lĩnh vực kinh tế và sản xuất, trong đó có ngành dệt may sẽ chịu  ảnh hưởng không nhỏ bởi những biến động thị trường tới tăng trưởng, phát triển, hợp tác kinh tế thương mại, cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa.

Trong khi cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam tại khu vực Á – Âu. Xét về kim ngạch thương mại, Nga xếp ở vị trí thứ 1, Ukraine xếp ở vị trí thứ 6.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nga năm 2021 đạt 5,5 tỷ USD tăng 13,8% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD (tăng 13,2%) và nhập khẩu đạt 2,3 tỷ USD (tăng 14,9%). Riêng hàng dệt may xuất khẩu sang Nga đạt 339 triệu USD.

Đối với thị trường Ukraine, năm 2021, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 720,5 triệu USD (tăng 50,6% so với năm 2020), trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 344,6 triệu USD (tăng 21%), nhập khẩu từ Ukraine đạt 375,8 triệu USD (tăng 94,2%). Hàng dệt may xuất khẩu sang Ucraina đạt 8,7 triệu USD.

Cuộc xung đột Nga – Ucraina đang gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp làm hàng xuất nhập khẩu đi hai quốc gia này.

Cụ thể, theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, vận tải hàng hóa ách tắc, cước phí tăng cao. Cuộc xung đột này đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt – dầu mỏ, xăng dầu dẫn đến chi phí logicstic tăng cao.

Bên cạnh đó, vận chuyển, lưu thông hàng hóa cũng gặp nhiều trở ngại. Hiện một số hãng tàu đã từ chối nhận đơn hàng vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Nga, dẫn đến hàng hóa không xuất khẩu được, chậm thu tiền hàng để quay vòng sản xuất.

Có nhiều doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu đi Nga, hiện đã sản xuất xong và sẵn sàng để xuất khẩu, nhưng không có hãng vận tải nào nhận hàng xuất khẩu đi Nga.

Ngoài ra, việc cấm vận hàng không cũng sẽ dẫn đến các hãng hàng không phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực gia tăng lên hệ thống vận chuyển logistics toàn cầu và giá cả hàng hóa.

Khó khăn về thanh toán các hợp đồng thương mại cũng là thách thức lớn. Do liên tiếp trong thời gian vừa qua, Mỹ và các nước phương Tây đã đưa ra hàng loạt lệnh trừng phạt nhắm vào hệ thống ngân hàng – tài chính của Nga như cấm giao dịch bằng đồng USD với các ngân hàng lớn của Nga như Sberbank, VTB,…; hạn chế huy động vốn thông qua thị trường Mỹ; đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga … Tỷ giá đồng Rub biến động, mất giá rất mạnh khiến một số nhà nhập khẩu của Nga đề nghị tạm dừng thanh toán trong 2-3 tuần để chờ tình hình ổn định.

Vì vậy, nhiều ngân hàng của Việt Nam lo ngại Ngân hàng Nga không thể thanh toán cho các đơn hàng xuất khẩu đi Nga nên không dám đứng ra nhận bảo lãnh. Ngoài ra, các đơn vị chuyển phát nhanh như Fedex hay DHL cũng không nhận vận chuyển chứng từ xuất hàng, nên Ngân hàng Nga cũng khó nhận được bộ chứng từ xuất khẩu để thanh toán cho doanh nghiệp Việt Nam.

Chính vì vậy, ngay từ tuần đầu tháng 3/2022 Vitas đã gửi công văn số 11/2022/VITAS-CS lên Bộ Công Thương đề xuất, kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, như có giải pháp giảm chi phí logisctic nội địa gồm giá cước vận tải, cắt giảm chi phí cảng biển, bến bãi.

Đồng thời tác động đến các hãng vận tải nước ngoài cắt giảm cước vận tải biển, giảm các phụ phí liên quan đến logisctics. Tìm phương thức xuất khẩu khác cho doanh nghiệp như đường sắt.

Mặt khác, cần thông tin kịp thời những chủ trương của Nhà nước, dự báo tình hình, giải pháp của các Bộ, ngành để doanh nghiệp xuất, nhập khẩu với Nga và Ucraina biết và tìm cách thích ứng.

Theo VnEconomy


Tags: Kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang Nga và Ukraine
#Nga-Ukraine #Nga-Việt Nam #doanh nghiệp Việt


TIN LIÊN QUAN

Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.

Booking Holdings Inc đã nộp khoản phạt 1,3 tỷ ruble (16,66 triệu USD) cho nước này do vi phạm luật chống độc quyền.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan công bố hôm 7-4, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga trong tháng 3 giảm sâu, chỉ đạt 46,9 triệu USD, bằng 14% và 26% so với tháng 1 và 2.

Thông báo của ông lớn dầu mỏ Shell cho thấy những tác động tài chính đối với các nhà khai thác dầu phương Tây sau khi rút khỏi Nga.

Exxon Mobil Corp. dự kiến ​​sẽ thu về 4 tỷ USD cho việc phát triển dầu Sakhalin-1 ở Nga khi công ty cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng sau cuộc tiến quân vào Ukraine.

Nhà sản xuất tuabin điện gió Đan Mạch Vestas, giống như các công ty phương Tây khác trước đó, đã thông báo vào hôm thứ Ba rằng họ sẽ rút khỏi Nga, nơi họ có hai nhà máy, do cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Công ty sản xuất chip của Mỹ Intel Corp ngày 5/4 đã đình chỉ hoạt động kinh doanh ở Nga, trở thành công ty công nghệ phương Tây mới nhất rút khỏi Moskva sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tập đoàn năng lượng ExxonMobil (Mỹ) đã ngừng việc xây dựng nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở vùng Viễn Đông của Nga, trong thời gian nước này tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.

Cổ phiếu trên sàn chứng khoán Nga lao dốc sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nhưng đó là lúc David Amaryan mua vào.

Cuộc xung đột Nga và Ukraine đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt – dầu mỏ, xăng dầu dẫn đến chi phí logicstic tăng cao...

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022