Chuyên gia Nga phân tích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) cách đảo Hải Nam Trung Quốc 230 km về phía Nam và cách bờ biển Việt Nam 200 km về phía Đông. Quần đảo này có 15 đảo, các rạn san hô và các bãi cát trên một vùng biển có diện tích 46.000 km2 với bán kính khoảng 100 km.
Chiều dài từ Tây sang Đông là 180 km, từ Bắc xuống Nam - 170 km, tổng diện tích (nổi trên mặt nước) của các đảo- khoảng 7,8 km2. Trong khu vực này có trữ lượng dầu mỏ- khí đốt tương đối lớn. Theo các chuyên gia Mỹ, trữ lượng dầu mỏ tại đây – khoảng 11 tỷ thùng và khí đốt – khoảng 5,9 nghìn tỷ mét khối.
Vào tháng 1/1974, lợi dụng bối cảnh khi đó là chế độ Nam Việt Nam ở Sài Gòn đang trên bờ vực thất bại quân sự, còn người Mỹ đã không còn bụng dạ nào nghĩ đến chuyện hỗ trợ đồng minh trong cuộc đối đầu với Trung Quốc nữa, Hải quân PLA sau các trận chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã đổ bộ quân lên quần đảo Hoàng Sa. Theo các số liệu chính thức, trong chiến dịch Trung Quốc đổ bộ chiếm Hoàng Sa này, đã có 53 người Việt Nam và 18 người Trung Quốc thiệt mạng.
Theo thông tin do Trung tâm phân tích CSIS của Mỹ công bố, Trung Quốc đã và đang gấp rút tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo của Quần đảo Hoàng Sa. Trên bốn hòn đảo đã xây dựng xong các đường băng cất- hạ cánh hoàn chỉnh và các hầm trú ẩn, nhà xưởng, kho chứa nhiên liệu.
Trên một số đảo, Trung Quốc đang cho cơi nới mở rộng các bến cảng để các tàu chiến và tàu vận tải cỡ lớn có thể cập cảng.
Mặc dù Bắc Kinh bắt đầu tăng cường mức độ hiện diện quân sự tại Hoàng Sa từ đầu thế kỷ 21, nhưng chính hoạt động xây dựng chủ yếu của Trung Quốc tại khu vực này được triển khai từ năm 2014 đến nay,- tức từ khi Trung Quốc bắt đầu triển khai bồi đắp các đảo nhân tạo trong khu vực quần đảo đang tranh chấp này.
Tốc độ xây dựng đảo mới nhanh đến nỗi mà vào tháng 4/2015, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã phải lên tiếng báo động: "Đến thời điểm hiện tại (4/2015), người Trung Quốc đã tạo mới được khoảng 4 km2 diện tích mặt đất." Kể từ thời điểm đó đến nay (2015), diện tích các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông đã tăng lên rất nhiều lần (so với 4km2 năm 2015-ND).
Ảnh vệ tinh Google Earth: Đảo Phú Lâm năm 2005 |
Căn cứ quân sự lớn nhất (tại Hoàng Sa) được (Trung Quốc) xây dựng trên đảo Phú Lâm (Woody), - trên đảo này đã xây xong 2 bến cảng có khả năng tiếp nhận các tàu lượng giãn nước lên đến10.000 tấn.
Đến trước năm 2014, diện tích ban đầu của hòn đảo là 2,1 km2 đã tăng lên khoảng 30%. Năm 2007, đường băng chính dài 2.350 mét được xây dựng từ năm 1990 đã được cải tạo. Đã xây dựng mới các hầm trú ẩn bằng bê tông cốt thép, kho chứa nhiên liệu và đạn dược, các tòa nhà ở cho nhân viên dân sự vả quân nhân.
Nguồn nước sạch chủ yếu là nước mưa dự trữ. Ngoài ra, nước uống còn được vận chuyển từ đảo Hải Nam đến. Nhà máy lọc nước biển được xây dựng tại đây tháng 10/2016 có khả năng lọc 1.000 tấn nước biển mỗi ngày.
