Kênh đào Suez và tuyến đường biển phía Bắc Nga
Các nước NATO thảo luận về hành lang hàng hải ở Bắc Cực trong bối cảnh Nga đẩy mạnh phát triển tuyến đường Biển Bắc (NSR)
Tàu Ever Given dài 400 m đã được giải thoát hôm 29-3 sau khi mắc kẹt ở kênh đào Suez trong 6 ngày, cản trở hàng trăm con tàu đi qua hành lang trung chuyển quan trọng này.
Giải pháp của Nga
Sự cố trên kênh đào Suez là thảm họa đã được dự báo trước khi nhiều hãng vận tải biển không ngừng nâng sức chứa của các siêu tàu container. Hồi năm 2000, tàu hàng chỉ chở tối đa khoảng 5.000 container nhưng sau mỗi vài năm, khả năng chuyên chở của chúng lại tăng gấp đôi.
Đến nay, hàng chục siêu tàu di chuyển khắp các đại dương với sức chứa lên tới 20.000 container, đe dọa khả năng chịu tải của cơ sở hạ tầng hàng hải.
Kênh đào Suez đang trong quá trình mở rộng để cho phép các tàu lớn hơn lưu thông 2 chiều ở đầu phía Bắc. Hồi năm 2015, Ai Cập chi 8,5 tỉ USD nhằm đào lòng kênh sâu thêm 24 m và mở một lối đi mới dài 21 km ở phần phía Bắc của Suez. Nhờ đó, những con tàu 240.000 tấn có thể đi qua.
Tuy nhiên, phần phía Nam kênh Suez vẫn khá hẹp và chỉ lưu thông được một chiều nên sẽ rất rủi ro nếu một trong số tàu container lớn nhất thế giới đi qua vào một buổi sáng gió mạnh.
Sau sự cố của Ever Given, Tổng thống Ai Cập Fattah al-Sisi hôm 30-3 cam kết sẽ mua sắm các trang thiết bị để tránh tái diễn cảnh đóng cửa con kênh dài hơn 193 km này, đồng thời Ai Cập cũng phân bổ 16,9 tỉ USD nhằm tiếp tục cải tạo và mở rộng kênh đào Suez trong tài khóa 2020-2021.
Thời điểm kênh đào Suez bị tê liệt, Nga nhanh chóng nắm bắt cơ hội quảng bá tuyến đường Biển Bắc (NSR) vốn được nước này mạnh tay đầu tư. Bộ Năng lượng Nga cho rằng việc xuất hiện thêm các tuyến đường ngắn hơn để vận chuyển hàng hóa chỉ còn là vấn đề thời gian và NSR được Nga giới thiệu là rút ngắn 7.400 km lộ trình Âu - Á qua kênh đào Suez.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi năm 2018 cũng yêu cầu vận tải hàng hóa qua tuyến biển Bắc phải tăng lên 80 triệu tấn vào năm 2024, tăng từ mức 11 triệu tấn hồi năm 2017.
Bộ Năng lượng Nga hôm 29-3 cho biết vận tải hàng hóa qua NSR năm 2020 đạt gần 33 triệu tấn và có tiềm năng tăng mạnh sau sự cố Ever Given. Thời tiết ấm dần lên cho phép tàu thuyền qua lại NSR nhiều hơn, với 62 chuyến năm 2020 so với 37 chuyến năm 2019. Thời gian có thể lưu thông ở NSR cũng ngày càng tăng và trong năm 2020 là 9-10 tháng.
Khó thay kênh đào Suez?
Bà Elizabeth Buchanan, giảng viên nghiên cứu chiến lược tại Trường Deakin (Úc), nhận định với tờ Business Insider rằng dù băng tan giúp hoạt động của con người tại Bắc Cực dễ dàng hơn nhưng NSR vẫn chưa thực sự cạnh tranh về mặt thương mại.
Do tính khó lường của băng ở Bắc Cực nên tiền bảo hiểm sẽ đắt đỏ so với các lộ trình khác. Mức độ nguy hiểm trên tuyến đường cùng các yêu cầu tiếp cận nghiêm ngặt của Nga có thể khiến các hãng vận tải không mặn mà với NSR. Song song đó, việc thiếu cảng biển cùng các kết nối vận tải khác dọc tuyến đường này cũng là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc.
Con số 33 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển qua tuyến Biển Bắc năm 2020 được xem là kỷ lục nhưng phần lớn trong số đó là của phương Tây và giao thương Âu - Á vẫn khiêm tốn.
Bà Buchanan nhận định sự cố Suez vừa qua có thể khiến các tuyến vận tải qua đất liền và các dự án đường ống dẫn của Nga hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, việc thiếu các dự án năng lượng lớn sử dụng NSR và phát triển hạ tầng hỗ trợ vận tải biển trong khu vực, NSR chưa thể là một hành lang hàng hải toàn cầu khả thi.
