Nga đưa vaccine khắp thế giới, cuộc đua càng gay cấn
Vaccine ngừa COVID-19 của Nga được lựa chọn trên khắp thế giới trong khi cuộc đua vaccine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Quốc gia Bắc Phi Algeria mới đây tuyên bố sẽ sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Nga để sử dụng hàng loạt nhằm chống lại căn bệnh đại dịch tiếp tục lây lan.
Theo TASS dẫn thông báo trên Cổng thông tin Chính phủ Algeria, vaccine của Nga mang tên Sputnik V của Nga đã được lựa chọn cho chương trình tiêm chủng công khai hàng loạt cho người dân bắt đầu vào tháng 1/2021.
Người phát ngôn của Nội các Ammar Belhimer cho biết: “Bộ trưởng Y tế Algeria đã thông báo về việc ký thỏa thuận với một phòng thí nghiệm của Nga để mua vaccine ngừa COVID-19, phục vụ việc bắt đầu tiêm chủng vào tháng 1/2021.
Theo ông, Viện Pasteur Algeria đã "thực hiện tham vấn với nhà sản xuất vaccine Sputnik V của Nga, đồng thời tiếp tục tham vấn với các bên nước ngoài khác".
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Algeria tuyên bố, vaccine phòng ngừa COVID-19 chắc chắn sẽ được miễn phí cho mọi đối tượng công dân. Ông cũng nhấn mạnh rằng Algeria sẽ thận trọng trong việc lựa chọn vaccine để sử dụng.
Ngoài quốc gia châu Phi này, Nga cũng đã cung cấp vaccine Sputnik V cho hàng loạt quốc gia trên thế giới.
Hungary tại Trung Âu cũng đã mua vaccine của Nga, bất chấp việc các quốc gia châu Âu thuộc Liên minh EU đều không mấy tán thành về quyết định này bởi nghi ngờ sự thiếu minh bạch trong quá trình thử nghiệm vaccine Nga.
Theo phát ngôn viên của Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (RDIF), cơ quan phân phối vaccine Sputnik V cho các quốc gia nước ngoài, lượng vaccine được cung cấp theo yêu cầu của Hungary sẽ được chuyển dần tới quốc gia này từ tháng 1-3/2021.
"Hungary đã nhận được lô vaccine đầu tiên vào ngày 28/12/2020 và chúng tôi đã sẵn sàng cung cấp tất cả các loại vaccine mà Hungary cần từ tháng 1-3/2021. RDIF đang làm việc để nhận được sự cho phép từ các cơ quan quản lý của Hungary" - người phát ngôn lưu ý.
Trước đó, truyền thông phương Tây, cụ thể là Reuters dẫn các nguồn tin cho biết, sau khi mua lô vaccine đầu tiên của Nga, Hungary dường như đã chọn vaccine khác đến từ Trung Quốc hay vaccine theo chương trình chung của Liên minh EU.
WHO đưa vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNtech vào danh sách sử dụng khẩn cấp |
Vaccine ngừa COVID-19 do hãng Pfizer của Mỹ) phối hợp với BioNTech của Đức phát triển ra vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.
Danh sách Sử dụng Khẩn cấp của WHO đóng vai trò như tài liệu tham khảo cho các quốc gia đang phát triển không có hệ thống sàng lọc riêng để tự phê duyệt vaccine theo quy định. Đây là lần đầu tiên vaccine ngừa COVID-19 được thêm vào danh sách của WHO.
Trợ lý Tổng Giám đốc WHO Mariangela Simao cho biết, tổ chức này cùng các đối tác đang tích cực làm việc ngày đêm để đánh giá thêm các loại vaccine khác có đạt tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả hay không.
Vị quan chức này cũng nhấn mạnh thêm rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là phải đảm bảo nguồn cung vaccine thiết yếu phục vụ tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu COVID-19.
Ngày 30/12, Anh cấp phê duyệt cho vaccine phòng COVID-19 của Hãng AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) và sẽ cho tiêm chủng rộng rãi từ ngày 4/1/2021.
Vaccine của hãng dược AstraZeneca của Anh-Thụy Điển vốn không đạt hiệu quả rất cao song đã đồng ý việc hợp tác với nhà phát triển vaccine ngừa COVID-19 của Nga - Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Quốc gia Gamaleya thuộc Bộ Y tế Nga.
Theo thông báo về kết quả sơ bộ của Giám đốc Gamaleya Alexander Gintsburg, sự kết hợp giữa vaccine Sputnik V của Nga và vaccine AstraZeneca đã mang lại hiệu quả khác biệt, giúp bảo vệ chống lại sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong vòng 2 năm. Lêt quả này được đánh giá là đáng kinh ngạc.
