Vietnews.ru
Thế giới

Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng EU - những bài toán khó giải

03/05/2022 (Đọc 13 phút)


Các Bộ trưởng năng lượng EU nhóm họp ngày 2/5 nhằm tháo gỡ những khó khăn của khối về năng lượng. EU đang đứng trước những bài toán khó cả trước mắt và lâu dài vì các đòn trừng phạt giữa EU và Nga trong lĩnh vực năng lượng càng ngày càng gây “sát thương” lớn hơn đối với nền kinh tế.

Biện pháp xử lý bài toàn khó

Sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgary, Liên minh châu Âu hiểu rằng Nga sẽ hành động cứng rắn nếu châu Âu không chấp thuận yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp của Nga.

Pin mặt trời - một hướng giải quyết tình trạng thiếu năng lượng trong bối cảnh EU căng thẳng với Nga về vấn đề Ukraine. Ảnh: UN Observer.

Trong buổi họp báo sau khi kết thúc cuộc họp chiều tối qua tại Brussels, Uỷ viên phụ trách năng lượng của EU, Kadri Simpson cho biết, châu Âu vẫn coi việc các công ty tuân thủ hoàn toàn yêu cầu từ phía chính quyền Nga rằng phải trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng rúp sẽ là một sự vi phạm đối với các lệnh trừng phạt mà EU đang áp đặt nhằm vào Nga. Nói cách khác, EU vẫn không chấp nhận yêu cầu từ Nga rằng các công ty châu Âu phải mở 2 tài khoản tại Ngân hàng Gazprombank của Nga, chuyển trả tiền khí đốt bằng đồng euro hoặc USD vào một tài khoản và sau đó đổi số tiền này sang đồng rúp Nga tại tài khoản kia. Tất nhiên, quan điểm này không phải là tuyệt đối bởi EU chỉ nói rằng các công ty nào tuân thủ toàn bộ các yêu cầu của Nga thì mới bị coi là vi phạm, còn các công ty châu Âu vẫn có thể “lách luật” về mặt kỹ thuật nếu tuyên bố đã hoàn tất hợp đồng ngay sau khi trả tiền bằng đồng euro cho đối tác Nga và trước khi số tiền này bị chuyển đổi sang đồng rúp. Tuy nhiên, EU sẽ phải ra hướng dẫn chi tiết hơn cho giải pháp kỹ thuật này.

Về tổng thể, các Bộ trưởng Năng lượng châu Âu chưa đưa ra một giải pháp cụ thể nào, nhưng cũng đã hé mở một số hướng đi. Ngoài hướng dẫn về cơ chế thanh toán tiền khí đốt cho Nga sẽ được ban hành chi tiết trong thời gian tới, các Bộ trưởng EU cũng đã thống nhất vào ngày 5/5 tại thủ đô Sofia (Bulgaria) sẽ nhóm họp Nhóm phản ứng nhanh khu vực về khí đốt, tức mô hình các nước EU láng giềng của nhau sẽ trợ giúp nhau về khí đốt nếu Nga cắt nguồn cung. Châu Âu nhận định ngay cả nếu Nga ngay lập tức cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu bây giờ, châu Âu cũng không phải đối mặt với nguy cơ lớn ngay lập tức bởi thời tiết đã vào Hè, nhu cầu sưới ấm tại các nước suy giảm, đồng thời EU cũng đã gia tăng dự trữ tối đa để có thể tự cung được trong vòng ít nhất vài tháng. Tất nhiên về lâu dài thì đó sẽ là một kịch bản tệ hại về kinh tế. 

Một số động thái đáng chú ý hơn từ cuộc gặp của các Bộ trưởng Năng lượng EU, đó là lần đầu tiên Đức tuyên bố không phản đối nếu châu Âu cấm dầu mỏ Nga. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng Đức có thể xoay xở được nếu cắt dầu từ Nga, dù sẽ thiệt hại kinh tế. Ngay cả các quan chức Áo cũng cho biết sẽ không phản đối cấm dầu mỏ từ Nga nếu các nước khác đều chấp nhận. Đây là sự thay đổi quan điểm lớn từ hai nước vốn rất phụ thuộc vào năng lượng Nga, nhưng chỉ giới hạn trong việc cấm dầu mỏ chứ hoàn toàn không đề cập đến khí đốt, mặt hàng quan trọng hơn đối với châu Âu.

