Vietnews.ru
Tham khảo

Đằng sau việc Nga bất ngờ trả đất láng giềng

25/04/2015 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Để củng cố sức mạnh quân sự cho khối Hiệp ước An ninh tập thể, Nga đã quyết định trả lại vùng đất có diện tích hơn 16.000 km2 cho Kazakhstan.

Bước đi chiến lược của Nga

Trang Tengrinews.kz dẫn nguồn tin quân sự Kazakhstan cho biết, vừa qua, tại cuộc họp với người đồng cấp Kazakhstan Imangali Tasmagambetov, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết: “Chúng tôi đã ký 2 điều khoản trong thỏa thuận về việc sử dụng khu vực thử nghiệm trên lãnh thổ thuộc Kazakhstan và 2 điều khoản trong các thỏa thuận liên chính phủ về hợp đồng thuê đất”.

Bộ trưởng Sergei Shoigu cho biết Nga đã tính đến lợi ích của Kazakhstan khi trả lại vùng lãnh thổ có diện tích hơn 16.000 km2 cho Kazakhstan. Theo thông tin được người đứng đầu quân đội Nga cho biết, vùng đất này có trữ lượng khoáng sản tương đối lớn, trong đó có dầu khí.

Đặc biệt, Nga cũng sẽ rút khỏi địa điểm thử nghiệm Sary-Shagan - cơ sở này ra đời năm 1956, mục đích sử dụng ban đầu dùng để thử nghiệm tên lửa đạn đạo dưới thời Liên xô.

Động thái này của Nga được truyền thông phương Tây đánh giá mang tính chiến lược, bởi quyết định này mang lại lòng tin của đồng minh với Nga, từ đó củng cố sức mạnh khối quân sự Hiệp ước an ninh tập thể do Nga đứng đầu, hãng tin AP (Mỹ) nhận định.

Trước khi trả lại vùng đất chiến lược cho Kazakhstan, hồi đầu năm 2014, Nga đã có quyết định gây "khó hiểu" với nhiều người khi biếu không Kazakhstan 5 tiểu đoàn phòng không S-300.

Nói về quyết định này, Thứ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết việc cung cấp S-300 không chỉ nâng cao khả năng phòng thủ của Kazakhstan, mà còn cả của Nga theo Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO).

Đằng sau việc Nga bất ngờ trả đất láng giềng
Tổ hợp phòng không S-300.

“Điều đó rất quan trọng trong bối cảnh chúng ta phải đối phó với thách thức và đe dọa mới xuất hiện gần biên giới của khối. Đặc biệt khi liên quân quốc tế rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan”, ông A. Antonov cho biết.

Kazakhstan sẽ sử dụng phiên chế đơn vị phòng không giống Nga với việc mỗi trung đoàn phòng không gồm hai tiểu đoàn phòng không phức hợp và cơ cấu của mỗi tiểu đoàn S-300 sẽ có 8 xe phóng.

Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Kazakhstan Adilbek Jaksybekov, Bộ trưởng Shoigu cho biết: “Ngay trong năm 2014, chúng tôi sẽ bàn giao cho lực lượng vũ trang Kazakhstan các tổ hợp tên lửa S-300 với khối lượng và số lượng đủ để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ không phận nước này".

Không chỉ Kazakhstan nhận quà S-300

Hồi cuối năm 2014, Nga cũng quyết định máng hệ thống S-300 làm "quà tặng" cho Belarus - một thành viên khác của CSTO. Theo RIA Novosti, Nga đã hoàn thành việc chuyển giao không hoàn lại bốn hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Belarus hồi cuối năm 2014.
Bắt đầu từ năm 2015, các hệ thống này sẽ được trang bị cho lực lượng phòng không của Belarus và bắt đầu hoạt động trực chiến, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết.

Trước khi Bộ trưởng Sergei Shoigu đưa ra tuyên bố này, hồi tháng 7/2014, Phó giám đốc Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quốc phòng Liên bang Nga, Konstantin Biryulin cũng tiết lộ, Nga đã đồng ý chuyển giao miễn phí bốn tổ hợp S-300 cho Belarus. Việc chuyển giao trên được thực hiện theo khuôn khổ chương trình phát triển hệ thống phòng không khu vực hợp nhất được thành lập trước đó.
Cụ thể, hồi tháng 2/2009, Nga và Belarus cũng đã đạt được thỏa thuận về việc thành lập hệ thống phòng không hợp nhất làm nền tảng cho khả năng phát triển hệ thống phòng không chung của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ở Đông Âu. Chương trình này bắt đầu được triển khai từ cuối năm 2012.

