Vietnews.ru
Tham khảo

Liệu có 'bàn tay bí mật' thao túng thị trường dầu mỏ toàn c

13/11/2014 (Đọc 9 phút)

Xem thêm:

Sự sụt giảm liên tiếp của giá dầu mỏ thế giới thời gian qua đã đặt ra nhiều câu hỏi về những "bàn tay bí mật" đang thao túng thị trường bởi giá dầu mỏ có những tác động địa chính trị rất lớn tới cục diện thế giới. Phải chăng đây chỉ là quy luật kinh tế đơn thuần hay Mỹ và các đồng minh đang thao túng thị trường nhằm làm suy yếu các đối thủ như Nga, Iran và Venezuela? Tạp chí "Chính trị Thế giới" (Mỹ) đăng bài viết nhận định về vấn đề này như sau:

Dầu mỏ chiếm một vị trí đặc biệt trong thương mại quốc tế và sự hiểu biết của công chúng. Không có hàng hóa nào có quyền lực chính trị, chiến lược và chiến thuật giống như xăng dầu.

Kể từ khi nó trở thành nhiên liệu chính của thế giới cách đây gần hai thế kỷ, dầu mỏ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các sự kiện trên thế giới, châm ngòi cho các biện pháp cấm vận thương mại và các cuộc chiến tranh thuộc địa, hình thành cũng như phá vỡ các liên minh chính trị và luôn mang lại một sự biện minh, thực sự hay ảo tưởng, cho các cuộc xung đột quốc tế.

Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi sự sụt giảm mạnh gần đây của giá dầu thế giới đã tạo ra một loạt học thuyết âm mưu. Những đồn đoán về "nguyên nhân thực sự" của sự sụt giảm này đã xuất hiện được một thời gian, nhưng nó bước vào lĩnh vực phân tích nghiêm túc kể từ khi nhà báo nổi tiếng Thomas Friedman của tờ "Thời báo New York" (Mỹ) đưa ra một giả thuyết về các thủ đoạn bí mật có thể giúp thao túng các thị trường.

Ông Thomas Friedman viết: "Người ta không thể nói chắc chắn rằn liệu liên minh dầu khí Mỹ-Saudi Arabia có phải là một sự cố ý hay chỉ là trùng hợp lợi ích ngẫu nhiên. Nhưng nếu đó không phải là một sự suy luận thì rõ ràng những gì chúng ta đang cố làm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Lãnh tụ tối cao của Iran, giáo chủ Ali Khomenei, chính là những gì người Mỹ và người Saudi Arabia đã làm đối với các nhà lãnh đạo trước đây của Liên Xô: Bơm dầu dồn họ đến chỗ chết".

Ý của Friedman là Washington và Riyadh đã hợp tác với nhau tạo ra "cơn lũ dầu trên thị trường" nhằm gây sức ép giảm giá dầu mỏ khiến cho Moskva và Tehran sẽ sớm cạn tiền.

Đây là một giả thuyết thú vị, và nó không phải là giả thuyết mà chúng ta có thể thẳng thừng bác bỏ. Nhưng cũng có những cách lý giải khác hợp lý hơn về những gì đang diễn ra. Trong số đó, một lý giải ít huyền bí hơn và có vẻ đáng tin hơn là do thừa nguồn cung trong khi nhu cầu lại sụt giảm, và kết quả là giá dầu mỏ thấp hơn.

Ngoài ra, có những lý giải khác, trong đó có lý giải ngược hoàn toàn với quan điểm của Thomas Friedman. Đó là thay vì là quốc gia chủ mưu, Mỹ có thể là mục tiêu của những biến động trên thị trường dầu mỏ vừa qua, và trở thành một nạn nhân có chủ đích.

Sản xuất dầu mỏ đang phát triển nhanh của Mỹ, được thúc đẩy bằng việc gia tăng sản xuất dầu đá phiến, đang tạo ra một nguy cơ mà Saudi Arabia có thể cho rằng đó là một mối đe dọa hiện hữu đối với sự sống còn của chế độ này. Thay vì lo lắng về Nga, Saudi Arabia có thể đang tìm cách kéo giá dầu mỏ xuống thấp tới mức mà sản xuất dầu mỏ của Mỹ không mang lại lợi nhuận và phải từ bỏ, từ đó bảo tồn được sự thống trị của Saudi Arabia trên các thị trường dầu mỏ.

Các nhà quan sát theo thuyết âm mưu ngay lập tức chỉ ra những tác động mạnh mẽ của sự sụt giảm giá dầu theo chiều thẳng đứng trong những tháng vừa qua - giảm 25% kể từ tháng 6/2014 - để minh chứng cho lập luận của mình. Điều đáng lưu ý ở đây là các quốc gia bị tác động mạnh nhất là những quốc gia do các chính quyền chống Mỹ điều hành, chẳng hạn như Nga, Iran và Venezuela. Tuy nhiên, kinh tế học cơ bản của thị trường dầu mỏ và nền kinh tế toàn cầu có thể dễ dàng lý giải cho sự sụt giảm mạnh này.