Tham vọng chấm dứt hẳn việc phụ thuộc nhập khẩu năng lượng Nga

Ngoài việc giải quyết bài toán trước mắt là vấn đề thanh toán khí đốt, các nước châu Âu còn đặt ra mục tiêu dài hơn là chấm dứt hoàn toàn nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga trong vòng 5 năm tới. 

Hiện tại, châu Âu đang phụ thuộc rất lớn vào các nguồn năng lượng nhập từ Nga, cụ thể 40% khí đốt và 27% dầu mỏ mà các nước EU đang tiêu dùng là do Nga cung cấp. Do đó, từ khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra từ cách đây hơn 2 tháng, châu Âu đã nói rất nhiều đến chiến lược cắt đứt sự phụ thuộc vào năng lượng Nga bởi lẽ sự phụ thuộc này “trói chân, trói tay” châu Âu trong các quyết định địa chính trị, đồng thời cung cấp cho Nga mỗi ngày khoảng 1 tỷ euro, một con số rất lớn mà châu Âu cho rằng Nga sử dụng chính số tiền này để tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Vì thế, châu Âu xem việc chấm dứt nhập năng lượng Nga như là một lựa chọn chính trị và đạo đức bắt buộc. Khối này cũng chịu sức ép rất lớn từ các đồng minh như Mỹ, Anh và từ chính Ukraine trong việc phải chấm dứt giao dịch năng lượng với Nga. 

Vấn đề đặt ra là để một chiến lược lớn như thế được thông qua, EU luôn cần có sự đồng thuận của cả 27 nước thành viên và đây chính là khó khăn lớn nhất. 27 quốc gia thành viên EU có mức độ phụ thuộc khác nhau vào nguồn năng lượng Nga. Có một số nước không phụ thuộc, hoặc rất ít, vào khí đốt và dầu mỏ của Nga như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… nên có thể dễ dàng đồng ý với giải pháp cắt đứt nguồn cung từ Nga. Nhưng một số nước khác, như Đức, Áo, Slovakia, Hungary… lại phụ thuộc lớn, thậm chí lên đến 100%, vào khí đốt của Nga nên không thể ngay lập tức cắt đứt nguồn cung từ Nga bởi làm thế thì nền kinh tế các nước này sẽ nhận hậu quả còn nặng nề hơn Nga. Các lãnh đạo của Đức, cường quốc số 1 và có tiếng nói trọng lượng nhất trong EU, từng nhiều lần thừa nhận nước Đức có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng, GDP sụt giảm ngay lập tức ít nhất 3%, hàng trăm ngàn lao động sẽ thất nghiệp… nếu cắt khí đốt của Nga. Bộ trưởng năng lượng Áo, thì cho rằng ngay cả kế hoạch mà châu Âu đặt ra là đến năm 2027 chấm dứt nhập năng lượng Nga cũng là quá tham vọng. Slovakia cũng phản ứng tương tự. Hungary thì bên cạnh việc kiên quyết bảo vệ nguồn nhập năng lượng từ Nga còn thể hiện cả một sự ủng hộ chính trị nhất định với Nga trong khủng hoảng Ukraine, công khai chỉ trích sự đòi hỏi mà Hungary cho là "phi lý" từ phía chính quyền Ukraine. 

Với tất cả những vướng mắc đó, EU sẽ không thể có các hành động quá nhanh chóng, quyết liệt. Trong cuộc họp hôm qua, các Bộ trưởng năng lượng EU đã thảo luận chi tiết việc cấm nhập dầu mỏ từ Nga vì mức độ phụ thuộc của EU vào dầu mỏ Nga thấp hơn so với khí đốt, các nguồn cung thay thế cũng dễ tìm hơn. Tuy nhiên, kể cả nếu sớm thông qua, lệnh cấm nhập dầu mỏ Nga cũng chỉ có thể được áp dụng từ năm sau. Để tránh bị một số nước phản đối, EU cũng đã tính toán có thể cho Hungary và Slovakia được hưởng ngoại lệ bởi 2 nước này nhập đến 95% và 58% lượng dầu thô hay các sản phẩm từ dầu mỏ từ Nga. Nói cách khác, EU sẽ thiết kế các gói trừng phạt chuyên biệt với nhiều cấp độ, để từng nhóm nước áp dụng ở các cấp độ khác nhau. Trong ngày mai, 04/05, Đại sứ các nước EU có thể nhóm họp để thảo luận kỹ hơn về các ý tưởng này, trước khi trình các nguyên thủ EU thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh. Mấu chốt là Đức, đầu tàu của EU, có vẻ cũng đã thay đổi quan điểm, không còn quá phản đối việc cấm dầu mỏ Nga như trước. Trong năm 2021, Đức nhập 36% lượng dầu mỏ từ Nga nhưng trong vài tháng qua đã giảm xuống còn 12%, đồng thời cho rằng nước này có thể xử lý được vấn đề nguồn cung dầu mỏ nếu cắt nhập khẩu từ Nga. Tuy nhiên, khí đốt từ Nga sẽ là lĩnh vực khó khăn hơn rất nhiều mà EU chắc chắn chưa thể sớm có giải pháp thay thế trong vài tháng, thậm chí là vài năm tới.

