Nga đạt thỏa thuận cung ứng 1,2 tỉ liều vaccine ra thị trường thế giới
Nga đã thương thảo với nhiều nước và đã nhận được đề nghị cung ứng 1,2 tỉ liều vaccine Sputnik-V vẫn đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối.
Nga đã đạt nhiều thỏa thuận sơ bộ về bán vaccine ngừa COVID0-19 với hơn 10 nước ở châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông, một bước đi có thể mang lại cho Moskva ưu thế chính trị và kinh tế đáng nể trên trường quốc tế.
Trong số này, Brazil, Mexico, Saudi Arabia, Ấn Độ là những khách hàng nổi bật của Nga. Ngoài ra, Moskva cũng đang đàm phán với nhiều nước khác về hợp đồng cung ứng vaccine. Tính tổng các thỏa thuận đã ký và các nước đang quan tâm, Nga có trong tay đơn hàng cung cấp 1,2 tỉ liều vaccine ra thế giới.
Theo giới chức Nga và các nước đối tác, những lô vaccine này sẽ được sản xuất ở nước ngoài và phân phối ra toàn thế giới sớm nhất là từ tháng 11 tới. Trước khi được lưu hành trên thị trường, vaccine của Nga sẽ phải nhận được chấp thuận, phê duyệt của chính quyền nước sở tại.
Vaccine Sputnik-V do Nga phát triển đã được cơ quan có thẩm quyền nước này cấp phép lưu hành đầu tháng 8 vừa qua, bất chấp những nghi ngờ từ phương Tây về tốc độ, quy trình đăng ký. Nga mới chỉ thử nghiệm quy mô nhỏ trước khi cấp phép.
Dữ liệu từ đợt thử nghiệm ban đầu này cho kết quả vaccine an toàn, có khả năng tạo phản ứng miễn dịch. Nga sau đó bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với Sputnik-V trên 40.000 người tình nguyện kể từ cuối tháng 8 vừa qua.
Giới chức Nga kỳ vọng sẽ tiêm ngừa COVID-19 trên quy mô toàn quốc vào cuối năm nay. Theo Vladimir Frolov, cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Nga và hiện là chuyên gia phân tích chính trị, vaccine đương nhiên sẽ giúp Nga giành được thiện cảm từ các nước phi phương Tây và tăng cường ảnh hưởng địa chính trị cho Moskva.
Tính riêng lẻ, Nga dự kiến sản xuất 30 triệu liệu vaccine Sputnik-V vào cuối năm nay để đáp ứng nhu cầu trong nước. Ở nước ngoài, theo ông Kirill Dmitriev - Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), đầu mối đi đầu trong phát triển vaccine, Nga đã có hợp đồng cung cấp Sputnik-V với hơn 10 nước. Trong đó Ấn Độ đặt mua 100 triệu liều, còn với Brazil, riêng bang Bahia đặt mua 50 triệu liều.
RDIF cho biết, ngoài nhóm nước đã đặt mua, hiện còn hơn 20 nước khác đang đàm phán với Nga ở nhiều giai đoạn khác nhau nhằm có được vaccine Sputnik-V. RDIF không đề cập cụ thể tên những nước này cũng như tính chất của đàm phán. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova hồi tháng trước cho biết nhiều quốc gia bày tỏ quan tâm hợp tác với Nga về vaccine, dưới nhiều hình thức khác nhau, từ phối hợp phát triển, thử nghiệm lâm sàng cho tới mua vaccine, sản xuất ở nước sở tại và trợ giúp nhân đạo.
Để đáp ứng nhu cầu , Nga sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nhà máy đặt ở Ấn Độ, Brazil và Hàn Quốc và từ đây phân phối vaccine ra thế giới.
Nga đã ký thỏa thuận với một số đối tác Trung Đông như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập và nước láng giềng Belarus về thử nghiệm lâm sàng đối với mẫu vaccine Sputnik-V. Tuần trước, Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard tuyên bố vaccine của Nga nằm trong số các ứng viên Mexico quan tâm. Mexico cũng muốn tham gia sử nghiệm lâm sàng trên khoảng 500-1.000 tình nguyện viên.
