Vietnews.ru
Kinh tế

Học tiếng Nga để hiểu khách Nga

02/05/2013 (Đọc 6 phút)

Xem thêm:

Du khách Nga đến Nha Trang - Khánh Hòa nghỉ dưỡng quanh năm, thời gian lưu trú khá dài và nhu cầu hưởng thụ khá đa dạng. Rất tiếc, khả năng giao tiếp bằng tiếng Nga của đội ngũ CBCNV ngành du lịch địa phương không đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách người Nga.

Xác định Nga là đối tác chính và lâu dài, và để giải tỏa những khó khăn, bức xúc, xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ, mới đây UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt dự án “Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Nga trong ngành du lịch giai đoạn 2013 – 2015”.

Khó khăn và hệ lụy

Năm 2012, ngành du lịch Khánh Hòa đón 532.112 khách quốc tế - tăng gần 21% so với năm liền kề trước đó, riêng quý I/2013, con số này là 171.169 người và xấp xỉ 31%; trong đó khách du lịch đến từ Nga tăng đột biến (41%) và đã vượt qua khách hàng truyền thống từ gần chục năm nay là Australia, chiếm vị trí số 1.

Theo phân tích của Phòng Nghiệp vụ du lịch thuộc Sở VHTTDL Khánh Hòa, khoảng gần 90% số khách du lịch đến từ Nga do Cty du lịch Ánh Dương (TPHCM) ký hợp đồng với Cty Pegas Touristik (Nga) và doanh nghiệp này nhận trách nhiệm thuê bao máy bay thẳng từ vùng Viễn Đông đến Cam Ranh. Khách mua tour trọn gói vì vậy Cty Pegas hoặc Ánh Dương đã chủ động sắp xếp lịch trình tham quan, nghỉ dưỡng và bố trí hướng dẫn viên người Nga cùng người Việt đi kèm. Về lý thuyết, mọi việc tưởng như rất ổn, tuy nhiên trong thực tế đã nảy sinh vô vàn hệ lụy, xuất phát sự hiểu lầm do bất đồng ngôn ngữ.

Bà Thanh Trúc - Phó GĐ Sở VHTTDL Khánh Hòa - giải thích: “Suốt 2 thập niên gần đây, lượng khách quốc tế ở Nha Trang thường xuyên đông hơn mức bình quân chung của cả nước, đó là một trong những lý do kích thích không chỉ nhân viên ngành du lịch mà cả người Nha Trang cũng tự trau dồi vốn ngoại ngữ tiếng Anh. Nhưng, đại đa số khách du lịch người Nga không biết tiếng Anh, nên thường gặp khó khăn, trở ngại khi giao tiếp với người dân địa phương”.

Khoảng 70% số khách Nga đi du lịch cùng gia đình và thường thì họ dành trọn kỳ nghỉ tại Nha Trang, Dốc Lết... Nhưng sự hiếu kỳ dẫn dắt “bước chân” du khách đến rất nhiều vùng lân cận. Giới trẻ thích tắm biển và chơi thể thao trên nước, những người trung niên thường rủ nhau câu cá, leo núi hoặc khám phá một số đảo cách xa bờ; riêng phụ nữ rất thích đi chợ mua sắm và thưởng thức hải sản...

Đại diện Cty DL Ánh Dương tại Nha Trang cho biết: “Khách đến Nha Trang theo đoàn, nhưng đăng ký lưu trú từng nhóm và không ít người ngẫu hứng, thích mạo hiểm... tách riêng, vì vậy hướng dẫn viên không đủ sức phục vụ 24/24h cho tất cả các đối tượng. Khách đi lạc, mua nhầm hàng, bị tai nạn giao thông hoặc bị cướp là những hệ lụy phát sinh”.

Giữa năm 2012, GĐ Nhà hát Nghệ thuật Khánh Hòa Vũ Tiến Thêm và các nghệ sĩ trong nhóm biểu diễn ca múa nhạc dân tộc phục vụ khách du lịch tại một nhà hàng của Cty Pegas Touristik từng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi bị đối tác hiểu nhầm và kiên quyết không thanh toán đủ tiền cátsê.

