Vietnews.ru
Tham khảo

Giới tinh hoa Nga trục lợi giúp Trung Quốc tăng sự kiểm soát vùng Baikal

07/03/2019 (Đọc 8 phút)

Xem thêm:

Tổ chức Jamestown chuyên nghiên cứu về hoạch định chính sách cùng chiến lược và chiến thuật có lợi cho Hoa Kỳ thông tin, tầng lớp tinh hoa chính trị của Nga cùng giới doanh nhân đã để cho Trung Quốc ngày càng gia tăng kiểm soát vùng ngoại Baikal, gây nên sự giận dữ cho người dân địa phương.

Hồ Baikal, một biểu tượng của nước Nga.
Hồ Baikal, một biểu tượng của nước Nga.

Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng sự hiện diện và kiểm soát tại khu vực ngoại Baikal của Nga. Điều đó xảy ra một phần do những lợi ích kinh tế của Bắc Kinh tại Siberia và vùng Viễn Đông của Nga. Nhưng quan trọng hơn, xu hướng này đang được tăng cường bởi thực tế là các quan chức Nga và những nhà kinh doanh đã đưa lợi lộc kinh tế cá nhân của họ lên trên lợi ích quốc gia.

Các yếu tố kết hợp lại đã khiến cho rất nhiều người Nga "điên lên", thúc đẩy các cuộc biểu tình chống lại sự hiện diện của Trung Quốc - Dẫn đến cả việc một số đại diện địa phương tại Siberia và Viễn Đông bỏ phiếu chống lại kế hoạch đầu tư của Trung Quốc, dù cho khu vực của họ có thể đang gặp khó khăn đến thế nào.

Trong quá khứ, Moscow thường sử dụng nỗi sợ sự bành trướng của Trung Quốc như một cách thức để đoàn kết đất nước. Nhưng trung tâm quyền lực có thể làm việc đó đang phủ nhận một cách nhanh chóng điều này dù cho ngày càng có nhiều người Nga khiển trách cộng đồng doanh nhân Nga và các đồng minh trong chính phủ đã khiến Trung Quốc lấn tới. Thực tế, tranh luận về Trung Quốc đang làm tăng thêm sự bất hòa giữa những người Nga, nâng cao sự tức giận của họ với các doanh nhân nội địa và giới tinh hoa chính trị đang kiếm lời bằng mồ hôi nước mắt của nhân dân.

Điều này giải thích tại sao những người dân tại khu vực ngoại Baikal lại bầu cho những ứng viên cộng sản hay ít nhất là những chính trị gia hứa sẽ chống lại cả Bắc Kinh lẫn Moscow. Qua thời gian, sự thay đổi này có thể mở ra con đường cho sự ủng hộ mạnh mẽ hơn với chủ nghĩa địa phương Siberia, với những người dân quyết định rằng chỉ có cách tạo ra một trung tâm quyền lực địa phương mới có thể bảo vệ họ trước Bắc Kinh cũng như Moscow [theo Freeural.org ngày 1.3].

Sự thay đổi quan điểm giữa những người Nga ở phía đông dãy Ural đang trở nên mơ hồ bởi truyền thông Nga tiếp tục tập trung vào mối đe dọa Trung Quốc. Đặc biệt, truyền thông Nga Âu tiếp tục đưa ra các chủ đề về Trung Quốc gọi hồ Baikal và vùng nước của "Trung Quốc" và quy Siberia là một phần di sản của Trung Quốc.

Hơn nữa, ngày càng có thêm nhiều báo cáo về những doanh nhân Trung Quốc sở hữu phần lớn các xí nghiệp địa phương dọc toàn bộ biên giới Nga - Trung. Với những người Trung Quốc cư xử như thể những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc mới, chống lại dân số địa phương - những người mới đến theo đuổi những ích lợi riêng của họ mà không quan tâm tới hoàn cảnh địa phương [theo Inosmi.ru ngày 16.2; Newizv.ru ngày 21.2; Fondsk.ru ngày 25.2; IARex ngày 26.2; Nashdom.us ngày 4.3].

Những báo cáo trong vùng — chống lại những người theo dõi khu vực chỉ từ bàn giấy tại Moscow, nêu bật lên rằng những người Nga địa phương coi sự xâm chiếm của Trung Quốc đã là một thực tế. Hơn nữa, những người dân địa phương khiển trách những quan chức Nga - vì không chỉ thất bại trong việc ngăn chặn điều này mà còn ủng hộ nó. Họ công khai chỉ ra rằng không có sự bất lợi nào [với việc xâm chiếm] xảy ra. Trong thông báo của hãng thông tấn Regnum, giám đốc nội dung Svetlana Shapovalova nói rằng "một Baikal của Trung Quốc đã trở thành thực tế" bởi những hành động của những doanh nhân Nga và các quan chức - những người đang tìm kiếm lợi ích tối đa cho bản thân họ, dù cái giá phải trả đối với đất nước có như thế nào [theo Regnum ngày 26.2].