Tác động của gói trừng phạt thứ 6 lên Nga

Căng thẳng leo thang trong xung đột Nga-Ukraine tỷ lệ thuận với những đòn trừng phạt lẫn nhau giữa EU và Nga. Được biết, trong 1-2 ngày tới, EU sẽ tung ra gói trừng phạt thứ sáu dự kiến nhắm vào lĩnh vực dầu mỏ - được xem là "xương sống" của nền kinh tế Nga.

Kể từ khi nổ ra cuộc chiến tại Ukraine, Nga đã thu lợi lớn nhờ dầu mỏ và khí đốt bởi cả hai mặt hàng năng lượng này đều tăng giá rất cao. Dầu mỏ luôn duy trì ở mức trên 100 đô-la/thùng còn giá khí đốt mà Nga bán cho châu Âu đã tăng trên 10 lần (so với năm 2021) kể từ khi nổ ra cuộc chiến tại Ukraine. Trong hơn 2 tháng từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, châu Âu đã trả cho Nga đến 44 tỷ euro tiền khí đốt và dầu mỏ, tức cao gấp 2 lần mức trung bình của năm 2021. Do đó, nhìn nhận một cách khắc nghiệt thì Nga càng duy trì cuộc chiến tại Ukraine lâu dài thì giá nhiên liệu trên thị trường thế giới càng giữ ở mức cao, Nga càng hưởng lợi từ việc bán dầu mỏ, khí đốt, châu Âu càng thiệt hại nhiều hơn về kinh tế. Thực tế, hiện số tiền Nga thu về từ việc bán dầu mỏ, khí đốt cho châu Âu chiếm đến 70% tổng nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng của Nga.

Vì thế, nếu châu Âu kiên quyết cắt đứt nguồn năng lượng nhập từ Nga thì hậu quả kinh tế đối với cả hai đều sẽ rất lớn. Nga mất đi khách hàng quan trọng nhất còn châu Âu mất nhà cung cấp lớn nhất, ổn định nhất, với giá rẻ nhất. Nga có thể bù đắp phần nào việc mất thị trường châu Âu bằng việc chuyển hướng, gia tăng xuất khẩu sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là việc Nga đã và đang làm, từ trước khi phát động chiến dịch quân sự tại Ukraina. Nhưng vấn đề là Nga bán dầu mỏ, khí đốt cho Ấn Độ và Trung Quốc với giá rất ưu đãi, thấp hơn nhiều mức giá bán cho châu Âu nên nguồn thu từ 2 thị trường này về ngắn hạn và trung hạn cũng sẽ không thể bù đắp cho phần bị mất khi ngừng giao dịch với châu Âu. Tuy nhiên, với Nga hiện nay, các ưu tiên về chính trị quân sự đang được đặt ở mức cao nhất và Nga đã rơi vào tình thế không thể dừng cuộc chiến tại Ukraine chừng nào chưa hoàn tất các mục tiêu chính trị-quân sự đã đề ra. Nga đã chấp nhận trả giá đắt về kinh tế cho lựa chọn địa chính trị của mình nên vấn đề là nền kinh tế Nga sẽ duy trì được mức độ dẻo dai đến đâu.