Chị Bích Vy - nhân viên bán hàng lưu niệm ở chợ Đầm - cho biết thêm: “Có hôm, khách đặt chúng tôi đóng hàng với số lượng lớn, thanh toán đầy đủ rồi nhưng không thấy quay lại. Chờ mãi, cuối ngày chúng tôi phải nhờ người tìm đến tận khách sạn giao hàng. Đó là chưa kể rất nhiều trường hợp vỡ hợp đồng, “cười ra nước mắt” chỉ vì người bán và người mua không hiểu ý nhau”.

Dự án cấp tốc

Danh thắng Hòn Chồng, Tháp Bà Ponagar là những địa chỉ rất đông khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách người Nga. Gần đây, Trung tâm Bảo tồn di tích đã trích kinh phí hoạt động chuyên môn để hỗ trợ nhân viên các bộ phận thuyết minh, bán vé, nhạc công... học tiếng Nga giao tiếp.

Tại Nha Trang, rất nhiều khách sạn, nhà hàng, quán bar... đã chủ động thuê giáo viên, tự mở lớp dạy tiếng Nga cấp tốc cho đội ngũ nhân viên, đồng thời thay đổi bảng hiệu, thông báo, chỉ dẫn bằng tiếng Nga để thu hút khách. Riêng nhóm khách sạn cao cấp (từ 4 sao trở lên) thường xuyên cử nhân sự sang Nga tuyển thêm nhân viên và ký hợp đồng lao động bổ sung vào các bộ phận lễ tân, chăm sóc khách hàng...

Dự án “Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Nga trong ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2013 - 2015” do Sở VHTTDL chủ trì xuất phát từ nhu cầu bức xúc thực tế và xu hướng phát triển ngành du lịch địa phương. Bà Thanh Trúc phân tích: “Học tiếng Nga để hiểu khách du lịch người Nga và tìm hiểu thêm văn hóa Nga.

Tính khả thi của dự án rất cao, bởi vì mục tiêu và đối tượng thụ hưởng là tất cả doanh nghiệp, hộ kinh doanh phục vụ khách du lịch và cơ quan quản lý. Dự án cũng đã tính đến việc xây dựng khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với trình độ và yêu cầu của từng nhóm đối tượng; đồng thời dự tính số lượng, cấp độ đào tạo, cơ sở vật chất, địa điểm phục vụ hết sức cụ thể.”
Dự án “Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Nga trong ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2013 - 2015”, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 6 cơ sở chuyên tổ chức đào tạo nhân lực chuyên ngành du lịch trên địa bàn thực hiện nhằm đạt mục tiêu 40% số CB, CC, VC làm công tác quản lý nhà nước về du lịch biết tiếng Nga, 70% số cán bộ quản lý, 50% số nhân viên làm việc trong các cơ sở lưu trú, DN lữ hành biết tiếng Nga; đặc biệt 50% số cư dân hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Nga.
Theo Lao động


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.

Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).

Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.

Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.

Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.

Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.

Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.

Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.

Đón khách Nga trở lại

Sau nửa năm ngưng trệ, doanh nghiệp lữ hành sẽ đón những đoàn khách Nga đầu tiên đến Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng.

Phần Lan đóng cửa biên giới với du khách Nga

Phần Lan sẽ đóng cửa biên giới đối với khách du lịch Nga, bắt đầu từ nửa đêm nay theo giờ địa phương (tức 4h sáng 30/9 theo giờ Việt Nam).

30.09.2022

Phần Lan đóng biên với công dân Nga có thị thực Schengen

Phần Lan sẽ cấm công dân Nga có thị thực Schengen nhập cảnh nước này, trong bối cảnh lượng người đến tăng đột biến sau lệnh động viên quân.

29.09.2022

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

18.09.2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022