Vietnews.ru
Tham khảo

Mỹ có 400 căn cứ quân sự vây Nga

22/09/2015 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Học giả Mỹ cho rằng, số lượng căn cứ quân sự Mỹ lớn gấn 4 lần tổng số nước trên thế giới, quân nhân Mỹ có mặt trên 160 quốc gia.

800 căn cứ, 400 đang vây Nga binh lính hiện diện tại 160 nước

Giáo sư trường Đại học Hoa Kỳ ở Washington, nhà nhân chủng học David Wynn tuyên bố với tạp chí The Nation rằng, ngay cả sau khi rút phần lớn quân Mỹ khỏi Afghanistan và Iraq, Mỹ vẫn bao vây thế giới bằng mạng lưới căn cứ quân sự khổng lồ.

Ông David Wynn lưu ý rằng hiện tại Mỹ đang có khoảng 800 căn cứ quân sự ở bên ngoài lãnh thổ của mình, chiếm 95% tổng số đơn vị triển khai đồn trú bên ngoài lãnh thổ của toàn thế giới, tức là tất cả các quốc gia khác cộng vào mới được hơn 30 căn cứ.

Sự hiện diện của quân đội Mỹ chỉ có tăng chứ không hề giảm. Hàng trăm đơn vị Mỹ đồn trú rải rác tại 80 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm Australia (châu Úc), Bulgaria (châu Âu), Colombia (châu Mỹ), Qatar (châu Á) và Kenya (châu Phi).

Các chuyên gia lưu ý rằng nếu xét cả theo khía cạnh không chính thức, thực tế là quân nhân Mỹ đang có mặt tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11 tàu sân bay, mỗi chiếc trong số đó có thể được coi là một căn cứ hải quân.

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc từ 70 năm trước, nhưng, theo số liệu chính thức của Lầu Năm Góc, tại Đức vẫn có 172 căn cứ quân sự Mỹ, ở Nhật Bản có 113 và ở Hàn Quốc cũng có tới 83 căn cứ.





Mỹ có 400 căn cứ quân sự vây Nga


Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ trong một cuộc biểu dương lực lượng



Theo tính toán của Giáo sư Wynn, người nộp thuế Mỹ trả trung bình từ 10 USD đến 40.000 USD/năm cho việc duy trì một người lính bên ngoài Hoa Kỳ, mặc dù người nộp thuế không tự ý thức được điều này.
Hiện nay, tổng số lượng nhân viên dân sự và quân sự Mỹ trên toàn thế giới là 3.002.375 người, con số này trên lãnh thổ Mỹ là 2.751.146 người, số lượng nhân viên dân sự và quân sự Mỹ ở nước ngoài là 251.229 người.
5 căn cứ quân sự lớn nhất thế giới cũng là của Mỹ, đó là căn cứ Fort Campbell (424,9 km2), Fort Bragg (659,6km2), Fort Benning (736,5 km2), Fort Hood (869,9 km2), Lewis-McCord (1675,4 km). Căn cứ rộng nhất của Mỹ còn lớn hơn cả thành phố St. Peterburg của Nga là 1439 km2.
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hồi tháng 4 năm nay, xung quanh biên giới nước này có hơn 400 căn cứ và cứ điểm quân sự của các nước Mỹ-NATO.






Bản đồ phân bố các căn cứ quân sự Mỹ trên thế giới



Phát biểu trên một chương trình của đài Tiếng vọng Moskva, Thứ trưởng Quốc phòng Nga, ông Anatoly Antonov cho biết, theo số liệu công khai, ai cũng có thể kiểm tra quanh được là xung quanh nước Nga có hơn 400 căn cứ và các cứ điểm khác nhau của Mỹ-NATO đang bao vây Nga.
Căn cứ quân sự Mỹ đang gieo rắc tai họa trên thế giới
Giáo sư Wynn nói, kể từ đầu chiến tranh lạnh, chính sách thiết lập mạng lưới các căn cứ quân sự cho hàng chục nghìn binh lính Mỹ rải rác khắp thế giới đã trở thành học thuyết về đối ngoại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Chính sách này được gọi là "chiến lược phòng ngừa" và được kết hợp với chính sách kiềm chế đối thủ địa chính trị chính thời Xô Viết.
Nếu khi đó sự hiện diện quân sự rộng lớn như vậy dù sao vẫn mang tính hợp lý, thì bây giờ nhiều chuyên gia cho rằng các căn cứ quân sự của Mỹ là vô ích và có hại nhiều hơn lợi.
Thay vì đóng góp cho sự ổn định trong các khu vực nguy hiểm, căn cứ quân sự của Mỹ thường là đối tượng gây căng thẳng và là trở ngại cho các hoạt động ngoại giao.






Máy bay ném bom chiến lược B-52 tại căn cứ Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam



Ví dụ như, sự hiện diện của căn cứ quân sự của Mỹ tại Trung Đông đã trở thành điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự phát triển chủ nghĩa cực đoan và tâm trạng chống Mỹ.
Còn khi bố trí các đơn vị đồn trú, chẳng hạn như giáp các đường biên giới của Nga, Trung Quốc, Triều Tiên hay Iran, nguy cơ phản ứng từ các nước này tăng lên đáng kể.
Mỹ đang phát triển tạo ra một cú hích mới cho cuộc đua căn cứ quân sự và vũ khí, gieo rắc hỗn loạn trên mặt trận địa chính trị - vị giáo sư của Hoa Kỳ cho biết.
"Chiến tranh chống khủng bố" đã trở thành bản chất toàn cầu của cuộc xung đột đó sẽ chỉ làm cho cực đoan và khủng bố gia tăng. Còn việc xây dựng các căn cứ để "bảo vệ" lợi ích của Mỹ khỏi sự "đe dọa của Nga và Trung Quốc" càng khiến cho các nước hàng đầu thế giới mâu thuẫn với nhau.
Theo http://baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru