Vietnews.ru
Tham khảo

Khoa học Nga hậu Xô Viết - Bài 1: Di sản một thời thành phế

15/02/2012 (Đọc 9 phút)

Xem thêm:

Sau ngày Liên Xô tan rã, Nga đã để mất một thế hệ các nhà khoa học, một số khác bốc hơi khỏi nước Nga, nhiều người đã và đang xếp hàng để đi ra nước ngoài...
LTS: Liên Xô mà nòng cốt là nước Nga từng là cường quốc về nghiên cứu khoa học, là nước đầu tiên đưa vệ tinh và con người vào vũ trụ… Sau 20 năm kể từ ngày Liên bang Xô Viết tan rã, Nga thành quốc gia độc lập, nền khoa học uy tín một thời của nước này hiện ra sao?

Khoa học từng tạo ra uy tín và sự ủng hộ của người dân Liên Xô. Không chỉ ở lĩnh vực vũ khí hạt nhân và khoa học vũ trụ, các nhà sinh học chuyên sâu Liên Xô từng tạo ra ngân hàng hạt giống hàng đầu thế giới, đảm bảo cho nước này tồn tại cả khi phát xít Đức bao vây Leningrad đến 900 ngày. 10 giải thưởng Nobel (chín cho vật lý và một cho hóa học) đã khẳng định vị trí cường quốc trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Liên Xô.

Thế nhưng sau 20 năm kể từ 1991, những di sản ấy đang teo tóp dần.

Vận hành trong kiệt lực

Mấy thập niên qua, nước Nga đã đổ tiền của vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cố gắng bù đắp khoảng trống do sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 gây ra. Nhưng việc này không đưa lại kết quả như mong đợi.

Tại Pushchino - một trong những kho công cụ đầy ắp của nền khoa học Liên Xô ngày nào, một khu đô thị bí mật, đặc biệt, dành cho những nghiên cứu có uy tín của ngành sinh học - các phòng thí nghiệm đang thoi thóp.

Chính phủ Nga chuyển sang ưu tiên tập trung vào những dự án mới hơn. Các chương trình khoa học của nhà nước được đầu tư gấp ba lần kinh phí trong vòng 10 năm qua nhưng thành tựu đạt được lại không tương xứng. Số bài nghiên cứu của Nga được công bố trên các tạp chí khoa học bằng với năm 1990, trong khi thế giới đang tiến như vũ bão. Tình hình trên đã tác động đến cả Mỹ - quốc gia phụ thuộc vào tàu vũ trụ Nga trong việc đưa các phi hành gia lên trạm không gian quốc tế.

Pushchino được xây dựng vào năm 1966 trong một khu rừng nằm dọc sông Oka, cách Moscow khoảng 75 dặm về phía nam. Đây là một trong hàng chục thành phố khoa học đặc biệt được xây dựng trên khắp lãnh thổ Liên Xô, do Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô quản lý. Với hơn 1 triệu nhân lực trên toàn quốc vào thời kỳ hoàng kim của mình, cái học viện tự trị này - chứ không phải các trường ĐH - điều hành các viện nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu theo yêu cầu của đất nước. Viện phân phối căn hộ, quản lý các bệnh viện, bỏ tiền nuôi các nhà trẻ, thể hiện sự ưu ái đối với các nhà khoa học tầm cỡ ngôi sao của đất nước. Ngày nay, nước Nga vẫn điều hành các thành phố này nhưng trong sự kiệt lực.

Viện Hàn lâm vẫn còn đấy, phần lớn chuyên gia vẫn là người Nga nhưng nó giờ là một tổ chức khổng lồ và uể oải.


Khoa học Nga hậu Xô Viết - Bài 1: Di sản một thời thành phế
Tổng thống Dmitry Medvedev bên tên lửa Topol ở sân bay vũ trụ Plesetsk. Ảnh: Kremlin.ru

Sống lay lắt với đồng lương bèo bọt

Bây giờ nhìn lại những cơ sở nghiên cứu do Liên Xô xây dựng trước đây chẳng khác nào những bộ khung “da bọc xương” già nua, cũ kỹ. Các phòng thí nghiệm được trang bị nghèo nàn và nhà nghiên cứu nhận mức lương thảm hại.

20 năm sau ngày Liên Xô tan rã, Nga đã để mất một thế hệ các nhà khoa học, một số khác bốc hơi khỏi nước Nga...

Tại Viện Sinh hóa và Sinh lý học về vi sinh, 70% các nhà nghiên cứu trên 50 tuổi. Vị giám đốc đã bước vào tuổi 73.

Natalia Desherevskaya - một nhà sinh vật học của viện nói: “Suốt 20 năm qua, tất cả những gì tích cực từng tồn tại trong thời Xô Viết đã bị phá hủy và không có gì thay thế chúng”.

