Vietnews.ru
Tham khảo

Hiệu quả Hiến pháp Nga: Thỏa thuận không có lợi thì bỏ

15/08/2020 (Đọc 7 phút)


Muốn nói gì thì nói, đã đến lúc những thỏa thuận không lợi cho lợi ích Nga thì Nga rút bỏ.

Từ năm 2007 và ngay đến năm 2014, Mỹ-Phương Tây không thèm nghe Nga nói, thậm chí có lúc Nga nói rất quyết liệt thì họ cũng chỉ coi đó “tiếng gầm gừ của một con rận”, chỉ là “ảo tưởng của một siêu cường sụp đổ”…Nói chung Mỹ-Phương Tây luôn đánh giá thấp Nga-Putin. Tư duy này đã ăn sâu vào các tinh hoa chính trị Mỹ.

Tháng 3 năm 2018, Tổng thống Putin đã công khai 6 loại vũ khí mới mà có loại vũ khí hoạt động nằm ngoài nguyên tắc vật lý thông thường, cố nhiên, Mỹ-PT không nghe, cho rằng đó chỉ là những tập phim “hoạt hình”. Và, bây giờ cũng vậy, khi Tổgg thống Putin tuyên bố Nga đã sản xuất thành công vacxin cho COVID-19 thì Mỹ-PT, cố nhiên, không nghe.

Mỹ-Phương Tây cho là “lừa đảo”, “tuyên truyền kiểu cũ” rằng, “không an toàn vì còn thiếu quy trình”…Nói tóm lại, vacxin cho Covid-19 của Nga là đồ giả, không đáng tin cậy, nguy hiểm đến tính mạng…

Quả thật, phán xét, phản ứng của Mỹ-Phương Tây về vacxin của Nga đúng, sai, thế nào, nó mang tính khách quan hay chủ quan…thì thời gian sẽ trả lời, có điều, hy vọng, Mỹ-Phương Tây không bị “nghiệp quật” như câu chuyện “phim hoạt hình Putin” vừa qua…

Thực tế không chối cãi, những tập phim “hoạt hình của Putin” đã trở thành “ác mộng kinh hoàng” cho Mỹ-Phương Tây. Chính những tập phim “hoạt hình của Putin” đã thay đổi hoàn toàn trật tự quyền lực thế giới được định vị từ sau chiến tranh lạnh đến nay. Vậy đó.

Điều rút ra là, khi người đàn ông Nga có tên Vladimir Putin trên cương vị là Tổng thống Nga đã nói, tuyên bố thì không nên coi đó là chuyện đùa…Và, đây là dẫn chứng mới nhất…

Vào ngày 25 tháng 3 năm 2020, Tổng thống Putin tuyên bố: “Tất cả các khoản thanh toán thu nhập (dưới dạng lãi suất và cổ tức) rời khỏi Nga ra nước ngoài, trong các khu vực pháp lý nước ngoài, phải được đánh thuế đầy đủ. Bây giờ hai phần ba số tiền như vậy, và trên thực tế, đây là thu nhập của các cá nhân cụ thể, phải chịu thuế suất thực tế chỉ 2%. Trong khi đó, công dân, ngay cả từ mức lương nhỏ, phải trả thuế thu nhập 13%. Điều này, tất nhiên, nói một cách nhẹ nhàng, không công bằng. Vì vậy, tôi đề xuất đối với những người này nên đưa ra mức thuế suất cho khoản cổ tức đó là 15%.

Đương nhiên, điều này sẽ đòi hỏi những điều chỉnh đối với các hiệp ước chống đánh thuế hai lần (DTT) của chúng ta với một số quốc gia. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức công việc như vậy. Nếu các đối tác nước ngoài không chấp nhận các đề xuất của chúng ta, thì Nga sẽ đơn phương rút khỏi các hiệp định này”

Tổng thống Putin nói tiếp: Chính sách được thực thi bắt đầu từ 1/1/2021. Số tiền thu được sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ các gia đình có trẻ em, giúp đỡ những người đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp, hoặc ốm đau, bệnh tật”.

Nên lưu ý cho, ông Putin đã bất ngờ bổ nhiệm Cục trưởng Cục thuế Liên bang lên làm Thủ tướng không phải là đùa. Toàn bộ hình thức trốn thuế hợp pháp, bán hợp pháp của các doanh nhân hồi thập kỷ 90 đều đã được bịt, duy chỉ còn một lỗ hổng hợp pháp: đây là thỏa thuận của Nga với Síp, Malta, Luxambuorg về việc tránh đánh thuế hai lần (DTT). Điểm mấu chốt là thuế thu nhập được trả một lần ở một quốc gia.

