Từ 5/10, nhiều mặt hàng xuất sang Nga hưởng thuế 0%
Ngày 5/10, Hiệp định tự do thương mại Liên minh kinh tế Á – Âu và Việt Nam đã chính thức có hiệu lực, mở ra cơ hội gia tăng khối lượng thương mại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, công nghệ, sử dụng nguồn nhân lực có chuyên môn.
90% dòng thuế nhập khẩu “về 0”
Trước hết, bằng cách tự do hóa thuế xuất thương mại hàng hóa giữa các quốc gia-thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam. Trên cơ sở tương hỗ sẽ giảm hoặc “đưa về 0“ gần 90% mức thuế xuất hải quan nhập khẩu - hoặc ngay sau khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực (59%) hoặc thông qua các giai đoạn chuyển tiếp (30%) đối với đa số các dòng hàng hóa (tổng cộng có gần 10 ngàn tên hàng).
Ngoài ra, Hiệp định cũng quy định việc bảo vệ các quyền đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ, xác định các hướng đi trong hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử và mua sắm chính phủ, thiết lập các nguyên tắc thống nhất về bảo vệ cạnh tranh, quy cách hóa các thủ tục hải quan.
Như vậy, kết quả của việc khởi động cơ chế này là Việt Nam sẽ có được quyền tiếp cận có tính ưu đãi đối với một thị trường chung rộng lớn và đầy triển vọng của năm nước – Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kirgizia, với tổng GDP là gần 2,2 ngàn tỷ USD và bao gồm hầu như 183 triệu người tiêu dùng. Nhóm “G5” Á-Âu về phần mình, sẽ có thể trên cơ sở ưu đãi xúc tiến các sản phẩm của mình vào Việt Nam, nơi có hơn 90 triệu người đang sinh sống.
Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, ông K.V.Vnukov cho rằng, Hiệp định này là minh chứng chói sáng có tính chất tin cậy chặt chẽ một cách đặc biệt trong sự phối hợp hành động giữa Nga và Việt Nam, đã trải qua những thử thách của thời gian và vô vàn những gian truân sóng gió.
Thứ nhất, phía Nga hy vọng vào việc gia tăng một cách căn bản trong một tương lai gần nhất sắp tới khối lượng và sự tối ưu hóa cơ cấu thương mại Nga-Việt. Phía Nga hy vọng , dự án liên kết mới này cho phép thực hiện mục tiêu tham vọng là tăng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD cho tới năm 2020.
Thứ hai, cùng với FTA này, Nghị định thư song phương về việc thành lập tại Việt Nam các dây chuyền lắp ráp sản xuất ô tô của các nhãn hiệu nổi tiếng của Nga như KAMAZ, GAZ và các nhãn hiệu khác cũng đã có hiệu lực.
Thứ ba,Phía Nga coi hiệp định là một bước tiến nhằm mở rộng sự tiếp cận của hàng hóa của các công ty Nga vào các thị trường các thành viên khác của ASEAN, kể cả bằng cách ký kết trong tương lai FTA với các quốc gia thuộc nhóm “G10” của ASEAN, cả trong khuôn khổ song phương lẫn theo đường Liên minh kinh tế Á-Âu.
Các ngành hàng hưởng lợi
Theo Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam, khi FTA này có hiệu lực, theo dự báo, điều kiện tiếp cận thị trường của hàng hóa Belarus mà hiện tại Việt Nam còn thiếu sẽ tốt lên nhiều. Đó là thịt gia cầm (thuế hải quan sẽ giảm từ 20-40% cho đến 0% trong vòng 5 năm), thịt bò (thuế hải quan sẽ giảm một lần từ 14-30% cho đến 0%), các sản phẩm sữa (thuế hải quan sẽ giảm một lần từ 3-20% cho đến 0%) bột ngũ cốc (thuế hải quan sẽ giảm một lần từ 10% cho đến 0%), các sản phẩm dầu (thuế hải quan sẽ giảm dần từ 5-19% cho đến 0%) và các mặt hàng khác.
Về phía Belarus sẽ tăng khối lượng nhập khẩu hàng hóa có chất lượng của Việt Nam sang thị trường Belarus và các nước trong Liên minh Kinh tế Á-Âu, đó là những mặt hàng được miễn thuế hải quan như cá, hải sản, gạo, cao su, chè, cà phê, gia vị, quần áo…
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - Bộ Công Thương, đây là hiệp định đầu tiên được ký ở cấp Nhà nước, cũng là hiệp định toàn diện không chỉ mở cửa về hàng hóa mà cả dịch vụ và đầu tư, nên được kỳ vọng sẽ tạo đột phá mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam với các nước Á - Âu.
Điều này có nghĩa, không chỉ những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường này, mà các hoạt động dịch vụ, đầu tư trong nhiều lĩnh vực cũng sẽ được mở rộng.
Theo kinhtedothi.vn
TIN LIÊN QUAN
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
28/04/2022
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022
Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.
26/04/2022
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.
26/04/2022
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.
26/04/2022
Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
26/04/2022
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022