Ảnh vệ tinh Google Earth: đảo Phú Lâm năm 2018 |
Theo các số liệu chính thức của Trung Quốc, hiện trên đảo Phú Lâm đang có 1.200 người. Phần lớn trong số đó làm việc liên tục trên đảo 6 tháng sau đó thay ca . Khoảng một nửa trong số những người trên đảo là quân nhân và cảnh sát.
Ảnh vệ tinh Google Earth: các máy bay tiêm kích J-11 trên đảo Phú Lâm |
Trước đây, trên các đường băng cất- hạ cánh có thể thấy các máy bay chiến đấu J-8II, JH-7A và Su-30MK2. Bắc Kinh cũng cho bố trí tại đây các máy bay lên thẳng chống ngầm và các máy bay của Không quân tuần tiễu.
Các nhà chứa máy bay có không gian đủ rộng để có thể tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa tại chỗ. Trong trường hợp tình hình căng thẳng, Trung Quốc có thể tăng số lượng máy bay chiến đấu trên đảo Phú Lâm lên nhiều lần chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Hiện tại, Đảo Phú Lâm đã được (Trung Quốc) biến thành một pháo đài hải quân thực thụ. Cách đường băng không xa, có những bãi đất đã được đổ bê tông để triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-6A.
Cạnh xe chỉ huy tổ hợp tên lửa phòng không nói trên còn có tổ hợp pháo phòng không bảy nòng Type cỡ 30 ly trang bị hệ thống ngắm bắn quang-radar . Trung Quốc tính toán rằng làm như vậy để tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không tầm thấp của HQ-6A.
Tổ hợp này hiện không thường xuyên trực chiến mà được bảo quản trong các nhà chứa để tránh tác động của các điều kiện khí tượng bất lợi trên đảo.Nhưng trên các ảnh vệ tinh có thể thấy có thể thấy nó thường xuyên được đưa ra các trận địa để phục vụ công tác huấn luyện.
Trên đảo này còn có một số đài radar di động và cố định. Một trạm radar cố định được bố trí ở phía Tây Bắc đảo. Những radar cố định công suất lớn có thể phát hiện các mục tiêu trên không ở độ cao lớn ở cự ly hơn 400 km, các mục tiêu trên biển cỡ tàu lớn có thể được phát hiện ở cự ly lên tới 200 km.
Ảnh vệ tinh Google Earth: Trận địa HQ-9A ở phía Tây đảo Phú Lâm |
Trên bãi biển được bồi đắp nhân tạo ở phía Tây đảo này, Bắc Kinh đã cho triển khai một tiểu đoàn tên lửa phòng không HQ-9A có thể tiêu diệt mục tiêu tầm cao ở cự ly tới 200 km.
Khả năng giám sát radar liên tục không phận cùng sự hiện diện của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm bắn khác nhau cùng các máy bay tiêm kích hiện đại cho phép Bắc Kinh tạo ra một chiếc ô phòng không hiệu quả phía trên khu vực do Trung Quốc đang kiểm soát.
Các phương tiện truyền thông Mỹ dẫn nguồn từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết là trên đảo Phú Lâm đã có các tổ hợp tên lửa chống hạm cơ động. Rất có thể, đó là (tổ hợp) tên lửa chống hạm C-803 với tầm bắn hơn 200 km.
Hoặc cũng có thể là (tổ hợp) tên lửa chống hạm YJ-62C - tầm bắn hơn 300 km hoặc (tổ hợp) tên lửa chống hạm hạng nặng YJ-18 có khả năng đối phó với các tàu mặt nước ở cự ly tới 500 km.
Các dữ liệu chỉ mục tiêu ngoài đường chân trời cho các tổ hợp tên lửa chống hạm bờ của Trung Quốc sẽ được nhận từ các tàu nổi, từ máy bay tuần tiễu Y-8X / J / G / Q và máy bay radar phát hiện từ xa và điều khiển (AWACS) KJ-200/500 trú quân thường xuyên trên đảo Hải Nam, cách đảo Phú Lâm khoảng nửa giờ bay.