Shapovalova viết rằng các học giả, những nhà hoạt động xã hội, nhà sinh thái học cũng như những công dân Nga phổ thông ở vùng ngoại Baikal đã bày tỏ những quan ngại nghiêm trọng và phản đối những động thái của Trung Quốc để chiếm quyền kiểm soát những tài nguyên thiên nhiên trong khu vực và đặc biệt là vùng nước của hồ Baikal. Nhưng đáp lại những ghi chép của nhà báo này, các quan chức và doanh nhân Nga chỉ đơn giản lặp lại sự phủ nhận rằng có vấn đề hay không thích đáng để nói về "sự bành trướng Trung Quốc".

Nhưng những phủ nhận này rất khó tin. Hết lần này tới lần khác, các quỹ đầu tư Trung Quốc và những cộng tác viên Nga của họ đã hứa hẹn về một kỷ nguyên vàng cho người dân tại đây với kết quả là sự hợp tác xuyên biên giới. Nhưng một khi đã có mặt, họ tập trung vào việc khai thác tài nguyên một cách nhiều nhất có thể trước khi rời khỏi khu vực và bỏ lại những người Nga cùng mảnh đất của họ trở nên tệ hơn rất nhiều so với trước đây [theo Chita.ru ngày 20.2], Shapovalova trích dẫn lời của một nhà báo địa phương vùng Chita.

Và điều làm người Nga trong khu vực đặc biệt căm giận là việc người Trung Quốc và những đối tác Nga của họ thường hứa sẽ thuê những người dân địa phương làm việc. Nhưng thay vào đó, họ lại mang những công nhân Trung Quốc sang để làm hầu hết mọi công việc (và trả lương cao hơn), sau đó tạo ra thứ gọi là "những con phố của người Hoa" - những con đường mang tên Trung Quốc thay vì tiếng Nga, và những sản phẩm Trung Quốc cũng được bán nhiều hơn là hàng hóa Nga. Những yếu tố làm cho người Nga trong khu vực "điên lên", họ không chỉ chống lại người Trung Quốc mà còn với tầng lớp tinh hoa của nước mình [theo Vryabtsev.livejournal.com ngày 21.2].

Moscow chắc chắn tiếp tục làm ngơ trước mối tức giận đang tăng cao tại vùng ngoại Baikal và tại vùng phía đông nước Nga nhìn chung Trung Quốc và các đối tác kinh doanh người Nga chưa vượt quá lằn ranh đỏ. Với rất nhiều người Nga, hồ Baikal là một điều gì đó thiêng liêng, là một phần di sản của họ. Nhưng những ám chỉ mang yếu tố Trung Quốc rằng hồ này "thực sự" là của Trung Quốc đã xúc phạm dân chúng trên toàn nước Nga.

Quan trọng hơn nữa, những nỗ lực của Trung Quốc để kiểm soát nguồn nước hồ Baikal và sau đó xây dựng một đường ống từ đây tới Trung Quốc được coi là sự tấn công trực tiếp vào sự sống còn của hồ này khiến người Nga ngoài khu vực cũng phải sôi sục - Như những bài báo tại Moscow và St. Petersburg lên án đây là việc Trung Quốc "chiếm đoạt nguồn nước" [theo Izvestia ngày 27.2; Newizv.ru ngày 21.2].

Hiện tại, các nhà bình luận và những nhà hoạt động xã hội đang kêu gọi các nghị viên phản đối việc bán nước hồ Baikal cho Trung Quốc - Dù cho lợi ích ngắn hạn mà một vài doanh nhân Nga đạt được là bao nhiêu thì cũng không thể bù đắp sự phá hủy về sinh thái học mà việc sử dụng hồ này đem lại trong dài hạn [theo Nakanune.ru ngày 1.3].

Ngày hôm qua [ngày 5.3], có một động thái báo hiệu điều gì đó đang tới, những đại biểu của quận Chuvashia đã bỏ phiếu nhất trí chống lại việc xây dựng một nhà máy tại quận này [theo Idelreal.org ngày 4.3]. Sự tức giận đang tăng cao như vậy, cùng với phản ứng của các nhà chính trị địa phương - phản ánh việc Trung Quốc đã đi quá xa và các doanh nhân Nga ngày càng hám lợi - tạo ra mối đe dọa hiện hữu với quan hệ hợp tác Nga - Trung và các quan chức Nga ủng hộ điều đó.

Theo viettimes.vn


Tags: những, Trung, người, Baikal, phương, doanh, chính, nhiều, trong, thông, chống, Nhưng, ngoại, không, Moscow, trung, chiếm, trước, Siberia, chiến



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022