Về phía nguồn cung, hai bước phát triển quan trọng đã được hình thành. Trước hết, công nghệ mới đã khiến việc trích xuất dầu từ các vùng nước sâu trước đây chưa từng nghĩ tới trở thành việc hoàn toàn có thể. Bước phát triển thứ hai trước đây không được tính tới là Mỹ - một con nghiện dầu mỏ - đã trở thành quốc gia có thể tự cung tự cấp về năng lượng.

Bất chấp những lời thề trang trọng, Mỹ vẫn không thể dứt cơn nghiện dầu mỏ. Nhưng thay vào đó, Mỹ đã tìm được cách để thỏa mãn ham muốn của mình. Nhập khẩu dầu của Mỹ giảm từ từ nhưng vững chắc. Tháng 11/2013, lượng dầu mỏ Mỹ sản xuất đã lớn hơn lượng dầu mỏ nước này nhập khẩu. Dự kiến, Mỹ sẽ trở thành nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới vào năm 2016, và hoàn toàn tự chủ về năng lượng vào cuối thập kỷ này.

Có một thời gian mà nhu cầu dầu mỏ giảm tại Mỹ không đe dọa nhiều tới thị trường bởi Trung Quốc đã thế chỗ trở thành một nhà tiêu thụ mới luôn "thèm ăn". Nhưng có thể điều đó giờ đây đang thay đổi, và nó giúp lý giải tại sao các thị trường dầu mỏ bất ngờ trở nên lạnh lẽo.

Nền kinh tế Trung Quốc, vốn là nền kinh tế mang lại sự thúc đẩy mạnh mẽ giá nguyên liệu thô trên khắp thế giới, đang có mức tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng đã giảm từ mức bình quân hai con số của các thập kỷ gần đây và nhiều nhà phân tích cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ trải qua sự sụt giảm mạnh và kéo dài trong những năm tới.

Theo dự báo của "Conference Board", một cơ quan nghiên cứu uy tín tại Mỹ, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại và giảm xuống dưới 3,9% vào giữa những năm 2020-2024. Con số này chỉ bằng một nửa mục tiêu mà Chính phủ Trung Quốc đề ra, và bằng một nửa mức tăng trưởng trung bình những năm gần đây.

Ngoài ra, châu Âu cũng có vẻ như sẽ một lần nữa rơi vào suy thoái. Sự kết hợp của nguồn cung tăng mạnh từ Mỹ và nhu cầu giảm mạnh từ Trung Quốc và châu Âu chắc chắn sẽ khiến giá dầu giảm. Đó là nguyên tắc kinh tế, chứ không phải vấn đề mưu đồ ở đây. Tuy nhiên, các nhà học thuyết âm mưu đưa ra một điểm quan trọng: Các diễn biến trên thị trường dầu mỏ có thể có những tác động địa chính trị rất lớn.

Các diễn biến này sẽ gây tổn hại lớn đối với Nga, Iran và Venezuela, nhưng lại tăng cường sức mạnh cho Mỹ trong các cuộc cạnh tranh với các nhà xuất khẩu dầu mỏ.

Dầu mỏ và khí đốt chiếm 2/3 tổng xuất khẩu của Nga, đóng góp một nửa ngân sách chính phủ - công cụ quyền lực chủ chốt của Tổng thống Putin. Giá dầu thấp có thể sẽ đẩy Nga rơi vào suy thoái, với những tác động chính trị trong nước và quốc tế bất lợi cho ông Putin. Ngân sách của chính phủ Nga được dựa trên giá dầu 100 USD/thùng. Giá dầu giảm xuống dưới 90 USD/thùng sẽ tạo ra khó khăn lớn.

Iran cũng đối mặt với vấn đề tương tự. Giá dầu dưới 100 USD/thùng sẽ tạo ra những thách thức tài chính rất lớn, thâm hụt ngân sách lớn, lạm phát nhiều hơn, thêm nhiều áp lực cắt giảm trợ cấp và vị thế đàm phán hạt nhân sẽ bị suy yếu. Cả Iran và Nga, vốn đang tham gia các cuộc cạnh tranh quyền lực với phương Tây, sẽ phải gánh chịu hậu quả của những thay đổi trên các thị trường dầu mỏ.

Trong khi đó, Venezuela, quốc gia sử dụng dầu là một mặt hàng để mua lấy sự trung thành của các quốc gia Mỹ Latinh và sự ủng hộ trong nước đối với chính phủ, cũng có một nền kinh tế đang gặp khó khăn và khó có thể chịu đựng được tác động từ nguồn thu ngân sách giảm.

Một điều khá rõ ràng là Mỹ và các đồng minh của mình sẽ gặt hái các lợi ích địa chính trị, ít nhất là trong ngắn hạn, từ sự sụt giảm giá dầu. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là Mỹ và các đồng minh đã bí mật giật dây để điều đó xảy ra.

Theo http://thegioi.baotintuc.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022