Thay thế kênh đào Suez không phải là chuyện mới mẻ. Vào những năm 1960, Mỹ đã xem xét đề xuất sử dụng 520 quả bom hạt nhân để tạo ra một tuyến vận tải hàng hải chạy qua lãnh thổ Israel. Kế hoạch trên do Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đề xuất năm 1963, dựa trên kết quả điều tra sơ bộ cho thấy việc sử dụng bom để tạo ra một kênh đào xuyên Israel là khả thi về mặt công nghệ.
Bản ghi chép lưu ý các biện pháp đào bới thông thường sẽ vô cùng tốn kém, do đó sử dụng bom hạt nhân là biện pháp hợp lý. Tuyến đường thủy được đề xuất trải dài qua hoang mạc Negev ở Israel nối Địa Trung Hải với vịnh Aqaba mở ra lối vào biển Đỏ và Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, dự án này vẫn chưa được cân nhắc về chính trị vì nhiều khả năng các nước Ả Rập láng giềng của Israel sẽ phản đối mạnh mẽ. Trong khi đó, nhà sử học Alex Wellerstein tại Viện Công nghệ Stevens (Mỹ) vẫn coi kế hoạch này là phương án thay thế hợp lý nhất đối với tình hình tại kênh Suez hiện nay.
Át chủ bài phá băng
Tàu phá băng hạt nhân lớp Leader, dự kiến mang tên "Russia", đã được Công ty Zvezda và Rosatomflot ký hợp đồng phát triển vào tháng 4 năm ngoái. Theo kế hoạch, "Russia" đi vào hoạt động năm 2027 với khả năng vượt trội bất kỳ tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân nào trên thế giới, bao gồm cả tàu phá băng mạnh nhất thế giới của Nga hiện nay là Arktika.
Trong khi Arktika phá được lớp băng dày 3 m, tàu phá băng lớp Leader mới có thể cắt qua một tảng băng dày 4,3 m, đồng thời ở trên biển trong 8 tháng mà không cần cập cảng. Cả hai tàu này sẽ được giao nhiệm vụ mở đường cho các tàu phá băng nhẹ hơn của Nga ở tuyến đường Biển Bắc, đồng thời hộ tống các tàu chở nhiên liệu hóa thạch từ các mỏ của Nga ở Bắc Cực đến châu Á - Thái Bình Dương. Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới vận hành đội tàu phá băng hạt nhân lớn.
Lo ngại về hoạt động của Nga, các nước NATO cũng tăng cường hoạt động ở Bắc Cực, đặc biệt là Mỹ, quốc gia có chung ranh giới Bắc Cực với Nga ở eo biển Bering. Hồi tháng 3, quan chức hàng đầu Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cho hay Mỹ và Canada đang lên kế hoạch về một hành lang Tây Bắc, kết nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương qua vùng Bắc Cực của Canada.
Vận chuyển hàng hóa qua tuyến đường biển phía Bắc sẽ không đắt quá, tuy nhiên về lâu dài nó sẽ rẻ hơn vận chuyển theo kênh đào Suez, Phó Thủ tướng kiêm Đặc phái viên Toàn quyền của Tổng thống Nga tại Viễn Đông Yury Trutnev nói với các phóng viên ngày 31/3.
"Tôi đã yêu cầu Bộ Phát triển Viễn Đông, Bộ Giao thông Vận tải và Rosatom cùng tiến hành một cuộc phân tích kinh tế. Chúng ta phải đảm bảo rằng việc vận chuyển hàng hóa dọc theo Tuyến đường Biển Bắc không đắt hơn, mà thậm chí còn rẻ hơn nhiều so với vận chuyển theo kênh đào Suez" - Yury Trutnev nói.
Ông nhấn mạnh nếu cần phải có một chương trình hỗ trợ riêng của nhà nước để đạt được mục tiêu này, thì nên triển khai luôn.
Theo Nld.com.vn, Petrotimes.vn
TIN LIÊN QUAN
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Ngân hàng Trung ương Nga đã nới lỏng các hạn chế áp đặt do các lệnh trừng phạt và cho phép công dân rút ngoại tệ không chỉ bằng đô la, mà còn cả euro từ các tài khoản, dịch vụ báo chí của cơ quan quản lý này đưa tin.
Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định giảm lãi suất cơ bản từ mức cao lịch sử 20% xuống còn 17%. Cơ quan quản lý giải thích điều này do giảm lạm phát, bao gồm cả do sự tăng trưởng của đồng rúp. Nới lỏng chính sách có thể tiếp tục trong tương lai gần tới.
Nga có kế hoạch chấm dứt các hạn chế đối với các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia/vùng lãnh thổ sau ngày 9/4, một phần trong kế hoạch giảm các biện pháp được thực hiện để làm chậm sự lây lan của COVID-19, Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết hôm 4/4.