Vietnews.ru
Kinh tế

Du lịch Việt Nam ảnh hưởng vì Nga và Ukraine

14/12/2014 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Số lượng khách Nga tới Phan Thiết đang sụt giảm nghiêm trọng do biến động của đồng rúp, xung đột chính trị tại Nga và Ukraine.

Theo thông tin từ một số công ty du lịch, tính chung tổng số khách Nga đến Việt Nam trong 11 tháng của năm 2014 chưa giảm, nhưng ít khách mua tour cho những tháng sắp tới.

Thậm chí, có công ty báo số lượng khách đặt chỗ cho những tháng tới giảm mạnh, có tháng giảm đến hơn 50% dù đang là mùa du lịch tránh đông.

Bà Hoàng Thị Phong Thu, Chủ tịch Công ty Du lịch Ánh Dương - công ty trong nước hợp tác với đối tác nước ngoài Pegas Touristik đưa khách Nga sang Việt Nam du lịch nhiều nhất hiện nay - cho biết tại rất nhiều thời điểm, công ty đã phải giảm giá tour đến 50% nhưng vẫn không tìm đủ khách để lấp đầy các chuyến bay thuê bao. Vì thế, một số chuyến bay đã bị hủy.

"Từ đầu năm đến nay, đồng rúp mất giá so với đồng đô la Mỹ đến hơn 60%. Chúng tôi đã giảm giá rất nhiều nhưng sức mua vẫn kém", TBKTSG dẫn lời bà Thu cho biết.

Du lịch Việt Nam ảnh hưởng vì Nga và Ukraine
Du khách Nga giảm mạnh

Ông Nguyễn Anh Lê, một chủ resort ở Mũi Né, cho biết thêm: “Đối với những khách Nga hiện đã lỡ đặt tour thì họ chỉ đến nghỉ, nhưng rút ngắn thời gian và không chi tiêu gì, cũng không đặt các tour đi tham quan Đà Lạt, Nha Trang như trước”.

Theo một chủ hãng khác, tháng 1/2015 còn lác đác khách Nga vì họ lỡ mua phòng. Từ tháng 2/2015 trở đi sẽ "vắng bóng.
Hãng hàng không Vietnam Airlines mới đây cũng cho biết trước những biến động bất lợi của thị trường Nga, hãng đã đưa đường bay đến Nga vào dạng theo dõi đặc biệt.

Ông Trần Văn Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, nhìn nhận: “Đây là hậu quả của một thời gian dài chúng ta quá lệ thuộc vào dòng khách Nga mà không lường hết những rủi ro bởi các yếu tố khách quan”.

Theo ông Bình, trong một thời gian dài, không chỉ các DN ở Mũi Né, mà kể cả các DN ở Nha Trang, Đà Nẵng đã để cho một số hãng lữ hành của Nga thao túng, ép giá, làm méo mó thị trường tiềm năng. Trong khi đó, các DN không có cách nào níu kéo khách ở các thị trường truyền thống trước đây.

“Đây là hồi chuông cảnh báo cho việc phát triển quá nóng, phụ thuộc vào một thị trường mà không tính đến yếu tố bền vững và rủi ro”, ông Bình nói.

Kinh tế Nga gồng mình vượt qua gian khó

Tại diễn biến liên quan, báo chí quốc tế vẫn đưa tin kinh tế Nga đang khó khăn với sự mất giá của đồng rúp và doanh số dầu mỏ/khí đốt giảm.

The Moscow Times đã có bài viết dẫn ra những con số thụt lùi kinh tế đáng chú ý. Theo đó, giá cổ phiếu ở Nga rớt vào hôm 8/12, còn giá dầu tụt xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua. Bên cạnh đó, đồng rúp trượt so với đồng USD.

Hiện tại với mức giảm 2,4%, một USD đổi được 53,66 đồng rúp. Còn so với đồng euro, mức giảm là 2,3%, tức 1 euro tương đương 65,8 rúp. Ngân hàng Trung ương trong khi đó lại tuyên bố tạm thời không can thiệp vào thị trường tiền tệ.

