Vietnews.ru
Tham khảo

Kịch bản Crimea trong mưu đồ đánh bại nước Nga

16/04/2018 (Đọc 17 phút)

Xem thêm:


Có lẽ không đúng lúc lắm nhưng chúng tôi vẫn xin giới thiệu bài phân tích (hơi trái chiều) của chuyên gia quân sự Nga Aleksandr Samsonov đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 13/4/2018 (trước cuộc tấn công tên lửa vào Syria). Chỉ xin nhấn mạnh đây là quan điểm riêng của tác giả.

Khi dịch chúng tôi có mở ngoặc chú giải một số thuật ngữ - thông tin để làm rõ (phần in nghiêng).

“Nước Nga đang đối mặt với kịch bản (chiến tranh) Crimea (Chiến tranh Phương Đông) như trong những năm 1854-1856.

Cũng tương tự như những gì đã xảy ra vào giữa thế kỷ XIX (Chiến tranh Crimea hay còn được gọi là cuộc chiến tranh Phương Đông, - đây là cuộc Chiến tranh nước Nga giữa Đế quốc Nga với phe đồng minh gồm Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và Sardegna.

Năm 1856, các nước Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Sardinia đã giành được chiến thắng (Nước Nga bị mất chủ quyền ở biển Đen - ND), Nga hiện cũng đang dính sâu vào vào cuộc xung đột tại Trung Đông.

Nga đã đánh giá quá cao sức mạnh của mình và đang bị cô lập trên trường quốc tế. Các ông chủ Phương Tây đã thành lập một liên minh rất mạnh gồm: Mỹ, Anh, Pháp.

Liên minh Phương Tây được các vương quốc A rập - những quốc gia vốn coi B.Assad là cái xương trong cổ họng, ủng hộ. Và “người bạn” Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan của chúng ra cũng dọa dẫm Damascus.

Tệ hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ còn ủng hộ chế độ Kiev trong vấn đề Donbass và chủ quyền đối với Crimea.

Ông Erdogan đang theo đuổi đường lối xây dựng một “Đại Quốc gia Hồi giáo” Thổ Nhĩ Kỳ mới với hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Pantiurkizm (Pantiurkizm - một trào lưu văn hóa và chính trị xuất hiện trong nửa sau thế kỷ XIX với nội dung chủ yếu là các dân tộc ngữ hệ Turk (phiên âm Hán Việt – Đột quyết – trong đó người Thổ chiếm đa số) phải thống nhất về chính trị trên cơ sở cùng chung chủng tộc, văn hóa và ngôn ngữ - ND); Chủ nghĩa Pan-islamiszm (Pan - tất cả - Islamizm, chủ nghĩa Hồi giáo - hệ tư tưởng chính trị - tôn giáo với nền tảng tư tưởng là tất cả những người Hồi giáo trên toàn thế giới không phân biệt vị thế xã hội, dân tộc, quốc gia v.v phải thống nhất lại với nhau -ND) và Chủ nghĩa Osman (có lẽ không cần phải giải thích thuật ngữ này - ND) mới.

Những mâu thuẫn cội rễ đối kháng giữa Nga - Rusi (nước Nga cổ - ND) và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn nguyên vẹn: đó là vấn đề Syria, và vấn đề các eo biển và vấn đề Konstantinopole, vấn đề Armenia , vấn đề Crimea và vấn đề kiểm soát khu vực Biển Đen. Thổ Nhĩ Kỳ có tham vọng kiểm soát các khu vực người nói tiếng Turk và người Hồi giáo ở Nga.

Bên cạnh đó, Erdogan trên thực tế không hề quên việc khai thác nguồn tài nguyên của chúng ta (Nga) để phục vụ việc phát riển chương trình hạt nhân của Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp khí đốt Nga cho thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, đưa hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ thâm nhập thị trường Nga và v.v.

Chúng ta (Nga) đã không còn bạn bè và đồng minh. Serbia đã bị đánh bại, Belgrad (Serbia) đang theo đuổi đường lối hội nhập với Liên minh Châu Âu và NATO. Syria đã bị đánh và chia cắt.

