Vietnews.ru
Tham khảo

Exxon Mobil hợp tác với Rosneft: Mỹ không dễ "xơi" dầu mỏ củ

06/09/2011 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Dù Tổng thống Mỹ Obama cũng như Thủ tướng Nga Putin đều đang rất phấn kích với thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Exxon Mobil và Rosneft nhưng giới quan sát nhận định, cả hai phía đều không nên vội vã ăn mừng bởi còn nhiều thách thức đang chờ đợi.

“Một chân trời mới đang mở ra”, Thủ tướng Nga Vladimir Putin vui mừng thông báo về thoả thuận hợp tác chiến lược giữa “gã khổng lồ” dầu mỏ Exxon Mobil với tập đoàn dầu mở quốc gia Rosneft của Nga.

Đây được coi là thoả thuận hợp tác quan trọng nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa một trong những công ty lớn nhất thế giới là Exxon Mobil với Nga và mở đường để Nga tiếp cận thị trường Bắc Mỹ mà Moscow mong muốn từ lâu.

Với thoả thuận này, Exxon Mobil sẽ được tiếp cận nguồn dầu mỏ và khí đốt của Nga tại Bắc Cực và biển Đen trong khi Rosneft có thể tham gia vào ít nhất 6 dự án thăm dò, khai thác của hãng Exxon Mobil tại Bắc Mỹ, trong đó có các mỏ dầu ở vùng nước sâu trên vịnh Mexico, cũng như một số dự án của đối tác Mỹ ở một số nước khác".

“Tổng số tiền đầu tư của hai bên có thể lên tới 500 tỷ USD”, ông Putin nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Moscow Times nhận định, còn quá sớm để Nga và Mỹ ăn mừng về thoả thuận hợp tác bước ngoặt này. Trước khi bắt tay cùngExxon Mobil, Rosneft cũng từng hào hứng hợp tác với tập đoàn dầu khí BP của Anh. Hồi tháng 1, BP và Rosneft hoan hỉ thông báo về bản hợp đồng trị giá 8 tỷ USD trong đó lập kế hoạch cùng nhau khai thác dầu mỏ tại Bắc Cực.

Điểm giống nhau giữa hai thoả thuận hợp tác này là có sự góp mặt của Thủ tướng Putin và cấp phó của mình là ông Igor Sechin cùng với vô số dự báo đầy triển vọng cũng như những nụ cười và lời chúc tốt đẹp nhất dành cho bản hợp đồng.

Tuy nhiên, bất chấp những nhận định tích cực của giới chức Nga và nhiều chuyên gia phân tích, hợp đồng giữa BP và Rosneft vẫn sụp đổ vào tháng 5 vừa qua. Không chỉ vậy, một ngày sau khi thoả thuận giữaExxon Mobil và Rosneft được ký kết, văn phòng đại diện của BP tại Moscow còn bị phong toả.

Đây là bài học kinh nghiệm quý báu cho cả Rosneft và Exxon Mobil. Không ai có thể dám chắc hợp đồng giữa Nga và Mỹ về khai thác dầu mỏ này sẽ không phải đối mặt với những chướng ngại vật như thoả thuận trước đó giữa Moscow và London.

Thách thức đầu tiên đến từ Quốc hội Mỹ. Những nghị sĩ bảo thủ rất có thể sẽ đề nghị Uỷ ban Đầu tư đối ngoại Mỹ, cơ quan liên bộ trực thuộc Chính phủ Mỹ có thẩm quyền ngăn chặn các khoản đầu tư ở nước ngoài, đánh giá lại bản hợp đồng của Rosneft bởi đây là lần đầu tiên một công ty quốc doanh của Nga đòi hỏi cổ phần đối với số dầu mỏ và khí đốt của Mỹ.

Rõ ràng, thoả thuận hợp tác giữa BP – Rosneft hồi đầu năm khiến Mỹ không khỏi lo ngại về vấn đề an ninh. Nghị sĩ Mỹ Edward Markey từng lên tiếng cảnh báo về chiến lược mang tính quân sự của các công ty dầu mỏ Nga, đặc biệt kể từ khi BP cung cấp dầu cho quân đội Mỹ.

Trường hợp này từng có tiền lệ năm 2005. Khi đó, bản hợp đồng trị giá 13 tỷ USD tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc CNOOC và công ty Unocal có trụ sở tại California cũng “điêu đứng” bởi làn sóng phản đối trong Quốc hội Mỹ. Lý do mà nhiều nghị sĩ đưa ra là những quan ngại về việc Trung Quốc sẽ tiếp cận được công nghệ khai thác tài nguyên tại vùng biển sâu của Mỹ. Cuối cùng, CNOOC đành phải ngậm ngùi từ bỏ thoả thuận này.

Dù thoả thuận CNOOC-Unocal và Exxon Mobil-Rosneft có nhiều điểm khác biệt song những nghị sĩ chống Nga tại Mỹ, hầu hết là thành viên đảng Cộng hoà, rất có thể sẽ tìm cách viện dẫn lý do “an ninh kinh tế” để cản trở thoả thuận này; đồng thời làm suy yếu nỗ lực tái khởi động quan hệ Washington-Moscow của Tổng thống Obama.

Thoả thuận Exxon Mobil-Rosneft có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan hệ Nga – Mỹ bởi nó tạo cơ hội hiện thực hoá cam kết điều chỉnh quan hệ song phương thành một thoả thuận hợp tác kinh tế thiết thực.

“Chúng ta đạt được những bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực tái khởi động quan hệ. Giờ là lúc chúng ta tiến lại gần nhau hơn nhờ hợp tác kinh tế”, ông Obama nhấn mạnh trong một buổi phỏng vấn với hãng tin Itar-Tass hồi đầu tháng 8.

Trong khi đó, những rủi ro về chính trị tại Nga cũng là nhân tố đáng để Exxon Mobil phải lưu tâm trong thoả thuận này với Rosneft. Hồi giữa tháng 10/2003, cựu CEO của Exxon Mobil Lee Raymond và CEO của Yukos Mikhail Khodorkovsky cũng từng có ý định ký kết hợp đồng mà theo đó, “gã khổng lồ” Mỹ sẽ mua 40% cổ phần của YukosSibneft. Tuy nhiên, hai tuần sau đó, Khodorkovsky bất ngờ bị bắt với các cáo buộc trốn thuế và gian lận.

Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, trước khi “kết thân” với Rosneft, CEO Rex Tillerson của Exxon Mobil nên tham vấn CEO của BP là ông Bob Dudley để so sánh thiện chí của phía Nga trong bản hợp đồng trước với thoả thuận hiện tại, đồng thời nghiên cứu kỹ những biến động chính trị tại Moscow.


Theo Datviet


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022