2014, sự hồi sinh của ngành ngoại giao Nga
Cặp bài trùng Putin -Lavrov.
Reuters/Thierry Roge
Vào lúc Hoa Kỳ lúng túng vì những tiết lộ của Snowden liên quan đến các hoạt động của ngành tình báo, về những vụ nghe lén đồng minh, thì nước Nga của tổng thống Putin đã tung ra một đòn ngoạn mục : Matxcơva mở rộng cửa đón Edward Snowden. Cử chỉ đó của chính quyền Nga đã được từ Trung Quốc đến Venezuela, từ Cuba đến Equador tán đồng.
Vô hình chung, những áp lực của tổng thống Barack Obama và phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đối với các quốc gia muốn đón Snowden như thể lại càng tô điểm thêm cho hình ảnh của một nước Nga đang chống chọi lại với sức ép của Washington. Đối với dư luận trong nước, ngay cả những thành phần chống đối Putin mạnh mẽ nhất cũng phải công nhận là ông Putin đã ghi một bàn thắng và đã có một cử « chỉ đẹp ».
Nhưng giới phân tích cho rằng bước đột phá lớn của ngành ngoại giao Nga trong năm qua chính là sự can thiệp của Matxcơva trên hồ sơ Syria. Tổng thống Putin và ngoại trưởng Serguei Lavrov vào giờ chót đã tránh được một sự can thiệp quân sự nhắp vào chính quyền Damas.
Trả lời trên đài RFI Pháp ngữ, giáo sư Bertrand Badie, chuyên gia về quan hệ Quốc tế giảng dậy tại Học viện Khoa học chính trị Sciences Po Paris cho rằng cặp bài trùng Putin - Lavrov đã đảo ngược thế cờ : Mỹ thất bại khi muốn cô lập Nga trên hồ sơ Syria viện cớ Matxcơva lúc nào cũng ủng hộ vô điều kiện Damas để chống lại mọi biện pháp trừng phạt của quốc tế nhắm vào chính quyền Bachar Al Assad. Thế nhưng ngành ngoại giao của Nga đã chứng minh được rằng, sự can thiệp của Matxcơva là chìa khóa để khai thông một vấn đề đang rơi vào bế tắc.
Giáo sư Bertrand Badie phân tích về sự hồi sinh của ngành ngoại giao Nga :
« 2013 là năm ngành ngoại giao Nga hồi sinh. Chúng ta thấy được điều đó qua hồ sơ Syria. Ngành ngoại giao của Nga gần như bị xóa sổ dưới thời tổng thống Eltsine. Dưới triều đại Putin thì khác hẳn. Ông Putin đúng là đang chinh phục lại hào quang đã mất cho nước Nga. Nhiệm vụ này càng khó hoàn thành khi biết rằng khối NATO mở rộng ảnh hưởng đối với một số từng thuộc Liên Xô cũ. Thế rồi các nước phương Tây lại không nhường cho Nga một chỗ đứng xứng đáng nào.
Nhưng chính sự vụng về của Tây phương trên hai hồ sơ Libya và Syria là cơ hội bằng vàng để Matxcơva trở lại sân khấu chính trị quốc tế. Tổng thống Putin cùng với Ngoại trưởng Lavrov đã hết sức khôn khéo lợi dụng tình thế để đóng một vai trò hàng đầu trong việc giải quyết khủng hoảng Syria. Sự tài tình của Nga nằm ở chỗ Matxcơva đã khai thác hai điểm mạnh : một là chính quyền Nga đặt mình vào thế của một nước mạnh luôn bảo vệ các quốc gia yếu thế. Hai là Matxcơva đã kiên nhẫn đan dệt một mối quan hệ mật thiết với Bắc Kinh. Quan hệ đó đủ mức tin cậy để không Trung Quốc và Nga không sợ bị đối phương qua mặt như trong quá khứ. Chúng ta có thể nói tới một trục Matxcơva Bắc Kinh đang hình thành tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để giải quyết những vấn đề lớn của cộng đồng quốc tế ».
Không chỉ với Mỹ, mà trong cuộc đọ sức với Châu Âu để giành được Ukraina, một lần nữa bàn thắng đã nghiêng về phía Matxcơva. Bước sang năm nay, nước Nga tiếp tục thu hút chú ý của cộng đồng quốc tế với hai sự kiện: Thế vận hội mùa đông Sotchi vào tháng 2 và thượng đỉnh G8 vào tháng 6/2014.
Ngoài nước Nga, một vài sự kiện nổi bật khác trên thế giới trong năm nay là hàng loạt các cuộc bầu cử từ Brazil đến Indonesia, từ Afghanistan đến Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ vào mùa thu năm nay. 2014 cũng là kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ và là một cột mốc quan trọng trong quan hệ giữa Mỹ với Iran.