Nói một chút về DTT. Các quốc gia có hai cách tiếp cận cơ bản để xác định trách nhiệm giải trình thuế: hoặc đánh thuế tất cả các khoản thu nhập trên thế giới của cư dân của họ (nguyên tắc cư trú), hoặc đánh thuế tại địa điểm giao dịch kinh tế (nguyên tắc lãnh thổ).

Điều này tạo ra 2 vấn đề: Nếu sử dụng nguyên tắc cư trú, thì điều này cho thấy lý do để doanh nghiệp chuyển quốc tịch sang một quốc gia có mức thuế thấp hơn. Nếu sử dụng nguyên tắc lãnh thổ, thì điều này làm cho các khoản đầu tư nước ngoài không có lợi - khi đặt sản xuất ở Nga, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải trả thuế tại Nga trên cơ sở lãnh thổ và tại quốc gia của họ trên cơ sở cư trú.

Đây là đánh thuế hai lần. Và để tránh nó, giữa các quốc gia đã có những hiệp định để tránh đánh thuế hai lần (DTT). Tất cả các quốc gia đều có chúng, không riêng gì Nga.

Thế nhưng tại sao Nga nhắm vào Síp, Malta, Luxambourg mà không phải là Đức…? Đơn giản là Đức họ đem nhà máy, vật tư trang bị sang Nga đầu tư, sản xuất, trong khi như Síp, Malta họ chẳng có gì cả mà chỉ những nhà doanh nghiệp người Nga có tài sản, nhà máy, là một pháp nhân của Nga, đóng thuế đầy đủ tại Nga, nhưng chủ sở hữu cổ phần của nó là một công ty của Síp, hoặc Malta…vì chúng được đăng ký thành lập công ty ở đó.

Tại sao các doanh nghiệp người Nga không đăng ký tại Nga mà phải sang Síp, Malta…vì ở đó thuế chỉ 5%-10% và lãi suất bằng 0, trong khi tại Nga thì cao hơn 2-3 lần.

Cùng với thuế thấp (trốn hợp pháp) họ thu nhập bao nhiêu tại Nga (vắt sữa con bò sữa Nga) lại chuyển tiền lợi nhuận ra Síp, Malta…mà chỉ bị đánh thuế 2% thì đời nào Nga chấp nhận. Không được! Phải 15% và yêu cầu Síp, Malta, Luxambourg, Hà Lan…phải đánh thuế tương đương người Nga, nếu không Nga rút bỏ DTT.

Sau một thời gian đàm phán với Síp, Đảo Síp không chấp nhận, ngày 3 tháng 8 năm 2020, Nga tuyên bố rút khỏi DTT.

Việc Nga “y lệnh” 15% và Rút khỏi DTT khiến cho các doanh nhân Nga đăng ký kinh doanh, thu nhập tại Sip, Malta…trở nên vô nghĩa vì không có lợi, bởi ngoài việc chịu thuế tại Nga lại chịu thuế tại nơi đăng ký nữa (đánh thuế 2 lần). Do đó, Nga xin mời các quý ông trở lại Nga và muốn thuế thấp hơn thì nên nộp thuế thu nhập tại những vùng mà Nga ưu đãi như Khaliningrat…

Ngày 5/8/2020, Síp, Manta, Luxembourg đã thông báo chấp nhận các điều khoản của Nga và đồng ý tăng thuế suất đối với cổ tức lên 15%. OK! Có điều các doanh nhân Nga không còn coi đó là thiên đường trốn thuế nữa.

Đây là một chiến thắng có ý nghĩa chính trị, kinh tế rất lớn của Nga, khẳng định sức mạnh, vị thế của Nga.

Bắt đầu từ bây giờ, những “danh nhân” phất lên từ sự hỗn loạn thập kỷ 90 tại Nga không còn khả năng trốn thuế, chấm dứt thời “vắt sữa con bò sữa Nga” (kinh doanh tại Nga gửi tiền tài sản ra nước ngoài). Síp, Malta, Luxembourg….không còn là miền đất hứa để trốn thuế…

Theo Bộ tài chính Nga, chỉ riêng 2 năm 2018, 2019, họ đã chuyển hơn 3000 tỷ rup ra khỏi Nga đến Síp và nếu như thuế bị đánh 15% thì số tiền Nga thu được hàng năm chừng 140- 160 tỷ rub thừa khả năng chăm sóc gia đình trẻ em…như Tổng thống Putin nói

Rõ ràng, kể từ khi Hiến pháp mới của Nga được phê chuẩn, đây là một trong những phát súng đầu tiên: Các thỏa thuận không có lợi cho Nga, lập tức đơn phương gỡ bỏ. Chưa hết, những tuyên bố của Putin về “Toàn vẹn lãnh thổ” trong đó cũng khiến cho các quốc gia hậu xô viết lo ngay ngáy, mất ăn mất ngủ…

Theo Baodatviet.vn


Tags: hiến pháp, thỏa thuận,
#Hiến pháp #thỏa thuận


TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022