Ở tuổi 37, Desherevskaya đang đứng ở ngã ba đường: bỏ nước Nga ra đi để tìm chân trời nghiên cứu khoa học mới hay giữ mãi những cái đang có trong sự bào mòn lý tưởng, sự kỳ vọng của một thời tuổi trẻ. Mắt cô sáng lên khi cô nói về nghề nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, hoàn cảnh làm việc hiện nay tại viện nghiên cứu lại khiến cô chán ngấy. “Tại sao tôi lại làm cái việc húc đầu vào cửa này?” - cô tự hỏi. Bước trên những đại lộ to rộng theo thiết kế của Liên Xô những năm 1960, cô kể rằng hơn một nửa bạn học của cô ở Nizhny Novgorod hiện đang sống ở nước ngoài.

Tại Pushchino cũng như trên toàn nước Nga, số người trong độ tuổi làm nghiên cứu hiệu quả nhất - từ 35 đến 50 tuổi - đang thiếu. Hầu hết đã rời bỏ khoa học hoặc đi khỏi nước Nga. Một đồng nghiệp cùng tổ với Desherevskaya hiện ở Nhật Bản. Người bạn thân thiết nhất đã định cư tại Úc. Một người khác đang làm việc ở Scotland.

Xa vời giấc mơ "thung lũng Silicon"

Dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Dmitry Medvedev, nhà nước đã chi ngân sách hàng tỉ USD để đầu tư một trung tâm công nghệ cao gọi là Skolkovo với tham vọng sẽ tạo ra một thung lũng Silicon của Nga. Viện Kurchatov, nơi phát triển vũ khí hạt nhân của Liên Xô trước đây, là một trung tâm độc lập được ưu tiên và đã phát triển thành một loạt cơ sở. Điều hành viện này là những người bạn thân cận của Thủ tướng Putin.

Đồng thời, bộ trưởng Giáo dục và Khoa học Nga đang cố gắng tạo ra các trung tâm nghiên cứu ở các trường ĐH theo mô hình phương Tây, mặc dù bản thân các trường ĐH là những “tảng đá nguyên khối” quan liêu, cồng kềnh.

Năm 1998, các nhà khoa học Nga xuất bản khoảng 27.000 bài viết trên các tạp chí quốc tế, kể từ đó con số này vẫn chưa khá khẩm lên. Điều đó có nghĩa là sự đóng góp về khoa học của Nga đối với toàn cầu giảm 30%. (Ông Mikhail Kovalchuk, người đứng đầu Viện Kurchatov, chế giễu điều này và nói rằng sẽ ra sức khởi động nhiều tạp chí hơn nữa để xuất bản các công trình nghiên cứu của Nga.) Năm 1994, có hơn 1,1 triệu người làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ở đây. Đến năm 2008, con số này là 760 ngàn người, giảm gần phân nửa.

Nga có hai trường ĐH được xếp trong tốp 500 toàn thế giới theo bảng xếp hạng hằng năm do Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) thực hiện (theo bảng xếp hạng này, nước Mỹ có 156 trường cả thảy). ĐH Quốc gia Moscow, con chim đầu đàn của giáo dục ĐH Nga, bị rớt hạng từ thứ 66 (năm 2004) xuống thứ 74 (năm 2010). Cụ thể, về công tác nghiên cứu khoa học, ĐH này bị tụt hậu so với thế giới, rớt 10 bậc kể ​​từ năm 2007, ngay cả khi chính phủ Nga nỗ lực biến nó thành một trung tâm nghiên cứu hàng đầu.
Tham nhũng và “lại quả”

“Tiền đi đâu cả rồi?” - các nhà khoa học tự hỏi.

Sau năm 1991, Nga bắt đầu xây dựng một hệ thống công khai và trung thực để hỗ trợ cho khoa học. Người ta lập ra hai tổ chức được tài trợ, tương tự Tổ chức Khoa học quốc gia của Mỹ, và mời các phòng thí nghiệm tham gia. Thế nhưng 20 năm sau, khi Nga tìm lại được “phong độ” về tài chính, chính phủ Nga lại cắt giảm sự hỗ trợ đối với những tổ chức này. Thay vào đó, các bộ có liên quan thích xuất bản các bài báo nói về những nghiên cứu mà họ muốn hơn.

Ông Kovalchuk - Giám đốc Viện Kurchatov và ông Andrey Fursenko - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Nga, tự nhận mình là những người đổi mới tiên tiến đang đấu tranh với Viện Hàn lâm khoa học “cổ lỗ sĩ”. Tuy nhiên, Viện Kurchatov - vẫn còn mạnh trong lĩnh vực vật lý hạt nhân - ít xuất bản những loại nghiên cứu mới mà viện tuyên bố mình hỗ trợ. Một phần đáng kể trong kinh phí của Bộ được chi nhưng không phải cho các nhà khoa học mà là cho các công ty do Bộ thành lập để tiếp thị và xúc tiến công tác khoa học.

Tình trạng tham nhũng trong các cơ quan có liên quan khiến các nhà khoa học Nga rất bức xúc. Họ phàn nàn rằng những người nhận đài thọ phải biết “lại quả” xứng đáng cho những người ký quyết định, nếu không thì đừng hòng nhận được kinh phí nghiên cứu.
Theo phapluattp.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022