Nhìn đến châu Á Karim Emile Bitar, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược IRIS của Pháp quan ngại trước các làng sóng dân tộc chủ nghĩa đang dâng lên tại Nhật Bản, Trung Quốc và kể cả Ấn Độ. Ông phân tích :
« Sự thực mà nói, tôi cho rằng một trong những hiện tượng đáng quan ngại nhất năm nay là tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang bùng lên ở nhiều nơi, đặc biệt là tại châu Á- và đương nhiên là ở Trung Đông. Chỉ cần nhìn vào ba nước Á châu là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ ta thấy ngay được điều đó : gần đây việc thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe viếng thăm đền thờ tử sĩ Yasukuni là cả một biểu tượng !
Cử chỉ đó của thủ tướng Nhật không chỉ nhằm khiêu khích Trung Quốc hay Hàn Quốc. Yasukuni là nơi thờ phụng những người lính đã sả thân vì đất nước. Nhưng trong số đó cũng có những tội phạm chiến tranh của Thế chiến Thứ Hai. Cả Bắc Kinh lẫn Seoul cùng xem việc thủ tướng Nhật đến viếng đền này là một sự « sỉ nhục » đối với lịch sử. Đừng quên rằng thủ tướng Abe là một chính khách có tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao. Ông thuộc cánh hữu của đảng Tự do Dân chủ và luôn cho rằng, sau Đệ Nhị Thế Chiến, nước Nhật đã bị đối xử bất công.
Tại Ấn Độ thì trong năm nay một chính khách nổi tiếng là có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, Narendra Modi đại diện cho đảng đối lập BJP đang chuẩn bị lên cầm quyền. Vào mùa xuân tới sẽ có 800 triệu cử tri Ấn Độ đi bầu trong bối cảnh căng thẳng tôn giáo giữa người Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Nhìn đến Trung Quốc : cùng với sức mạnh kinh tế, Bắc Kinh đang khẳng định vị thế của mình tài các vùng Biển Đông và Hoa Đông. Tất cả những yếu tố đó khiến tình thế thêm nhậy cảm. Đó là chưa kể đến những gì đang diễn ra tại Trung Đông, tại Ai Cập. Tại Châu Âu, tôi nghĩ là trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu vào tháng 5/2014, các đảng phái chính trị có khuynh hướng dân túy cũng sẽ thu được nhiều phiếu. Tại các nước Tây phương, khi mà người dân cảm thấy quyền lợi của họ bị đe dọa và trước những khó khăn kinh tế người ta có khuynh hướng bài ngoại nhiều hơn và dễ chấp nhận những chế độ chuyên chế hơn. Đó là trường hợp của Nga chẳng hạn »
Theo quan điểm của giáo sư Bertrand Badie Học viện Sciences Po Paris, làn sóng dân tộc chủ nghĩa ở khắp nơi bắt nguồn từ sự bất lực của các định chế đa quốc gia, trong việc giải quyết những vấn đề lớn của thế giới.
« Tôi nghĩ rằng cốt lõi vấn đề nằm ở các định chế quốc tế bị bó tay. Câu hỏi đặt ra là liệu các nhà lãnh đạo trên thế giới có quan tâm đến những chuyển biến đó, những mối căng thẳng đó hay không. Theo tôi đó là những dấu hiệu báo trước của một con bệnh trầm kha, khi mà các cơ chế quốc tế không vận hành một cách bình thường và bất lực để giải quyết những vấn đề liên quan đến an ninh của thế giới.
Ngoài ra tôi xin đưa ra thêm hai nhận xét : thứ nhất là một loạt các xung đột nổ ra hàng tuần, hàng tháng – nhưng trong trường hợp ở châu Phi. Những xung đột võ trang đó không phải là một sự đối đầu giữa quân đội hai nước hay giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Điều đáng quan ngại hơn cả là cộng đồng quốc tế không có cách nào để ngăn chặn những xung đột lẻ tẻ đó. Trong trường hợp cụ thể của châu Phi, tất cả xuất phát từ chỗ vế quân sự chiếm một vị trí quá lớn so với vế chính trị.
Nhận xét thứ nhì của tôi liên quan đến vai trò ‘siêu cường’ của nước Mỹ. Hoa Kỳ đang xét lại chính sách đối ngoại của mình. Tổng thống Obama là người đầu tiên nêu lên câu hỏi là liệu nước Mỹ có đủ sức để cáng đáng vai trò này nữa hay không ?
Kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ, Hoa Kỳ luôn đơn phương hành động trên những hồ sơ liên quan tới an ninh quốc tế. Nhưng năm ngoái, Mỹ đã chấp nhận đàm phán trở lại trên hai hồ sơ lớn là Syria và hạt nhân Iran. Liệu rằng Hoa Kỳ có thực sự thay đổi hay không ? Có quan tâm tới những tiếng nói khác của phần còn lại trên thế giới hay không ? Còn quá sớm để có câu trả lời. Tuy vậy theo tôi đó là một trong những đặc điểm đáng chú ý trong quan hệ quốc tế của 2014 ».
Theo RFI
TIN LIÊN QUAN
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022
Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.
10/04/2022
Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.
10/04/2022