Cũng tại căn cứ không quân Phú Lâm, trên ảnh vệ tinh có thể thấy các máy bay lên thẳng Z-18. Trong số những máy lên thẳng này rất có thể có một máy bay lên thẳng mang radar giám sát Z-18J.
Theo quan điểm của các chuyên gia Phương Tây, để tuần tiễu trên các khu vực biển liền kề (phụ cận) Quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh có thể huy động các máy bay không người lái hạng nặng Xianlong và Divine Eagle đang được bố trí tại tại căn cứ không quân Anshun ở tỉnh Quý Châu, phía Đông Nam Trung Quốc.
Ảnh vệ tinh Google Earth: đảo Cây năm 2002 |
Ngoài đảo Phú Lâm, Trung Quốc cũng đã xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo khác thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 2014, Bắc Kinh ráo riết đổ cát tăng diện tích đảo Tree (Đảo Cây) vốn trước chỉ có 0,22 km2.
Đến thời điểm hiện tại, diện tích đảo đã tăng gấp đôi. Hiện giờ thì trên đảo này, Trung Quốc cũng đã xây xong các hạng mục cơ sở hạ tầng cho phép tiếp nhận hàng từ các tàu vận tải, một bãi đỗ máy bay lên thẳng, các nhà kho và các trạm radar.
Ảnh vệ tinh Google Earth: Đảo Cây năm 2018 |
Đảo Money (Đảo Quang Ánh) diện tích 0,36 km2 nằm ở phía Tây Nam Quần đảo Hoàng Sa. Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu xây một số tháp bê tông để bố trí radar . Hiện tại, trên đảo có chiều dài khi thủy triều lên không vượt quá 1.300 m này đã có tới 5 trạm radar công suất lớn (của Trung Quốc) đang hoạt động
Ảnh vệ tinh Google Earth: Đảo Duncan (Đảo Quang Hòa) năm 2004 |
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, đảo Quang Hòa (Duncan) nằm ở trung tâm quần đảo là cơ sở chính của lực lượng chống ngầm và tình báo vô tuyến kỹ thuật của Hải quân PLA trong khu vực này. Cũng như với các đảo khác, từ năm 2014 đến nay, diện tích đảo đã tăng mạnh.
Ảnh vệ tinh Google Earth: Đảo Quang Hòa (Duncan) năm 2018 |
Trên đảo Quang Hòa diện tích vẻn vẹn 0,5 km2 có ít nhất 6 trạm radar, một trung tâm liên lạc lớn, một số bãi đỗ máy bay lên thẳng và các nhà chứa máy bay. Theo các nguồn tin chính thức của Trung Quốc, trên đảo này còn có một trung tâm theo dõi các vật thể vũ trụ.
Ảnh vệ tinh Google Earth: các tàu chiến Hải quân PLA trong cảng Đảo Quang Hòa |
Năm 2016, Trung Quốc bắt đầu đưa vào khai thác một đường băng cất-hạ cánh mới xây trên rạn san hô Fiery Cross, nằm chính giữa đường thẳng giả định nối Việt Nam và Malaysia. Công việc bồi đắp đảo nhân tạo này bắt đầu năm 2014.
Hai năm sau, tại đây đã có một vùng đất rộng 3 km2 và căn cứ không quân Nansha với đường băng dài 3.160 m có thể tiếp nhận tất cả các kiểu máy bay tiêm kích và máy bay ném bom của Trung Quốc.
Chuyến máy bay chở khách đầu tiên Boeing-737 của Công ty Hàng không Trung Quốc “China Southern Airlines Holding Company” đã hạ cánh xuống sân bay này ngày 6/1/2016. Ngoài ra, các máy bay tuần tiễu Trung Quốc cũng thường xuyên hạ cánh xuống căn cứ không quân này.
