Vietnews.ru
Tham khảo

Đằng sau cuộc chiến tình báo Nga - Romania

23/08/2010 (Đọc 6 phút)

Xem thêm:

Vụ ăn miếng trả miếng - trục xuất nhân viên ngoại giao của nhau giữa Nga và Romania đang được dư luận 2 nước, đặc biệt là giới chuyên môn quan tâm bởi 3 nguyên nhân.

Đằng sau cuộc chiến tình báo Nga - Romania
Ông Gabriel Grecu trước khi bị bắt


Thứ nhất, không ai đúng. Trước khi ra lệnh trục xuất một nhân viên ngoại giao Nga (tối 17-8) tại Đại sứ quán Nga ở Thủ đô Bucharest, Bộ Ngoại giao Romania đã cáo buộc Moskva vi phạm nghiêm trọng các công ướcVienna năm 1961 về nghi thức ngoại giao khi bắt nhân viên ngoại giao của họ, ông Gabriel Grecu. Nguyên nhân của việc trục xuất nhân viên ngoại giao Nga được Bộ Ngoại giao Romania giải thích “vì bị cáo buộc làm gián điệp”. Có một chi tiết được giới chuyên môn quan tâm là khi công bố quyết định kể trên, Bộ Ngoại giao Romania không nêu danh tính và tên tuổi cùng phẩm hàm của nhân viên ngoại giao Nga bị trục xuất.

Trước đó 1 ngày (16-8), tại cuộc họp báo, Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) thông báo, đã bắt Bí thư thứ nhất Gabriel Grecu, nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Romania ở Thủ đô Moskva vì tội hoạt động gián điệp. Ngay lập tức, ông Gabriel Grecu bị Bộ Ngoại giao Nga ra lệnh trục xuất khỏi Moskva trong vòng 48 giờ. Cũng tại cuộc họp báo hôm 16-8, đại diện FSB cho biết, đã bắt quả tang Bí thư thứ nhất Gabriel Grecu khi đang nhận những thông tin quân sự bí mật từ một công dân Nga (được biết tới với bí danh M) cùng thiết bị gián điệp trên người. Khi bị bắt, ông Gabriel Grecu đã bị chính người đưa tài liệu tố cáo đang hoạt động gián điệp. Theo kênh truyền hình Romania Realitatea TV, ông Gabriel Grecu đã bị tịch thu thiết bị gián điệp. Có tin nói rằng, người tiền nhiệm của ông Gabriel Grecu cũng từng bị bắt về tội hoạt động gián điệp tại Moskva và đã bị trục xuất khỏi Nga cách đây 2 năm (2008-2010). Nhưng cho tới nay, chính phủ Romania vẫn giữ im lặng, không bình luận về vụ Bí thư thứ nhất Gabriel Grecu bị trục xuất. Bộ Ngoại giao Rumania cũng từ chối bình luận về thông báo của FSB.

Thứ hai, hoạt động cho ai. FSB khẳng định, ông Gabriel Grecu bị bắt quả tang khi đang cố gắng thu thập thông tin mật và làm việc cho cơ quan tình báo Romania dưới danh nghĩa Bí thư thứ nhất phụ trách chính trị tại Đại sứ quán Rumania ở Moskva. Nhưng Đại sứ quán Romania ở Moskva và Bộ Ngoại giao Nga đều từ chối bình luận về thông tin kể trên, cũng như không đưa ra phản ứng nào. Mặc dù ông Gabriel Grecu đã về nước, nhưng cho đến nay dư luận vẫn không rõ điệp viên này hoạt động cho cơ quan tình báo Romania, hay tình báo NATO.


Cùng tấm thẻ Bí thư thứ nhất


Tuy nhiên theo giới truyền thông, với các nhu cầu mà ông Gabriel Grecu muốn thu thập: dữ liệu về những quan chức cấp cao của 2 nước cộng hoà chưa được công nhận là Abkhazia và Nam Osetia (tách ra từ Gruzia), cũng như ở Moldova và Transnistria cho thấy, cả Romania và NATO đều đặc biệt quan tâm tới vấn đề nhạy cảm này. Điệp viên Gabriel Grecu đặc biệt quan tâm tới sự hiện diện quân sự của Nga tại Transnistria - từ số lượng, vị trí đóng quân, trang thiết bị vũ khí, đến điều kiện sử dụng tại sân bay quân sự Tiraspol… Tuy không được quốc tế thừa nhận, nhưng kể từ sau cuộc chiến với Moldova (từ tháng 3 đến tháng 7-1992), Transnistria luôn được Nga ủng hộ và bảo vệ. Được biết, lực lượng gìn giữ hoà bình Nga hiện đang có mặt tại Transnistria, nước cộng hoà không được quốc tế công nhận sau khi tuyên bố độc lập (2-9-1990) và tách khỏi Moldova. Cách đây 2 tháng, Moldova đã yêu cầu Nga rút 1.500 binh sỹ đang đồn trú tại Transnistria.

Thứ ba, những câu hỏi không lời đáp. Giới chuyên môn cho rằng, từ lâu Bucharest đã quan tâm đến Moldova, Transnistria, cũng như các tỉnh Odessa và Cher novtsy của Ukraine bởi nước này đang muốn có ảnh hưởng tại những khu vực này. Đây cũng là mối quan tâm lớn của NATO bởi họ không muốn Nga “độc chiếm” khu vực địa - chính trị quan trọng này, nhất là sau “cuộc chiến 5 ngày Nga - Gruzia” cách đây hơn 2 năm. Cách đây không lâu Mỹ và NATO từng nhiều lần khẳng định, không mở rộng hoạt động gián điệp tại các nước thuộc Liên Xô cũ, nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại - họ luôn quan tâm tới những động thái mới nhất tại các khu vực đã và đang chịu ảnh hưởng của Nga.

Kể từ khi trở thành thành viên NATO (2004-2010) đến nay, quan hệ giữa Nga và Romania luôn căng thẳng, nhất là sau khi Bucharest đồng ý cho Washington triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa tại nước này. Điều đáng quan tâm nhất là vụ bắt và trục xuất ông Gabriel Grecu diễn ra đúng thời điểm Chủ tịch đảng Cộng sản Moldova (CPM), cựu Tổng thống Vladimir Voronin đưa ra lời kêu gọi cử tri nước này tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra hôm 5-9-2010 để thay đổi Hiến pháp: thay đổi điều khoản quy định bầu Tổng thống tại Quốc hội bằng hình thức phổ thông đầu phiếu. Trong lời kêu gọi cử tri hôm 16-8, Chủ tịch CPM Vladimir Voronin nhấn mạnh, cuộc trưng cầu dân ý do Liên minh vì liên kết châu Âu (AEI) cầm quyền dự kiến tổ chức chỉ nhằm mục đích tránh cho Quốc hội nước này khỏi bị giải thể. Được biết, kể từ tháng 9-2009 đến nay Moldova không có Tổng thống và đây là cuộc khủng hoảng chính trị khiến Mỹ và NATO “không hài lòng”.

Theo An ninh thủ đô


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru