Vietnews.ru
Tham khảo

Giá khí đốt ở Nga hiện gấp 5 lần ở Mỹ

06/05/2012 (Đọc 4 phút)

Xem thêm:

Dù giá khí đốt tại Mỹ tăng cao kỷ lục đầu tháng này, khí đốt tại Mỹ hiện vẫn thấp hơn nhiều so với tại Nga một phần do sản lượng tăng.

Báo Độc lập của Nga mới đây cho biết giá khí đốt ở Mỹ đầu tháng 4/2012 đạt mức cao kỷ lục mới khoảng 77 USD/1.000 m3, song vẫn rẻ hơn gần 5 lần so với giá khí đốt của Nga xuất khẩu sang châu Âu (300-350 USD/1.000 m3) và rẻ hơn 4 lần so với giá bán ở Nga. Vì sao?

Hãng tin AP đưa tin, Vụ Thông tin năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ vừa nâng mức dự báo về khai thác khí đốt năm 2012, dự kiến tăng 4,5% so với mức kỷ lục năm ngoái. Theo dự báo, năm nay khai thác khí đốt hàng hoá sẽ tăng lên 1,94 tỷ m3/ngày, sau khi đã tăng 7,9% lên 1,85 tỷ m3/ngày năm ngoái. Năm 2011, khai thác khí đốt ở Mỹ nhiều hơn ở Nga khoảng 5 tỷ m3.

Tuy nhiên, những báo cáo thắng lợi của các nhà sản xuất khí đốt Mỹ còn lâu mới thuyết phục được tất cả mọi người. Như ông Sergey Pravosudov, Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Nga, nhận định, Bộ Năng lượng Mỹ nhận bừa tình hình hiện thực. Ông nói: “Rõ ràng sự gia tăng của các chỉ số là do khai thác khí đốt từ đá phiến, nhưng sớm hay muộn “bong bóng” này sẽ nổ. Cho nên, các chỉ số thắng lợi ở bên kia đại dương sẽ không gây ảnh hưởng gì tới thị trường khí đốt.

Trong khi đó, Gazprom vẫn tiếp tục tăng mạnh giá trong nước. Để làm việc này, họ sử dụng “nguyên tắc thu nhập ngang nhau” gây nhiều tranh cãi. Theo nguyên tắc này, Gazprom cần nhận được thu nhập ngang nhau nhờ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu và cho những khách hàng riêng của mình. Tại sao châu Âu, khu vực đang nhập khẩu khí đốt lại được chọn làm chuẩn, chứ không phải là Mỹ, nước khai thác khối lượng khí đốt có thể so sánh với Nga, các nhà vận động hành lang của Gazprom thường khó giải thích câu hỏi này. Các chuyên gia nhận định, nếu những đòi hỏi của Gazprom được đáp ứng, thì người tiêu dùng Nga và các công ty trong ngành điện có thể cũng sẽ nằm trong số những đối tác bị ảnh hưởng.

Ông Vitaly Mikhalchuk, chuyên gia phân tích thuộc Công ty phân tích độc lập Investkafe cho rằng các công ty Mỹ tăng khai thác khí đốt từ đá phiến với chi phí thấp là nhờ có sự hỗ trợ mạnh của chính phủ: “Ở Mỹ, nhà nước nhận trách nhiệm phần lớn những rủi ro khi khai thác khí đốt từ đá phiến. Trong trường hợp khoan những giếng khô, nhà nước sẽ bồi hoàn những chi phí cho công ty dầu mỏ thực hiện việc khoan. Nếu không có trợ cấp, đặc biệt là ở châu Âu, giá thành khí đốt sản xuất từ đá phiến sẽ là 280 USD/1.000 m3”.

Trong dài hạn, do khai thác tăng lên, giá khí đốt ở châu Âu và ở các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ giảm đi và Gazprom sẽ phải giảm giá cho các đối tác của mình. Tuy nhiên, trong 2-3 năm tới, tình hình vẫn chưa thể thay đổi. Hiện nay, Mỹ chuyển hướng xuất khẩu sang các nước châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà Gazprom ký hợp đồng cung cấp cho các đối tác trên cơ sở lâu dài. Sự tác động đến thị trường châu Âu là không đáng kể, bởi ở đó nguyên tắc hình thành giá trên cơ sở các hợp đồng dài hạn.

Ông Dmitry Alexandrov, lãnh đạo bộ phận phân tích đầu tư thuộc Công ty Univer, nhận định việc giảm giá, đặc biệt là giảm đáng kể, và ổn định, theo logic kinh tế sẽ làm giảm sức hấp dẫn về mặt kinh tế của việc tiếp tục khai thác. Ông Alexandrov nói: “Tuy nhiên, đây là logic ngắn hạn, hơn nữa, không tính đến các khoản trợ cấp của nhà nước”. Ông Alexandrov nhận định rằng đối với Gazprom, thị trường khí đốt của Mỹ là thị trường chỉ dẫn quan trọng, nhưng chỉ ở phương diện tâm lý.

Theo vinacorp.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022