Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro bắt đầu khai thác dầu từ mỏ Cá Tầm
Đây là dự án do tổ hợp nhà thầu gồm: Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro, Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) và Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư.
Giàn khai thác CTC1-WHP được khởi công chế tạo từ tháng 3/2018, là hạng mục quan trọng nhất trong Dự án phát triển khai thác mỏ Cá Tầm thuộc Lô 09-3/12. Giàn được thiết kế bởi Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế Vietsovpetro, cơ quan giám sát cấp chứng chỉ là Đăng kiểm Việt Nam và Đăng kiểm quốc tế Lloyd\'s Register, đơn vị thi công, lắp đặt là Xí nghiệp Xây lắp, khảo sát sửa chữa các công trình khai thác dầu khí Vietsovpetro và các nhà thầu: LILAMA 18, ALPHA ECC và PVC-MS.
Được biết, Lô 09-3/12 do Vietsovpetro là Nhà điều hành theo Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí ký ngày 12/9/2012 giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với Tổ hợp ba nhà thầu Vietsovpetro (55%), PVEP (30%) và Bitexco (15%), tổng diện tích gần 6.000 km2, độ sâu nước biển từ 15-60 m, thuộc bồn trũng Cửu Long, là phần diện tích hoàn trả của Liên doanh VRJ từ năm 2009, nằm cách TP. Vũng Tàu 160 km về hướng đông nam, rất gần các mỏ dầu Rồng, Gấu Trắng, Bạch Hổ mà Vietsovpetro đang khai thác (khoảng 15-20 km).
Giàn CTC1-WHP được kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Vietsovpetro tại Lô 09-1 nhằm tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có trên biển của Vietsovpetro, mang lại nhiều lợi nhuận cho tổ hợp nhà thầu. Theo kết quả tính toán, việc khai thác mỏ Cá Tầm sẽ có hiệu quả kinh tế đến hết năm 2032, đóng góp đáng kể nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và lợi nhuận đáng kể cho Vietsovpetro, PVEP và BITEXCO.
Việc giàn CTC1-WHP mỏ Cá Tầm được đưa vào vận hành khai thác đúng theo kế hoạch là quyết tâm rất lớn của Tổ hợp nhà thầu Vietsovpetro — PVEP — Bitexco trong điều kiện thời tiết không thuận lợi và gặp nhiều khó khăn bất cập, nhất là về cơ chế tài chính.
Đây cũng là cơ sở để Vietsovpetro tiếp tục duy trì ổn định sản lượng khai thác trong năm 2019 và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ra các lô mới trong những năm tiếp theo.
Theo Sputnik
TIN LIÊN QUAN
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022
Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.
08/03/2022
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.
05/03/2022