“Tỷ phú nước mắm” đầu tiên của Việt Nam khời nghiệp tại Nga
"Masan cung cấp từ các mặt hàng thiết yếu, như nước mắm, mỳ gói đến các loại thực phẩm như xúc xích, cháo hay tương ớt", David Anjoubault — Giám đốc hãng nghiên cứu Kantar Worldpanel Vietnam cho biết. Công ty này ước tính khoảng 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng ít nhất một sản phẩm tiêu dùng của Masan. "Các hãng sản xuất thực phẩm trong nước như Masan hiểu biết rất sâu về nhu cầu và hành vi của người mua tại đất nước mà địa phương hóa là yếu tố thành công sống còn".
Theo báo cáo tài chính mới nhất, vợ chồng ông Quang hiện sở hữu 49% cổ phần công ty. Cổ phiếu Masan Group đã tăng vọt sau đợt lao dốc năm ngoái vì giá thịt lợn giảm. Nhu cầu thịt lợn đi xuống đã khiến doanh thu hợp nhất của tập đoàn này giảm 9% trong 9 tháng đầu năm ngoái, xuống 27.500 tỷ đồng.
"Giá thịt lợn đã hồi phục khi Trung Quốc quay lại nhập khẩu thịt từ Việt Nam. Vì thế, kết quả kinh doanh của Masan Group năm nay được dự báo cải thiện", Vu Xuan Tho — nhà phân tích tại Korea Investment & Securities nhận xét.
Ông Quang khởi nghiệp từ thập niên 90, sau nhiều năm học tập tại Nga. Ông có bằng MBA tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Ông cũng có bằng tiến sĩ tại Học viện Khoa học Quốc gia Belarus.
Tỷ phú đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trong thời kỳ Nga trải qua quá trình chuyển dịch kinh tế và quyết định bán mỳ gói cho người Việt tại đây. Sau đó, ông xây nhà máy sản xuất 30 triệu gói mỳ mỗi tháng, rồi mở rộng sang nước tương, nước mắm và tương ớt, theo thông tin trên website công ty. Sau thành công tại Nga, ông quay về Việt Nam năm 2001 và chuyển hướng tập trung sang thị trường này.
Masan nổi tiếng nhất với nước mắm. Kantar Worldpanel từng xếp Masan Consumer vào top 3 công ty sở hữu các thương hiệu thực phẩm hàng đầu Việt Nam, cùng Unilever và Vinamilk.
Ngoài ra, Masan Group còn sở hữu hơn một phần ba ngân hàng Techcombank. Việc nhà băng này niêm yết đầu năm nay có thể đã giúp cổ phiếu Masan Group đi lên, Tho nhận định.
Theo danh sách của Bloomberg, Việt Nam hiện có 3 tỷ phú. Ngoài ông Quang, Chủ tịch Vingroup — Phạm Nhật Vượng và CEO Vietjet — Nguyễn Thị Phương Thảo cũng có tài sản tỷ USD.
Nguồn: VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Hôm thứ Năm (10/3) vừa rồi, tác giả Quynh Tran (Trần Quỳnh, người Phần Lan gốc Việt) đã giành được Debutant Prize 2022 (giải thưởng “Tiểu thuyết đầu tay”) của nhật báo Boras (Thụy Điển), trị giá 150.000 kronor Thụy Điển (tương đương 14.000 euro và tương đương 350 triệu đồng VN) - cho cuốn tiểu thuyết “Skugga och svalka/ U ám và lạnh lẽo”, được xuất bản vào mùa thu năm ngoái 2021.
13/03/2022
Khoảng 800 người Việt từ Ukraine đã sơ tán sang Romania, con số thực tế có thể cao hơn do nhiều người không liên lạc với sứ quán hay các hội nhóm.
06/03/2022
Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT khiến nhiều người băn khoăn chuyển tiền qua ngân hàng từ Nga về Việt Nam và ngược lại có khó khăn?
03/03/2022
Vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước, khi xứ Đông Dương xa xôi vẫn còn là thuộc địa Pháp, những người Việt Nam đầu tiên đã đến với nước Nga Xô Viết, vào nhập học tại Trường Đại học Cộng sản dành cho những người lao động phương Đông (KUTV).
06/11/2021
Nhờ những nỗ lực suốt 12 năm qua, Ninh Đức Hoàng Long được bầu chọn vào danh sách 30 Under 30 của Forbes Việt Nam và được Tổng thống Hungary đặc cách cấp quốc tịch.
31/03/2021
Tyler Nguyen, cậu bé gốc Việt 11 tuổi đến từ Herndon, Virginia (Mỹ), đã trở thành ứng viên nhỏ tuổi nhất tham gia thi đấu cùng những người trưởng thành trong chương trình truyền hình BattleBots nổi tiếng nước Mỹ.
26/02/2021
Ca sĩ Đoan Trường nhớ lần đầu đặt chân tới xứ bạch dương 33 năm trước và những kỷ niệm trong 8 năm sống ở Nga.
“Bà Liên Xô” là tên gọi mà bạn bè, đồng nghiệp dành cho PGS, TSKH Nguyễn Tuyết Minh, người đã trải qua 80 mùa xuân của cuộc đời nhưng có tới 65 năm dành để học tập, giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành Nga học.
Tiến sĩ Ngô Như Bình chia sẻ về cơ duyên đến với Đại học Harvard và hành trình gần 30 năm đưa tiếng Việt, văn hóa Việt vào giảng dạy tại đại học danh giá hàng đầu thế giới.
05/06/2020