Ảnh vệ tinh Google Earth: rạn san hô Đá Chữ Thập năm 2014 году |
Năm 2018, những công trình chính trên đảo đã hoàn thành, và hiện nay (Trung Quốc) đã triển khai trên đảo một trung đoàn không quân tiêm kích đủ quân (biên chế), các máy bay ném bom mang tên lửa chống hạm và các máy bay chống ngầm.
Ảnh vệ tinh Google Earth: Đảo nhân tạo tại rạn san hô Đá Chữ Thập năm 2016 |
Trên các ảnh vệ tinh thương mại có thể thấy rõ, ngoài đường băng cất-hạ cánh, đã có các nhà chứa máy bay kích thước lớn, các hầm trú ẩn bằng bê tông, các kho, các kho chứa nhiên liệu, nhiều khu nhà ở và nhà làm việc. Ở phía Đông Bắc đảo, có các trạm radar và cơ sở hệ thống liên lạc vệ tinh.
Chỉ trong vòng 2 năm, Trung Quốc đã xây dựng xong trên đảo nhân tạo này cơ sở hạ tầng đảm bảo cho hoạt động của một căn cứ quân sự hoàn chỉnh với quân số vài nghìn người.
Ảnh vệ tinh Google Earth: Tàu đổ bộ cỡ lớn dự án 072-II cạnh cầu cảng trên Đảo Đá Chữ Thập |
Bến cảng phía bên trong đảo có thể tiếp nhận các tàu lớp đại dương. Trên các ảnh vệ tinh có thể nhận rõ các tàu hộ tống và tàu khu trục của Hải quân PLA thường xuyên neo đậu tại cảng này. Việc vận chuyển hàng đến đảo do cả tàu vận tải dân sự và tàu đổ bộ cỡ lớn thực hiện.
Trên đảo cũng đã xuất hiện tàu tấn công- đổ bộ cỡ lớn Dự án 072-II với lượng giãn nước tới 4.800 tấn. Tàu đổ bộ dự án này có bán kính hoạt động khoảng 3.000 hải lý, chở đến 300 lính thủy đánh bộ và 10 xe tăng.
Tại một rạn san hô cách Đảo Palawan của Philippines 250km, vào năm 2015, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Manila, Trung Quốc đã bắt đầu công việc bồi đắp đảo nhân tạo tại đây.
Trước những phản ứng gay gắt của chính quyền Philippines liên quan đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ không quân trên đảo và do khu vực này cách quá xa bờ biển Trung Quốc, nên ngay từ khi triển khai các hoạt động bồi đắp đảo, Bắc Kinh đã điều các tàu chiến Hải quân PLA đến để
bảo vệ lực lượng bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng .
Theo số liệu của Mỹ, đến thời điểm hiện tại, trên hòn đảo nhân tạo có diện tích khoảng 0,7 km2 này, Trung Quốc đã triển khai các trạm radar radar và một tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần.
Cách đây không lâu, tờ báo Trung Quốc “South China Morning Post” đưa tin là một viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo một nhà máy điện hạt nhân di động cỡ nhỏ để triển khai trên một trong số những hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông.
Nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu thiết kế sẽ được lấy một phần từ ngân sách Bộ Quốc phòng Trung Quốc và dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác sau 5 năm. Rõ ràng là, những tuyên bố như vậy của Trung Quốc- đó là những một thách thức công khai (trắng trợn) của Trung Quốc đối với các đối thủ của mình trên Thái Bình Dương, mà trước hết là Mỹ.
Bằng cách củng cố và tăng cường sự hiện diện quân sự trên các đảo tranh chấp và biến những đảo đó thành những “tàu sân bay không thể đánh chìm”, giới cầm quyền Bắc Kinh tự cho mình cái quyền được phớt lờ quan điểm (và lợi ích) của các quốc gia khác, và chỉ chấp nhận đối thoại với những nước đó “trên thế mạnh”.
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022