"Các tế bào bộ nhớ sẽ hình thành tốt hơn nhiều khi sử dụng một loại vaccine lai hai thành phần. Và rõ ràng, vaccine này sẽ bảo vệ người được tiêm chủng không phải trong 3-4 tháng mà trong ít nhất hai năm" - ông Gintsburg nói. Theo ông, sự kết hợp của các loại vaccine cũng sẽ tạo cơ hội nâng cao mức độ miễn dịch - xuất hiện sau khi sử dụng chế phẩm.
Ngày 31/12/2020, Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc đã cấp phép sử dụng đại trà cho một loại vaccine COVID-19 đầu tiên, được phát triển bởi chi nhánh thuộc tập đoàn dược phẩm khổng lồ Sinopharm, nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong mùa đông.
Trung Quốc phê duyệt vaccine COVID-19 đầu tiên của nước này. |
Trung Quốc cũng đã có bước tiến lớn khi hai loại vaccine đi đầu của nước này - của các công ty Sinovac và Sinopharm - đã được phân phối ra nước ngoài. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 31/12 cho biết nước này sẽ cung cấp vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 miễn phí cho toàn dân.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết khi các vaccine của Trung Quốc được đưa vào sử dụng, Trung Quốc sẽ hoàn thành cam kết biến vaccine thành một hàng hóa công toàn cầu và cung cấp cho thế giới với mức giá công bằng và hợp lý. Trung Quốc cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế phối hợp nhằm phân phối vaccine công bằng trên thế giới.
Thử vaccine ngừa COVID-19 tại Việt Nam, chỉ có phản ứng phụ nhẹ Trong tổng số 31 người Việt Nam đã tiêm thử vaccine COVID-19 mang tên Nanocovax có khoảng 60-70% xuất hiện các phản ứng phụ như sốt nhẹ hoặc đau nhẹ chỗ tiêm.Đại diện Học viện Quân y thông tin, trong 31 người đã tiêm thử, có khoảng 60-70% xuất hiện các phản ứng phụ như sốt nhẹ hoặc đau nhẹ chỗ tiêm.Hầu hết những trường hợp bị sốt đều rất nhẹ, chỉ từ 37,1 độ C và cao nhất là 37,8 độ C, chưa cần dùng đến thuốc. Cảm giác đau nhẹ đa số cũng chỉ xuất hiện trọng 1-2 tiếng sau khi tiêm.Phía Học viện nhận định, đây là những phản ứng phụ hoàn bình thường khi tiêm vaccine, bởi lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên có trong vắc xin. Hầu hết những người có phản ứng phụ đều hết hoàn toàn sau 24h. |
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Ngày 31/5, Phó Thống đốc thứ nhất Ngân hàng trung ương Nga, bà Ksenia Yudaeva, cho biết ngân hàng này có thể cho phép sử dụng tiền điện tử trong các giao dịch quốc tế, dù giao dịch bằng tiền điện tử tại Nga tiềm ẩn nhiều rủi ro.
01/06/2022
Nga và Trung Quốc đang bỏ đồng USD để chuyển sang giao dịch bằng đồng rúp và nhân dân tệ.
01/06/2022
Tập đoàn Gazprom cho biết xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nước ngoài Liên Xô cũ đã giảm hơn 1/4 so với cùng kỳ năm ngoái.
01/06/2022
Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov ngày 31/5 cho biết, nước này được miễn trừ tạm thời khỏi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu mỏ từ Nga, qua đó tiếp tục có thể mua dầu từ Nga cho tới cuối năm 2024.
31/05/2022
Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho công ty năng lượng GasTerra của Hà Lan ngày 31/5 sau khi hãng này từ chối thanh toán bằng đồng ruble.
30/05/2022
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể mở tài khoản tại các ngân hàng Nga bằng đồng rúp và ngoại tệ chính để nhận thanh toán.
30/05/2022
Trước tác động của xung đột Nga - Ukraine, 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hóa sang Nga đạt 621,9 triệu USD, giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2021.
28/05/2022
Giới chức Nga thừa nhận nước này cần khoản ngân sách rất lớn để tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, cũng như để kích thích kinh tế dưới "bão" trừng phạt phương Tây.
28/05/2022
Nga thanh toán phí bản quyền cho các chủ sở hữu trí tuệ nước ngoài "không thân thiện" bằng đồng rúp.
28/05/2022
Ngày 27/5, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 27/5 cho biết thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt của nước này dự tính tăng thêm 1.000 tỷ ruble (khoảng 14,4 tỷ USD) trong năm nay.
28/05/2022