Đất đai Syria đã bị quân chiếm đóng, kể các “đối tác” Thổ Nhĩ Kỳ của chúng ta giày xéo. Assad (B. Assad) thậm chí còn không kiểm soát nổi toàn bộ khu vực ngoại vi Damascus, chế độ này chỉ tồn tại dựa vào mũi lê của các chiến sỹ Iran và Nga. Còn chính bản thân Iran thì đang nằm trong tầm ngắm.

Thêm nữa, trong một thời gian dài trước đây, chính sách đánh đu với các “bạn bè” Phương Tây của Matxcova đã đẩy Tehran, vốn là một quốc gia rất cần sự hỗ trợ của chúng ta để hiện thực hóa các chương trình phát triển chung, ra khỏi vòng tay Nga.

Có nghĩa là Matxcova và Tehran chỉ là đồng minh chiến thuật (trong một số vấn đề). Tuy tại Syria, chúng ta (cả Nga và Iran) đều ủng hộ Assad, nhưng chúng ta (Nga và Iran) có các lợi ích khác hẳn nhau.

Cụ thể, Iran - kẻ thù của Israel, Không quân Do Thái thường xuyên không kích các trận địa và kho tàng của các đơn vị Iran. Trong khi đó đối với Matxcova tự do, Jerusalem - lại là một “người bạn”. Ngoài ra, Matxcova và Tehran có cách nhìn khác nhau về vấn đề phân chia và khai thác các nguồn tài nguyên tại Biển Caspien.

Tại Nga, nhiều người rất thích gọi Trung Quốc là “đồng minh chiến lược” của chúng ta. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Trung Quốc đã từng là đồng minh và đã từng là bạn khi chúng ta có dự án phát triển riêng của mình và khi nước Nga đang còn là siêu cường (dưới thời Stalin).

Khi đó, chúng ta là “anh cả” đối với người Trung Quốc. Còn bây giờ, tình hình đã thay đổi: Trung Quốc trở thành siêu cường kinh tế. Những công nghệ cao trong lĩnh vực vũ trụ và quân sự (của Nga) đã bị Bắc Kinh “hút cạn” từ không gian Hậu Xô Viết. Trung Quốc quan tâm đến thị trường Châu Âu và xây dựng “Con đường tơ lụa mới”.

Trung Quốc chiếm giữ các vị thế tài chính - kinh tế mạnh tại Đông Nam Á, Châu Mỹ La tinh. (Trung Quốc) đã bắt đầu bành trướng bằng quân sự, tuy tạm thời đang còn thận trọng, nhưng mọi việc đã không thể đổi khác.

Bắc Kinh có những mối quan hệ nhất định với giới cầm quyền Anh, các đế chế tài chính của gia tộc Vindsor và gia tộc Rothschild. Các con rồng Trung Quốc với sự hỗ trợ của một phần giới tinh hoa toàn cầu đang ráo riết thực hiện ý đồ thiết lập một trận tự thế giới mới, một đồng tiền thế giới mới – đồng nhân dân tệ vàng.

Trong kịch bản này - nước Nga chỉ là một “ống dẫn” (dầu mỏ - khí đốt - ND)”, là nguồn cung cấp nguyên liệu, cung cấp năng lượng, gỗ, sắt thép, sản phẩm nông nghiệp và v.v (cho Trung Quốc).

Trong tương lai dài hạn, nếu cứ tiếp tục tình trạng trì trệ và dân tộc Nga chết dần như hiện nay, Trung Quốc sẽ chiếm lãnh thổ của Nga cho đến tận dãy Ural (dãy Ural - biên giới tự nhiên giữa Châu Âu và Châu Á, ý tác giả muốn nói Trung Quốc sẽ chiếm toàn bộ Vùng Viễn Đông và Sibiri của Nga - ND).

Các khách du lịch Trung Quốc đã và đang ngắm nghía các vùng dất “Trung Quốc mới” rồi – khu vực Baikal , các dòng sông lớn, những cánh rừng mênh mông, vùng đất Sibiri còn chưa bị ô nhiễm như trên chính đất Trung Quốc.

