Sputnik: Việt Nam chiến thắng virus như đã đánh bại mọi kẻ thù
Quan hệ quốc tế và tác hại thiên tai nặng nề, chiến thắng virus và thành công kinh tế, quân đội và nghệ thuật - đó là những chủ đề chính của các bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông điện tử Nga và nước ngoài trong tuần.
Sputnik mời các bạn theo dõi tổng quan đánh giá trong chuyên mục truyền thống hàng tuần «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».
Miền Trung chìm dưới nước
Phần lớn các bài viết, phóng sự về Việt Nam trên báo chí nước ngoài tuần qua đều phản ánh tình hình thiên tai ở miền Trung của đất nước. Lũ lụt thảm khốc đã ảnh hưởng đến 5 triệu người ở miền Trung Việt Nam, như cổng thông tin hàng đầu thế giới chuyên về thiên tai ReliefWeb cho biết. 114 người thiệt mạng, hơn 1/4 số trường hợp tử vong là do sạt lở đất, 21 người thuộc diện mất tích. Ít nhất 178 nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm trong nước lũ, hoa màu và cây lương thực bị phá hủy. Khoảng 690 nghìn con gia cầm, gia súc bị chết. «Hàng trăm nghìn người khẩn cấp cần nơi tạm trú, cần nước sạch an toàn để uống, cần đồ ăn và hỗ trợ vật chất trong những ngày và tuần tới để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn hơn», - cổng thông tin trích lời một trong những đại diện của tổ chức quốc tế đang giúp đỡ nhân dân Việt Nam đối phó với thảm họa.
Một trong những ấn phẩm nổi tiếng nhất của Mỹ là tờ New York Times đã dành hẳn bài báo dài viết về chủ đề này. Sau khi kể câu chuyện thương tâm về cái chết của một thai phụ bị nước cuốn khi đi bệnh viện sinh con, tờ báo Mỹ lưu ý rằng lực lượng cứu hộ cố gắng tiếp cận các nạn nhân lũ lụt bằng đường bộ, đường hàng không và đường biển, nhưng Việt Nam đang chuẩn bị đối mặt với cơn bão lớn thứ ba dồn dập trong vòng ba tuần lễ.
Báo lưu ý rằng mưa dữ và nước lũ cuốn đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và gây thiệt hại kinh tế to lớn ở Trung Quốc, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Myanmar và Nepal.
Việt Nam và Nhật Bản đồng thanh tương ứng
«Việt Nam có ý nghĩa quyết định để hiện thực hóa tầm nhìn của chúng ta về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở và là đối tác quý giá của chúng tôi», - báo The Diplomat trích tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản sau cuộc hội kiến với ông Nguyễn Xuân Phúc. Yêu cầu đối phó với Trung Quốc đang gắn kết hai nước. Nhật Bản muốn chuyển các chuỗi cung ứng quan trọng ra khỏi Trung Quốc, còn Việt Nam từ lâu đã cố gắng tìm cách giảm độ phụ thuộc vào láng giềng khổng lồ phía Bắc.
Còn tờ Nikkei Asia Review lưu ý rằng trong thứ bậc các nhà đầu tư vào Việt Nam năm 2020, Nhật Bản đã tụt xuống vị trí thứ tư, thua các đối thủ linh hoạt hơn từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Chiến tranh chống kẻ thù mới
Bí quyết chiến thắng của Việt Nam trước đại dịch COVID-19 vẫn khiến báo chí phương Tây chưa thôi thán phục. The Diplomat phát hiện một trong những yếu tố của bí quyết đó trong lịch sử quân sự của đất nước này. Việt Nam tiếp cận COVID-19 như thể coronavirus là một đối thủ quân sự. Chính quyền điều chỉnh hướng các phương tiện truyền thông và nghệ thuật vào công tác tuyên truyền chiến đấu theo phương châm «chống dịch như chống giặc», nhận được tiếng vang phúc đáp trong tâm tư người dân và khơi lên tinh thần đoàn kết tuân thủ kỷ luật. Cách tiếp cận đặc thù này khó nhân rộng ở tất cả các nước, nhưng đối với Việt Nam đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt, - tác giả bài báo lưu ý.
Tin thời sự kinh tế
Pinsent Masons thông báo về việc Ngân hàng Phát triển Á châu tài trợ xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất tại Việt Nam với công suất 257 megawatt trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Cơ sở này sẽ giúp đất nước tránh phát thải khoảng 123 nghìn tấn carbon dioxide mỗi năm.
Bloomberg kể câu chuyện qua điển hình Bắc Giang, một tỉnh ở miền Bắc, từng là một trong những địa phương nghèo nhất của đất nước, để cho thấy lợi ích của việc dời chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài vào tỉnh này gần như tăng gấp đôi mỗi năm và xuất khẩu sẽ đạt 11 tỷ USD trong năm nay, là bước nhảy vọt tăng gấp 10 lần trong sáu năm.
Các báo chí Nga viết về đột phá xuất khẩu thịt từ Nga sang thị trường châu Á. Việt Nam đã tăng lượng mua thịt và gia cầm của Nga lên gấp 3,8 lần. Nhà nông Nga có tiềm năng rất lớn, vì giá thành sản xuất thịt heo thấp hơn so với các nước khác. Tuy nhiên, đà tăng trưởng xuất khẩu hiện đang có phần bị hạn chế bởi tình trạng thiếu container để vận chuyển thịt.
Nghệ thuật đang trở nên thoáng hơn
Tờ Rossiyskaya Gazeta thông báo rằng những «cựu binh» của Chiến tranh Việt Nam – các chiến đấu cơ MiG-21 - đang sắp biến hình thành máy bay không người lái UAV.
Còn cổng thông tin France24 dành bài viết dài kể về những xu hướng mới của điện ảnh Việt Nam. Sex, bạo lực và quan hệ tình dục đồng giới, số phận cộng đồng LGBT… từ lâu là nội dung cấm kỵ trên màn ảnh Việt Nam, nhưng giờ đây đề tài này bắt đầu được khai thác phản ánh trong các bộ phim Việt, bởi làn sóng những tác phẩm mới của các nhà làm phim đang dần xoá nhoà ranh giới mà Nhà nước từng thiết lập trước đó và xua tan sự kiêng dè trong nhận thức xã hội của trường khán giả.
Theo Sputnik
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022