Đối với châu Âu, việc chấm dứt năng lượng Nga cũng sẽ là một thách thức khổng lồ. Dầu mỏ từ Nga có thể được thay thế bởi dầu mở từ Trung Đông, từ Na Uy nhưng khí đốt là một câu chuyện khác. Do lợi thế về tài nguyên, về địa lý, trong nhiều chục năm qua Nga đã thiết lập được một hệ thống vận chuyển, phân phối khí đốt rộng lớn, ổn định, chất lượng và giá thành rẻ cho châu Âu thông qua các đường ống dẫn khí quy mô lớn. Để dần thay thế khí đốt từ Nga, hiện châu Âu đang phải nhập khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) từ Mỹ, Qatar, đồng thời đặt cược vào việc sản xuất năng lượng sạch. Đây là các giải pháp đắt đỏ và không vững chắc bởi để tiếp nhận LNG từ Mỹ hay các nước, châu Âu cũng phải đầu tư hàng chục tỷ euro xây dựng cơ sở hậu cần tiếp nhận và lưu trữ. Giá LNG nhập từ Mỹ cũng đắt hơn nhiều khí đốt Nga. Việc đặc cược vào năng lượng xanh cũng rất rủi ro bởi công nghệ sản xuất năng lượng xanh hiện vẫn rất đắt đỏ và chưa thực sự chín muồi. Do đó, về lâu dài châu Âu không chỉ cần ý chí chính trị mạnh mẽ mà còn phải chấp nhận thiệt hại kinh tế lâu dài. 

Trong cuộc đối đầu, ăn miếng-trả miếng giữa Nga và châu Âu hiện nay, phía Nga đã thể hiện rõ họ chấp nhận trả cái giá rất đắt về kinh tế-chính trị để hoàn thành mục tiêu địa chính trị có thể là quan trọng nhất đối với nước Nga trong thế kỷ 21 và với nguồn tài nguyên khổng lồ, Nga có thể sẽ trụ vững về lâu dài. Nhưng châu Âu có thể không có nhiều thời gian, nguồn lực như Nga. Các chính phủ châu Âu hiện nay có thể cứng rắn với Nga nhưng khi kinh tế đình trệ, các đời chính phủ sau có thể sẽ thay đổi quan điểm trước sức ép từ dân chúng, những người chắc chắn sẽ có lúc đặt câu hỏi rằng tại sao châu Âu phải hy sinh chính lợi ích của mình vì một quốc gia khác. Đây là điều đang diễn ra ở một số nước như Hungary, Bulgaria và cũng đã nhen nhóm tranh cãi ở nhiều nước khác. Một kịch bản khác có thể xảy ra, đó là nếu Nga sớm hoàn tất các mục tiêu và kết thúc chiến dịch quân sự tại Ukraine thì khi đó châu Âu sẽ phản ứng ra sao? Liệu có tiếp tục kiên quyết cắt đứt các giao dịch năng lượng với Nga hay không? Đây đều là các câu hỏi không dễ trả lời./.

Theo: VOV https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/hoi-nghi-bo-truong-nang-luong-eu-nhung-bai-toan-kho-giai-post941246.vov


Tags: năng lượng,
#Nga-EU


TIN LIÊN QUAN

Các Bộ trưởng năng lượng EU nhóm họp ngày 2/5 nhằm tháo gỡ những khó khăn của khối về năng lượng. EU đang đứng trước những bài toán khó cả trước mắt và lâu dài vì các đòn trừng phạt giữa EU và Nga trong lĩnh vực năng lượng càng ngày càng gây “sát thương” lớn hơn đối với nền kinh tế.

Thế giới,

03/05/2022

Quan chức thân Nga tại tỉnh Kherson, lãnh thổ Ukraine mà Nga đang kiểm soát, cho biết khu vực này sẽ bắt đầu dùng đồng ruble của Nga từ ngày 1/5.

Thế giới,

28/04/2022

EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.

Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.

Thế giới,

23/04/2022

Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.

Ngoại trưởng Đức Baerbock ngày 20/4 cho biết nước này sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay theo lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.

Thế giới,

21/04/2022

Người phát ngôn điện Kremlin cho biết, dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được Nga chuyển cho phía Ukraine với những điều khoản rõ ràng và hiện nay quyết định đang nằm ở Kiev.

Thế giới,

20/04/2022

Megayacht mang tên Amadea của "ông trùm vàng" Suleiman Kerimov đã chịu cảnh bị giam lỏng, vì thủy thủ đoàn bị bắt khi ghé qua Fiji trên đường vượt đại dương.

Thế giới,

20/04/2022

Cảnh sát Liên bang Đức ngày 13-4 thông báo họ đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới Dilbar liên quan đến tỉ phú Nga Alisher Usmanov.

Thế giới,

14/04/2022

Nhà chức trách Ukraine đã tịch thu 10 tàu của Nga đang bảo dưỡng tại cảng Odessa và tuyên bố sẽ quốc hữu hóa.

Thế giới,

13/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022