Tàu Nga nghiên cứu khoa học biển ở Trường Sa
Đây là lần thứ tư các nhà khoa học hai nước khảo sát chung về biển VN trên tàu "Viện sĩ Oparin", sau các chuyến được thực hiện năm 2005, 2007 và 2010.
PGS-TS Bùi Minh Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN), chủ trì nhiệm vụ hợp tác phía VN, cho biết tham gia chuyến nghiên cứu biển lần này có 22 nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Nga và 12 nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN; bên cạnh đó còn có thủy thủ đoàn 32 người. Mục đích chính của chuyến khảo sát là điều tra toàn diện về đa dạng sinh học và sinh hóa trên toàn vùng biển VN, bao gồm nghiên cứu các cộng đồng rạn san hô, thu thập và xác định các loại rong biển, sinh vật và vi sinh vật biển để tìm kiếm nguồn các chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học mới. Việc nghiên cứu ở vùng biển Trường Sa được đặc biệt chú trọng. Kết quả nghiên cứu về các nhóm sinh vật, rạn san hô tại đây sẽ làm cơ sở đề xuất các biện pháp khai thác bền vững tài nguyên sinh vật, xây dựng các khu bảo tồn, du lịch; đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của nước ta.
Ảnh: Nguyễn Chung
* Sau khi thị sát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, PGS-TS Nguyễn Tấn Phong, Phó trưởng khoa Môi trường - Trường đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết ông cùng các cộng sự sẽ chuyển giao công nghệ xử lý nguồn nước lợ từ các giếng trên các hòn đảo ở Trường Sa thành nước sinh hoạt và nước uống. Thiết bị xử lý gồm một máy bơm nước từ các giếng nước lợ, một hệ thống năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho máy bơm và một bộ lọc nước bằng màng thẩm thấu ngược RO. Công suất của bộ lọc nước này là 500 lít/giờ. Mỗi ngày, bộ lọc nước sẽ cung cấp 5 m3 nước uống cho các đảo. Hy vọng, mô hình này sẽ góp phần chấm dứt cơn khát trên các đảo ở Trường Sa vào những tháng khô hạn.
Theo
TIN LIÊN QUAN
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022
Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.
08/03/2022
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.
05/03/2022