Theo đó, Nga và Belarus đưa vào và sử dụng hệ thống chỉ huy hợp nhất chuẩn kỹ thuật số cho phép điều phối hoạt động phòng không chung của hai nước hoàn toàn tự động.

Theo một số nguồn tin, hệ thống phòng không hợp nhất của Nga và Belarus cũng được trang bị các tổ hợp tên lửa hiện đại S-400 và Tor-M2. Nhiều khả năng, Minsk sẽ được mua các đơn vị vũ khí hiện đại trên với giá ưu đãi.

Theo tính toán của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, hệ thống phòng không hợp nhất cần tối thiểu 16 tiểu đoàn S-400 để bảo đảm khả năng phòng vệ trước các mối nguy cơ bị tấn công đường không từ bên ngoài.

Từ những thông tin trên có thể nhận thấy, việc Nga tặng Belarus bốn tổ hợp tên lửa phòng không S-300 chỉ là trên danh nghĩa, còn thực chất là chúng được chuyển sang lãnh thổ Belarus để củng cố sức mạnh cho hệ thống phòng không hợp nhất của Nga và Belarus.


Tiêm kích MiG-29 của Không quân Belarus - một thành viên của CSTO.

Thành lập Lực lượng không quân tập thể

Việc tăng cường sức mạnh phòng không cho CSTO vẫn chưa đủ làm Nga yên lòng, vì vậy Moscow và CSTO quyết định thành lập Lực lượng không quân tập thể.

Quyết định trên được CSTO thông qua ngày 1/10/2014. Tổ chức CSTO hiện nay gồm có các thành viên Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.

Phát ngôn viên của CSTO ông Vladimir Zainetdinov cho biết tại cuộc họp mở rộng, Hội đồng thường trực CSTO đã quyết định thành lập một lực lượng hàng không liên minh, với sự tham gia của các đơn vị vận tải quân sự hàng không và không quân, cơ quan nội vụ, quân đội, cơ quan an ninh và đặc nhiệm, cũng như các cơ quan cảnh báo và giải quyết các tình huống khẩn cấp, của các quốc gia thành viên CSTO.

Hội đồng CSTO đã thông qua dự thảo quyết định về Kế hoạch hành động chung trong huấn luyện chiến đấu và tác chiến cho năm 2015. Ngoài ra, CSTO cũng bắt đầu xem xét cơ sở pháp lý chuẩn bị cho việc bố trí quân đội của hệ thống an ninh tập thể trên lãnh thổ các quốc gia thành viên.

Các quyết định ngày 1/10/2014 sẽ tiếp tục được thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thường trực tiếp theo của liên minh quân sự-chính trị do Nga lãnh đạo này.

Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Kinh tế Kazakhstan Timur Zhaqsylyqov hôm 22/4 khẳng định không chấp nhận sử dụng đồng tiền chung của khối thương mại do Nga thành lập hồi đầu năm 2015.

Phát biểu tại thủ đô Astana, Thứ trưởng Timur Zhaqsylyqov có lập trường rõ ràng và kiên định về việc loại trừ khả năng có một đồng tiền chung trong nội bộ khối Liên minh kinh tế Á – Âu (EES).

Đây là lời từ chối công khai đầu tiên của Kazakhstan về đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng trước nhằm tạo ra một đồng tiền chung giữa 4 quốc gia trong khối này là Armenia, Belarus, Kazakhstan và Nga.

Mối quan hệ căng thẳng giữa Kazakhstan và Nga đang tăng, phản ánh việc Astana không hài lòng về sự can thiệp của Moscow vào cuộc khủng hoảng Ukraine. Kể từ tháng 3, Kazakhstan quyết định hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Nga với lý do an toàn vệ sinh thực phẩm. Đáp trả, Nga cũng dùng lý do tương tự để cấm các sản phẩm sữa, hoa quả của Kazakhstan.


Theo http://baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.

Tham khảo,

10/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru