Vietnews.ru
Kinh tế

Nga sẽ bán cổ phần tại 11 nhà máy quốc doanh

01/08/2010 (Đọc 3 phút)

Xem thêm:

Nga sẽ bán cổ phần tại 11 nhà máy quốc doanh
Hãng dầu Rosneft cũng sẽ được tư hữu hoá một phần - Ảnh: BBC.

Chính phủ Nga vừa thông báo sẽ bán số cổ phần thiểu số tại 11 nhà máy thuộc sở hữu nhà nước, nhằm huy động khoảng 1.000 tỷ rúp (khoảng 30 tỷ USD).

Theo hãng tin BBC, chương trình tư hữu hoá bộ phận này là lớn nhất ở Nga kể từ thập niên 1990 tới nay. Dự kiến, chương trình sẽ được bắt đầu trong năm tới và sẽ bao gồm ngân hàng Sberbank và hãng dầu Rosneft thuộc Sberbank.

Tuy nhiên, ông Alex ei Uvarov thuộc Bộ Phát triển kinh tế Nga cho biết, hãng đường sắt nhà nước RZhD sẽ không nằm trong chương trình tư hữu hoá bộ phận này.

Ông Uvarow không nêu cụ thể quy mô số cổ phần sẽ được huy động. Tuy nhiên, theo BBC, tất cả các doanh nghiệp đã từng được tư hữu hoá bộ phận ở mức độ rất hạn chế.

Điều này sẽ được mở rộng, nhưng Nga sẽ tiếp tục nắm giữ lượng cổ phần lớn có quyền điều chỉnh tại tất cả các doanh nghiệp trong chương trình.

BBC cho biết, Nga đang tìm kiếm biện pháp để ngăn chặn tình trạng thâm hụt ngân sách của nước này. Trong thập kỷ qua, chính sách của Nga đều tránh việc tư hữu hoá doanh nghiệp Nhà nước.

Theo sự thay đổi chính sách lần này, công ty đường ống dẫn dầu Transneft, ngân hàng quốc doanh VTB và công ty thuỷ điện Rushydro cũng sẽ bị bán bớt một phần.

Thâm hụt ngân sách của Nga đã bùng nổ trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế, sau hàng năm đạt thặng dư.

Hôm 28/7, Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho biết, thâm hụt ngân sách năm 2010 có thể trên 5% GDP. Trong khi, sau nhiều năm tăng trưởng mạnh, GDP của Nga năm 2009 đã sụt xuống mức 7,9%.

Trong phiên họp ngày 29/7, Chính phủ Nga đã thông qua kế hoạch ngân sách liên bang 2011-2013, với mức thâm hụt cao hơn dự kiến ban đầu. Phần chi năm 2011 sẽ tăng lên 10.400 tỷ rúp (344 tỷ USD), và trong hai năm tiếp theo là 10.800 tỷ rúp (357 tỷ USD) và 11.100 tỷ rúp (390 tỷ USD).

Thâm hụt ngân sách năm tới dự kiến sẽ tương đương 3,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), năm 2012 sẽ giảm còn 3,1% GDP và năm 2013 là 2,9%. Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin cho rằng, phải đến năm 2015, Nga mới có thể cân bằng được ngân sách.

Mức chi tiêu ngân sách của Nga ngày một gia tăng, chủ yếu phục vụ cho quốc phòng. Năm 2011, mức chi tiêu công của Nga tăng 1,7% GDP so với dự kiến ban đầu. Chính phủ nước này cũng dự định chi thêm ngân sách cho các lĩnh vực giáo dục, bảo vệ môi trường và thanh toán nợ quốc gia.

Theo tinkinhte.com


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.

Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

Kinh tế,

28/04/2022

Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.

Kinh tế,

27/04/2022

Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.

Kinh tế,

26/04/2022

Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.

Kinh tế,

26/04/2022

Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.

Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.

Kinh tế,

26/04/2022

Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế,

26/04/2022

Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.

Kinh tế,

24/04/2022

Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.

Kinh tế,

23/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022