Lỗ hổng lớn nhất trong chiến lược kinh tế của Nga là tập trung vào xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ (chủ yếu sang thị trường châu Âu) và coi đây là "động lực tăng trưởng". Điều này dẫn đến sự phụ thuộc của Nga vào giá xuất khẩu năng lượng cao và thị trường phương Tây.
Sự dễ tổn thương này của kinh tế Nga đang được thể hiện rõ nét khi giá dầu thế giới giảm mạnh, trong khi Mỹ và EU áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực như công nghệ khai thác dầu, thiết bị và liên doanh của Nga với các tập đoàn phương Tây.

Bộ trưởng Tài chính Siluanov thừa nhận giá dầu và nguồn thu từ dầu mỏ giảm là điều đáng lo ngại hơn lệnh trừng phạt của phương Tây đối với ngân sách, nền kinh tế và hệ thống tài chính của Nga. Bộ trưởng Siluanov ước tính Nga thiệt hại tới 90-100 tỷ USD do giá dầu giảm hơn 30% kể từ đầu năm nay.

Do một nửa nguồn thu của Nga là từ dầu mỏ nên cán cân thanh toán của nước này rất dễ bị tổn thương trước sự sụt giảm về giá.
Thêm vào đó, ngân sách của Nga được tính toán trên giá dầu ở mức 96 USD/thùng, nhưng giá dầu thô đã giảm từ mức khoảng 115 USD/thùng xuống dưới 70 USD/thùng. Theo tính toán của các nhà phân tích, nếu giá mỗi thùng dầu giảm 1 USD thì nguồn thu từ xuất khẩu dầu sẽ mất 3 tỷ USD.

Ngân sách Nga vốn chủ yếu dựa vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Giới chuyên gia cho rằng giá dầu thấp có thể là nguyên nhân gây ra tác động xã hội ở Nga. Hiện nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ nói riêng, tài nguyên nói chung đang chiếm đến hơn 50% ngân sách.

Nói một cách hình tượng, một công nhân khai thác dầu của Nga đang phải gánh nghĩa vụ xã hội cho khoảng 900 người, mức cao nhất trên thế giới. Vì vậy, khi lĩnh vực dầu khí suy yếu, nguồn thu ngân sách sụt giảm, dẫn tới an sinh xã hội không được bảo đảm và có thể gây ra bất ổn xã hội.

Theo http://baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Ngày 31/5, Phó Thống đốc thứ nhất Ngân hàng trung ương Nga, bà Ksenia Yudaeva, cho biết ngân hàng này có thể cho phép sử dụng tiền điện tử trong các giao dịch quốc tế, dù giao dịch bằng tiền điện tử tại Nga tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Kinh tế,

01/06/2022

Nga và Trung Quốc đang bỏ đồng USD để chuyển sang giao dịch bằng đồng rúp và nhân dân tệ.

Kinh tế,

01/06/2022

Tập đoàn Gazprom cho biết xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nước ngoài Liên Xô cũ đã giảm hơn 1/4 so với cùng kỳ năm ngoái.

Kinh tế,

01/06/2022

Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov ngày 31/5 cho biết, nước này được miễn trừ tạm thời khỏi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu mỏ từ Nga, qua đó tiếp tục có thể mua dầu từ Nga cho tới cuối năm 2024.

Kinh tế,

31/05/2022

Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho công ty năng lượng GasTerra của Hà Lan ngày 31/5 sau khi hãng này từ chối thanh toán bằng đồng ruble.

Kinh tế,

30/05/2022

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể mở tài khoản tại các ngân hàng Nga bằng đồng rúp và ngoại tệ chính để nhận thanh toán.

Kinh tế,

30/05/2022

Trước tác động của xung đột Nga - Ukraine, 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hóa sang Nga đạt 621,9 triệu USD, giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Kinh tế,

28/05/2022

Giới chức Nga thừa nhận nước này cần khoản ngân sách rất lớn để tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, cũng như để kích thích kinh tế dưới "bão" trừng phạt phương Tây.

Kinh tế,

28/05/2022

Nga thanh toán phí bản quyền cho các chủ sở hữu trí tuệ nước ngoài "không thân thiện" bằng đồng rúp.

Kinh tế,

28/05/2022

Ngày 27/5, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 27/5 cho biết thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt của nước này dự tính tăng thêm 1.000 tỷ ruble (khoảng 14,4 tỷ USD) trong năm nay.

Kinh tế,

28/05/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022