Rõ ràng là những đòn tấn công thông tin mới nhất nhằm vào Matxcova (“vụ Skripal”, vụ “tấn công hóa học” tại Syria), những biện áp gây sức ép kinh tế và các hoạt động gây căng thẳng quân sự, các động thái chuẩn bị tấn công Damascus, - những diễn biến đó là sự tiếp tục cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ tư, – cuộc chiến tranh thế giới này khởi động từ năm 2013.

Các ông chủ Phương Tây đang tiến hành “tái khởi động ma trận”, tiếp tục “công cuộc” xây dựng “trật tự thế giới mới”- tức một nền văn minh nô lệ mới.

Cuộc tấn công nhằm vào Damascus trên thực tế đã là không thể tránh khỏi. Mục đích chủ yếu (của chiến dịch này - ND) - lôi Iran và Israel vào một cuộc chiến tranh lớn.

Mở rộng quy mô chiến tranh, mở rộng khu vực đám cháy. Các ông chủ Mỹ vẫn không hề từ bỏ các nỗ lực làm mất ổn định (tình hình) lục địa Á - Âu, biến nó thành một bãi chiến trường. Để (một mình Mỹ) tranh thủ thời gian tạo một bước nhảy vọt trong khi nguồn lực và lực lượng của những nước khác còn lại bị thiêu trụi trong ngọn lửa chiến tranh.

Matxcova có thể phải chấp nhận hai kịch bản thua trận nếu như tiếp tục hành động trong khuôn khổ cuộc chơi của Phương Tây. Cả hai kịch bản này đều làm Washington hài lòng.

Kịch bản thứ nhất, (Nga) ngồi yên tại các căn cứ đóng quân và bịt mắt bịt tai trước cảnh Damascus bị đánh hội đồng. Và sau đó, kịch bản không thể tránh khỏi là những lực lượng chống Assad sẽ tăng cường hoạt động.

Kết quả là Assad sẽ bị lật đổ. Nước Nga không còn cơ sở pháp lý để hiện diện tại Syria. (Nga) Buộc phải rút quân về nước. Syria bị những kẻ thắng trận chia cắt vĩnh viễn thành những khu vực ảnh hưởng.

Nạn nhân tiếp theo sẽ là Iran và trong trường hợp này Israel sẽ vào trận cùng (nhằm hiện thực hóa) dự án “Đại Israel”và “ Jerusalem mới” của mình. Kịch bản thứ hai, (Nga) đáp trả, cứu chính quyền B.Assad.

Tuy nhiên, nếu tính tới sự cách biệt (địa lý) của chiến trường (Syria) với nước Nga và ưu thế hoàn toàn thuộc về các phương tiện và sinh lực của đối phương thì một thất bại là đã được báo trước.

Cụm không quân Nga tại Syria, các lực lượng phòng không, các tàu chiến (Nga) không thể chặn đứng được môt đòn tấn công ồ ạt của Mỹ và các đồng minh. Matxcova cũng không thể nhanh chóng tăng viện cho cụm quân tại Syria, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ có thể dễ dàng đóng cửa các eo biển với tư cách là một thành viên NATO.

Và có thể quên ngay lập tức những câu chuyện cổ tích về sức mạnh tên lửa - hạt nhân (của Nga - ND). Trong một cuộc xung đột cục bộ, Matxcova sẽ không bao giờ tiến hành một đòn tấn công hạt nhân vào London, Paris, Washington, Ancara, và Er- Riyadh. Làm như thế là tự sát.

Không những thế, hiện các nhân vật theo chủ nghĩa tự do - thân Phương Tây của chúng ta đang nắm trong tay phần lớn quyền lực trong nước Nga, - và thì chỉ xét từ góc độ tâm lý thôi cũng đã thấy là họ không thể đánh nhau với Phương Tây và cộng đồng thế giới được.

Tất cả vốn liếng, tài sản, thậm chí cả vợ, con của họ đều đang ở đó (Phương Tây). Phương Tây đối với những người này là “Mekka và Medina” (các thánh địa của người Hồi giáo - ND).

Một thất bại quân sự cục bộ, nếu tính thêm cả tác động của những biện pháp cấm vận tăng cường, sức ép tài chính - kinh tế gia tăng, sẽ dẫn tới sự sụp đổ của nền kinh tế “ống dẫn dầu” Nga.