Trên phạm vi toàn cầu, riêng Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã ký hợp đồng mua ít nhất 3,7 tỉ liệu vaccine với các công ty dược phương Tây, hút gần như hết năng lực sản xuất vaccine toàn cầu và đẩy các nước đang phát triển đứng trước nguy cơ không tiếp cận được nguồn cung. Hệ quả là nhu cầu đối với vaccine của Nga đặc biệt lớn ở nhóm nước đang phát triển.
“Chúng tôi sẽ tập trung bảo đảm mạng sống cho người dân ở Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á - cũng là những nơi đang chiếm phần lớn đơn hàng vaccine. Lý do là bởi họ không chính trị hóa, không có ý dồn ép, kiềm chế Nga, mà chỉ muốn bảo vệ công dân nước mình”, ông Dmitriev nói.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuần trước khẳng định nước này sẽ ưu tiên mua vaccine của Nga và Trung Quốc, không tin tưởng vào các nhà sản xuất vaccine phương Tây vì cho rằng họ chỉ tập trung vào lợi nhuận.
Về phần mình, giới chức Nga tuyên bố không các mẫu vaccine của Nga là an toàn, hiệu quả hơn so với phương Tây và Moskva không cạnh tranh để ghi điểm địa chính trị, đơn giản chỉ là đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của thế giới. “Khi mời chào mẫu vaccine này, Nga thực hiện một cách hoàn toàn cởi mở, không có bất kỳ thiên kiến, hạn chế hay tính toán chính trị, kinh tế nào cả”, Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov bày tỏ quan điểm trên truyền hình hôm 17/9.
Theo Baotintuc.vn
TIN LIÊN QUAN
Nga đang thúc đẩy một dự luật mới cho phép nước này kiểm soát hoạt động kinh doanh của các công ty phương Tây muốn rút khỏi thị trường.
26/05/2022
Ngân hàng Trung ương Nga tại cuộc họp đột xuất hôm nay đã thông báo hạ lãi suất chủ chốt xuống 11%. Trong vòng chưa đầy ba tháng, tỷ lệ này đã giảm đến 9% và các chuyên gia đang chờ đợi sự nới giảm hơn nữa.
Chủ tịch Hạ viện Nga tuyên bố nước này có kế hoạch thanh toán các khoản nợ nước ngoài bằng đồng Rúp, sau khi Nga bị chặn việc trả nợ bằng ngoại tệ cho các trái chủ Mỹ.
25/05/2022
Bộ Tài chính Mỹ thông báo các ngân hàng và cá nhân Mỹ sẽ bị cấm nhận khoản thanh toán trái phiếu từ chính phủ Nga.
25/05/2022
Hôm nay, giá trị đồng ruble của Nga lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2018.
24/05/2022
Giới chức trách khu vực Kherson của Ukraine do Moscow kiểm soát ngày 23/5 thông báo đồng ruble trở thành đơn vị tiền tệ chính thức cùng với đồng hryvnia của Ukraine.
23/05/2022
Từ ngày 28 tháng 2, Bộ Tài chính Nga bắt buộc các nhà xuất khẩu của Nga phải bán 80% nguồn thu nhập ngoại hối, vốn được cho là để hỗ trợ đồng rúp. Hiện giờ, do sự ổn định của đồng tiền quốc gia, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 50%.
23/05/2022
Chính phủ Ba Lan vừa thông báo sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga trước khi hợp đồng hiện tại hết hạn vào cuối năm 2022.
23/05/2022
Trong quý đầu tiên của năm 2022, lượng điện thoại nút bấm nhập vào Nga đã tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 3,5 triệu chiếc, theo hãng thông tấn RBC dựa trên tham khảo báo cáo của trung tâm phân tích GS Group.
23/05/2022
Nga có thể đạt doanh thu kỷ lục 100 tỷ USD từ tiền bán khí đốt cho châu Âu trong năm nay, trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao.
20/05/2022