Vietnews.ru
Tham khảo

Lý do khiến Nga đưa hạm đội tàu ngầm xuống lòng Bắc Cực (Phần 1)

03/01/2018 (Đọc 6 phút)

Xem thêm:

Bắc Băng Dương bao quanh Bắc Cực ước tính có trữ lượng hàng tỷ thùng dầu, và hàng nghìn tỷ m3 khí ga tự nhiên, và có một siêu cường đang tìm cách giành giật khai thác nguồn tài nguyên này, đó là Nga.



Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân có lực phá băng mạnh và lớn nhất thế giới mang tên Arctika (Arctic) của Nga. Ảnh: EPA/TTXVN

Bắc Băng Dương: Đại dương nhỏ nhất trong 5 đại dương, với mặt nước đóng băng và gió xé như dao, là một trong những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên Trái Đất.

Nhưng sâu bên dưới mặt biển băng giá dày mỏng theo mùa, vùng đại dương không thân thiện này ẩn chứa cả một kho tàng tài nguyên thiên nhiên, một trong những khu vực lớn nhất mà loài người chưa từng chạm tới.

Bắc Băng Dương bao quanh Bắc Cực ước tính có trữ lượng hàng tỷ thùng dầu, và hàng nghìn tỷ m3 khí ga tự nhiên, chiếm từ 16-26% trữ lượng chưa được phát hiện trên Trái Đất. Và có một siêu cường đang nhanh chóng mò tới để đánh bại các quốc gia khác trong cuộc đua giành giật khai thác mạch nguồn chính tài nguyên ở vùng cực này: đó là Nga.

Nhiều thập niên sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Nga khởi động một nhiệm vụ đào sâu vào lòng biển Bắc Cực, đưa một đội robot dưới nước và tàu ngầm không người lái vào dò tìm vùng nước khắc nghiệt nhất Trái Đất.

Công nghệ mới chưa từng có

Giờ đây sau nhiều năm đào sâu xuống khu vực, Nga - quốc gia có sản lượng dầu và khí tự nhiên chiếm đến 68% tổng xuất khẩu trong năm 2013, đang lên kế hoạch áp dụng những công nghệ mới chưa từng thấy để nâng cấp nhiệm vụ lên tầm cao mới.

Nga đã khai thác khoảng 5,5 triệu tấn dầu hàng năm từ một mỏ dầu duy nhất của nước này đang hoạt động ở Bắc Cực. Hầu hết vùng biển này vẫn bao phủ trong băng giá dày đặc quanh năm, khiến hoạt động khai thác bằng các tàu hoạt động trên mặt biển trở nên không khả thi.

Cuộc chạy đua giành giật tài nguyên quý giá ở Bắc Cực không phải chuyện mới. Trữ lượng khí đốt và dầu bị nhiều cường quốc tranh giành - Nga, Đan Mạch, Na Uy, Mỹ và Canada - tất cả đều muốn được chia phần.

Chỉ riêng Nga đã tiến hành khoan ở khu vực vòng cực Bắc trong hàng thập niên. Vào tháng 8/2007, Moskva có một động thái nguy hiểm và khiêu khích khi gửi hai tàu ngầm mini xuống 4.200m dưới lòng Cực Bắc để cắm một lá cờ bằng titanium chống gỉ dưới đáy biển nhằm tuyên bố chủ quyền trong khu vực này.

Giờ đây, năm 2017, cộng đồng thế giới đang theo dõi chặt chẽ những gì Nga làm vì nước này đang định mở rộng quyền sở hữu và ảnh hưởng trên vùng biển thuộc Bắc Cực cùng những tài nguyên thiên nhiên trong khu vực. Với Nga, dầu mỏ và khí đốt là nguồn năng lượng và thu nhập cơ bản.

Dự án Iceberg của Nga, một dự án tham vọng sử dụng những công nghệ cực đỉnh trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, có thể là con bài quốc gia để đảm bảo nước này nắm độc quyền trong khu vực với cả hai loại tài nguyên.

Sức mạnh quân sự trên băng đá

Nga đã tăng cường sức mạnh quân sự ở Bắc Cực, xây dựng thêm nhiều căn cứ trong khu vực sau khi mở cửa nhiều căn cứ khác đầu năm nay. Việc Nga tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực cho thấy tham vọng ngày càng lớn của nước này vào thời điểm băng tan dần, khiến cho các mỏ năng lượng càng dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.

Khá giống với việc khai thác dầu từ Biển Bắc thời thập niên 1970, vốn được coi là đầy thách thức về kỹ nghệ trong thời chưa từng có ai vận hành giàn khoan xa về phía Bắc trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, ngày nay Bắc Cực cũng đang vấp phải những rào cản tương tự.

Với nước sâu đến 5km ở nhiều vị trí và hầu như bị chìm khuất trong băng đá, Bắc Cực được cho là nơi khó khoan dầu nhất trên thế giới. Nhưng chính vì thế, chưa có ai từng nỗ lực như Dự án Iceberg đang làm.

Quỹ Nghiên cứu Cao cấp (Foundation for Advanced Studies), một cơ quan tương tự như Darpa của người Mỹ, tuyên bố đang lắp đặt “những cánh đồng hydrocarbon hoàn toàn tự động dưới mặt nước và dưới băng đá trong lòng Bắc Cực ở điều kiện đóng băng khắc nghiệt”. Nói cách khác, đó là tàu ngầm robot thăm dò dầu khí.

Tuy nhiên, một số người cho rằng tuyên bố của dự án Iceberg là thiếu thực tế - và có lẽ đó chỉ là màn sương mờ nhằm che giấu sự phát triển hệ thống quân sự lắp đặt dưới băng đá. Nhưng điều gần như rõ ràng là dự án sẽ gia tăng sức mạnh cho các khu vực Nga tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực, mà giờ đây Liên hợp quốc đang xem xét.

Tâm điểm của Dự án Iceberg là chiếc Belgorod dài 182m, chiếc tàu ngầm nguyên tử lớn nhất từng được chế tạo. Tàu Belgorod sẽ tiến hành các khảo sát dưới nước và tiến hành lắp đặt cáp viễn thông dưới băng đá, nhưng nhiệm vụ cơ bản là đây sẽ là tàu mẹ cho các hạm đội tàu ngầm nhỏ hơn.

Vadim Kozyulin, nhà phân tích quốc phòng tại Trung tâm PIR, một trung tâm nghiên cứu các vấn đề an ninh, nhận định: "Tàu ngầm Belgorod là cơ sở để lắp đặt nhiều hệ thống, gồm cả những hệ thống chưa từng tồn tại”.

Đây có lẽ là nguyên nhân khiến con tàu có kích cỡ khổng lồ: Một phần mới dài 30m được lắp thêm vào khu vực neo đậu dành cho cả tàu ngầm có người lái và không người lái.




Tags: tàu ngầm, Bắc Cực



TIN LIÊN QUAN

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022