Vietnews.ru
Tham khảo

Khủng hoảng Ukraine khởi đầu kỷ nguyên xung đột kinh tế mới

06/03/2022 (Đọc 7 phút)


Việc phương Tây cấm vận Nga có thể không gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng sẽ mở ra kỷ nguyên xung đột và phân cực mới.

Trong thập kỷ qua, thế giới ngày càng quen thuộc với các rủi ro địa chính trị. Các nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu chọn cách phớt lờ, từ cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latin đến căng thẳng ở Trung Đông. Doanh nghiệp và nhà đầu tư đều cho rằng hậu quả kinh tế sẽ ở mức hạn chế mà thôi.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có khả năng phá vỡ trạng thái này, vì nó khiến Nga - nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới - bị cô lập. Hệ quả toàn cầu trước mắt sẽ là lạm phát cao hơn, tăng trưởng thấp hơn và gián đoạn trên thị trường tài chính khi các biện pháp trừng phạt sâu có hiệu lực. Tác động trong dài hạn sẽ là chuỗi cung ứng và các thị trường tài chính suy yếu thêm.

Về lý thuyết, lệnh trừng phạt có thể gây bất ổn chính trị ở Nga hoặc một cuộc khủng hoảng tiền mặt cản trở chi tiêu cho chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể trả đũa bằng vũ khí kinh tế của riêng mình, bao gồm cả việc bóp nghẹt dòng dầu và khí đốt.

Dĩ nhiên, bất kỳ hành động trả đũa kinh tế nào của Nga đều sẽ kéo theo phản ứng gay gắt hơn từ phương Tây. Điều này khiến xung đột kinh thế càng leo thang.

Logo SWIFT đặt trên nền cờ Nga và Ukraine. Ảnh: Reuters
Logo SWIFT đặt trên nền cờ Nga và Ukraine. Ảnh: Reuters

Hậu quả đầu tiên của xung đột là cú sốc hàng hóa. Ngoài việc là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho châu Âu, Nga còn là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nhà cung cấp chính các kim loại công nghiệp như niken, nhôm và paladi.

Bên cạnh đó, cả Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu lúa mì lớn. Nga và Belarus - đồng minh của Nga - là những nước lớn về kali. Giá của những mặt hàng này đã tăng trong năm nay và có khả năng leo thang hơn nữa. Sau thông tin về các vụ nổ trên khắp Ukraine, giá dầu Brent vượt 100 USD mỗi thùng vào sáng 24/2, còn giá khí đốt châu Âu tăng 30%.

Nguồn cung hàng hóa có thể bị thiệt hại theo một trong hai cách. Việc giao hàng có thể bị gián đoạn nếu cơ sở hạ tầng như đường ống hoặc cảng Biển Đen bị phá hủy. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt sâu hơn có thể ngăn cản khách hàng phương Tây mua hàng. Dù vậy, đến nay, cả hai bên đều cảnh giác về việc vũ khí hóa thương mại năng lượng và hàng hóa.

Xung đột thứ hai liên quan đến công nghệ và hệ thống tài chính toàn cầu. Trong khi thương mại tài nguyên thiên nhiên là lĩnh vực mà Nga và phương Tây phụ thuộc lẫn nhau, về tài chính và công nghệ, cán cân quyền lực kinh tế lại nghiêng về một phía.

Việc nhiều ngân hàng Nga bị loại khỏi SWIFT khiến dòng tiền xuyên biên giới thu hẹp. Ngân hàng trung ương Nga cũng khó tiếp cận phần lớn trong số 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Đồng ruble mất giá kỷ lục so với đôla Mỹ, nguy cơ kéo lạm phát tăng vọt. Chứng khoán Nga đỏ lửa và các công ty đa quốc gia lần lượt rời đi. Từ Moskva đến Murmansk, người dân xếp hàng dài bên ngoài các ngân hàng chờ rút tiền.

Lần này, Mỹ và châu Âu thực sự áp dụng những hình thức cứng rắn. Khoảng 10.000 người và công ty đang phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 50 quốc gia với 27% GDP thế giới. Các biện pháp mà phương Tây áp dụng đối với Nga mạnh đến mức có thể gây ra sự hỗn loạn trong nền kinh tế trị giá 1.600 tỷ USD của nước này, khiến Tổng thống Putin phải báo động lực lượng hạt nhân.

Tuy nhiên, nếu phương Tây càng mạnh tay sử dụng các vũ khí kinh tế này để chống lại Nga, hệ quả lâu dài là bất lợi cho chính họ. Khi các biện pháp trừng phạt lan tràn, các quốc gia sẽ tìm cách tránh phụ thuộc vào tài chính phương Tây. Điều đó sẽ khiến quyền lực của phương Tây suy yếu và dẫn đến sự phân mảnh nguy hiểm trong kinh tế toàn cầu.

Nga sẽ hướng tới Trung Quốc vì các nhu cầu tài chính của mình. Thương mại giữa hai nước đang dần tách rời các lệnh trừng phạt của phương Tây, với chỉ 33% các khoản thanh toán từ Trung Quốc sang Nga hiện được thực hiện bằng USD, giảm so với 97% vào năm 2014.

Trong thập kỷ tới, những thay đổi về công nghệ có thể tạo ra các mạng lưới thanh toán mới, vượt qua hệ thống ngân hàng phương Tây. Thử nghiệm tiền điện tử của Trung Quốc đã có 261 triệu người dùng. Nhiều quốc gia cũng sẽ tìm cách đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình bằng cách đầu tư nhiều hơn vào những tài sản khác ngoài đôla Mỹ.

Sự phân mảnh là không thể tránh khỏi. Trong hai thập kỷ qua, bằng các biện pháp trừng phạt, phương Tây đang ngày càng đẩy nhiều quốc gia ra khỏi hệ thống tài chính mà họ lãnh đạo.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 4/2 tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 4/2 tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Tác động lâu dài hơn sẽ là thúc đẩy sự phân chia thế giới thành các khối kinh tế. Nga sẽ buộc phải nghiêng về phía đông, dựa nhiều hơn vào các liên kết thương mại và tài chính với Trung Quốc. Ở phương Tây, nhiều chính trị gia và công ty sẽ băn khoăn liệu toàn cầu hóa có còn hiệu lực hay không.

Trung Quốc sẽ đánh giá các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga và kết luận rằng nước này cần tăng cường tự cung tự cấp. Khủng hoảng Ukraine có thể không gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng sẽ thay đổi cách thức vận hành của kinh tế thế giới trong nhiều thập kỷ tới.

Economist cho rằng đó là lý do tại sao sau khi cuộc khủng hoảng qua đi, phương Tây nên xem lại cách họ sử dụng các biện pháp trừng phạt. Chúng cần phải được sử dụng một cách khôn ngoan.

Theo VnExpress


Tags: Khủng hoảng Ukraine khởi đầu kỷ nguyên xung đột kinh tế mới
#Nga-Ukraine #kinh tế


TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022