Và điều đó sẽ dẫn tới thất bại tương tự như trong Chiến tranh Crimea hay là một trận Tsushima-2 (Hải quân (Hạm đội Thái Bình Dương) Nga thảm bại trước Hải quân Nhật trong Chiến tranh Nga - Nhật năm 1904 - 1905) kéo theo sự gia tăng những xu hướng tiêu cực đã tích tụ hàng thập kỷ nay (ở nước Nga).

Ngoài ra, các cơ quan tình báo Phương Tây và “đội quân thứ năm” (lực lượng chống đối trong nước - ND) hoàn toàn có khả năng gây ra một số thảm họa công nghệ, tai nạn, hỏa hoạn và các vụ nổi loạn cục bộ (ví dụ, từ những phong trào bảo vệ môi trường sinh thái) ngay trong lòng nước Nga.

Sau đó, có thể là một vụ đảo chính cung đình đưa những nhân vật “người tháng hai” - những nhân vật sùng bái Phương Tây lên nắm quyền (Kudrin, Shuvalov, Sobchak - những chính khác Nga được coi là thân Phương Tây).

Tiếp theo nữa là những nỗ lực “bình thường hóa quan hệ” với Phương Tây, về bản chất, đó là sự đầu hàng. Sẽ trao trả Donbass, Crimea, bồi thường chiến tranh cho Kiev. Và càng về sau, nhượng bộ càng nhiều. Lúc đó thì Mỹ sẽ đề xuất cùng giải trừ quân bị. Tuy nhiên, sẽ chỉ có mình Nga giải giáp, Washington chỉ hứa mồm, và sau đó dễ dàng vi phạm cam kết.

Phải làm gì?

Thứ nhất, có thể thừa nhận thất bại và rút quân khỏi Syria. Dù thế nào đi nữa thì cũng không thể thắng được các các băng nhóm ở đây. Syria đã bị chia cắt và đã bị các thế lực bên ngoài chiếm đóng một phần (lãnh thổ). Ý tưởng “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” với những hình dung ban đầu đã thất bại. Nga đã làm như thế 3 lần rồi. Đã từng tuyên bố “chiến thắng” và rút quân.

Thực ra, không lâu sau đó thì (Nga) lại đưa quân vào, thậm chí còn đưa nhiều quân hơn. Hãy tập trung vào những vấn đề trong nước. Muốn hay không muốn thì tình trạng hỗn loạn trên thế giới vẫn sẽ kéo dài.

Cần phải tập trung vào những nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ người dân Nga và nền văn hóa Nga (bản sắc Nga, ngôn ngữ Nga).

Sau thất bại trong cuộc Chiến tranh Crimea (Chiến tranh phương Đông) Peterburg (thủ đô Đế quốc Nga khi đó - ND) đã hành động như vậy. Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nga (khi đó) Aleksandr Gorchakov đã nói: “Nước Nga bị chỉ trích là tự cô lập mình và im lặng trước những vụ việc bất công (trên thế giới). Người ta nói Nước Nga đang nổi giận.

Không, nước Nga không nổi giận, nước Nga đang tập trung cao độ (vào các vấn đề của mình - ND)”.

Thứ hai, chúng ta có thể công nhận Damascus là đồng minh chiến lược, Syria - là một quốc gia đồng minh. Tuyên bố rằng các đòn tấn công nhằm vào Damascus sẽ bị coi là đòn tấn công vào chính nước Nga.

Với tất cả những hậu quả kèm theo. Kiên quyết đòi rút tất cả các lực lượng can thiệp ra khỏi lãnh thổ Syria - cả quân Thổ Nhĩ Kỳ, cả quân Mỹ. Bắt tay ngay vào khôi phục lại quốc gia đồng minh.

Nếu các lực lượng chiếm đóng không rút quân, ví dụ, quân Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ dẫn tới việc cắt dứt tất cả các mối quan hệ - ngoại giao và kinh tế. Matxcova có thể đưa ra vấn đề về quy chế các eo biển và Konstantinopole, tái xây dựng lại Armenia (lấy lại Tây Armenia hiện đang nằm trong thành phần Thổ Nhĩ Kỳ), thành lập quốc gia người Kurd v.v. Một lập trường cứng rắn của Nga sẽ buộc tập thể Phương Tây phải lùi bước. Chúng ta đã từng làm như vậy và cứu được Cuba trong quá khứ.

Con đường thứ hai sẽ dẫn đến sự đối đầu khốc liệt với Phương Tây, phải tiến hành đồng thời với việc động viên lực lượng cả nước, từ bỏ việc gắn đồng rúp với hệ thống đồng đô la dầu mỏ, tiến hành một cuộc công nghiệp hóa mới, thanh lọc những con virus của chủ nghĩa tự do- sùng bái Phương Tây (nước Nga đang trong vòng vây của kẻ thù, cả đất nước – thành một doanh trại quân đội). Đây chính là con đường truyền thống của nước Nga cổ - nước Nga hiện nay.

Nước Nga đã sống như thế nhiều thế kỷ. Cần phải thẳng thừng thừa nhận rằng, chúng ta (Nga) - đó là một nền văn minh riêng, độc đáo. Chúng ta có con đường phát triển riêng của mình, và chúng ta không chấp nhận chủ nghĩa tư bản Phương Tây, không chấp nhận xã hội tiêu dùng và tự hủy hoại. Lý tưởng của chúng ta - “Vương quốc của sự thật”.

Một cuộc chiến tranh lớn sẽ không xảy ra. Tiềm lực tên lửa - hạt nhân của Nga không cho phép Mỹ và NATO tấn công nước Nga.
Phương Tây sẵn sàng can thiệp vào Nga, nhưng chỉ trong trường hợp xảy ra một sự hỗn loạn mới, sự tan rã và sụp đổ (của nước Nga), và chỉ khi những kẻ thân và sùng bái Phương Tây lên nắm quyền,- những kẻ này sẽ “thỏa thuận” và sẽ bỏ chạy khỏi hết trận địa này tới trận địa khác.

Trong điều kiện động viên toàn dân, làm sạch đất nước khỏi chủ nghĩa sùng bái Phương Tây, tẩy sạch “ đội quân thứ năm” và cả đất nước – là một doanh trại quân đội”, thì Phương Tây không thể đánh nhau (với Nga). Các ông chủ Phương Tây không sẵn sàng cho một cuộc chiến đúng nghĩa.

Họ không phải là những kẻ tự sát. Những con thú ăn thịt Phương Tây sẵn sàng giết và hành hạ con mồi. Nhưng đánh nhau đúng nghĩa như người Nga và người Đức đã từng đánh nhau trong những năm tháng Chiến tranh vĩ đại (Chiến tranh Vệ quốc), thì vào thời buổi hiện nay, Phương Tây chưa sẵn sàng.

Nhưng chiến tranh phức hợp, chiến tranh thông tin và chiến tranh kinh tế sẽ còn tiếp tục, những âm mưu gây ra các cuộc xung đột cục bộ và khu vực vẫn sẽ được thực hiện.

Trong chính sách đối ngoại thì nhiệm vụ quan trọng nhất- đẩy đuổi Mỹ và NATO ra khỏi Tiểu Nga (Ukraine). Khôi phục lại sự thống nhất của Đại Nga và Tiểu Nga, của dân tộc Nga. Phi Phát xít hóa Ukraine, thành lập tòa án xét xử tội phạm chiến tranh và những kẻ tài phiệt - kẻ cắp.

Thu hồi tài sản và vốn cho sở hữu toàn dân. Còn tại Nước Nga, tiến hành quốc hữu hóa ngành công nghiệp lớn và xem xét lại kết quả tư nhân hóa.

Và như vậy, Matxcova chỉ có thể đáp trả “Cộng đồng thế giới” một cách thích đáng nếu từ bỏ hướng (đường lối) phát triển như hiện nay, tức từ bỏ hướng phát triển văn hóa và kinh tế thành một nền văn hóa và kinh tế ngoại vi của văn minh Châu Âu, - Nga không được chấp nhận mình chỉ là “đường ống dẫn nguyên liệu” cho cả Phương Tây lẫn Phương Đông.

Phải chính thức và công khai thừa nhận đường lối phát triến đó là sai lầm. Thừa nhận một thực tế là (Nga) không thể nào “hòa tan” được với Phương Tây.

Theo baodatviet.vn


Tags: Crimea



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022