Vietnews.ru
Tham khảo

Nga ‘chọc giận’ Nhật Bản: Khẩu chiến vì biển đảo

03/11/2010 (Đọc 6 phút)

Xem thêm:

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa thăm quần đảo Nam Kuril, khiến Nhật phản đối gay gắt, triệu hồi Đại sứ vì Tokyo cho rằng Nam Kuril là lãnh thổ phía Bắc của họ.

Cụ thể, ông Medvedev chỉ tới hòn đảo lớn nhất trong bốn đảo Nam Kuril là Kunashir - nơi mà phân nửa dân số sống dưới mức nghèo khổ.

Nga ‘chọc giận’ Nhật Bản: Khẩu chiến vì biển đảo
Ông Medvedev tới Kuril.

Điều đáng chú ý là ông Medvedev là nhà lãnh đạo Nga đầu tiên sau khi Liên Xô tan rã, thăm khu vực tranh chấp gồm bốn hòn đảo nằm giữa Nhật và Nga; đang nằm dưới sự quản lý của Moscow từ năm 1945.

Trong toàn bộ chuyến thăm kéo dài ba tiếng rưỡi, nguyên thủ Nga kịp thăm các xí nghiệp địa phương, tiếp xúc với cư dân, tìm hiểu về đời sống thường nhật...

Và thậm chí, ông Dmitry Medvedev còn mua một con cá nặng 300 g rồi cam kết cải thiện đời sống trên các đảo Kuril như ở vùng trung tâm của nước Nga.
Nga hiện có kế hoạch xây đường cao tốc có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiên và một cảng biển ở Kunashir để liên kế quần đảo với vùng Viễn Đông.
Ông khẳng định: “Cần làm sao để các công dân ở nơi xa xôi này của nước Nga cũng được hưởng những dịch vụ gần như ở Sakhalin nói riêng và trên cả nước nói chung. Vì thế, cần đưa các chuyên gia tới đây làm việc. Mặt khác, cần có chương trình tổng thể toàn diện kèm theo việc xây dựng nhà cửa, để ai tới đây cũng được tạo điều kiện sống thuận tiện và họ sẽ có xung lực ở lại nơi này lao động trong thời gian khá lâu dài”.

Trước chuyến thăm này, Nhật Bản lên tiếng phản đối, cảnh báo các quan chức và lãnh đạo Nga không nên đến thăm quần đảo ở phía Bắc của Thái Bình Dương mà Liên Xô sáp nhập từ sau Thế chiến thứ II.

Còn sau chuyến thăm vừa qua, Thủ tướng Nhật Naoto Kan khẳng định đây là hành động "đáng tiếc" và nhắc lại tuyên bố chủ quyền của Nhật về các hòn đảo này: "Cả bốn đảo phía Bắc này là một phần của lãnh thổ đất nước chúng tôi nên chuyến thăm của ông Tổng thống Nga là rất đáng tiếc”. Còn Ngoại trưởng Seiji Maehara cũng cảnh báo rằng chuyến thăm như thế "sẽ làm tổn thương tình cảm của người Nhật".

Tới chiều qua, Ngoại trưởng Nhật tạm thời triệu hồi Đại sứ Masaharu Kono từ Nga về để phản đối động thái của người đứng đầu điện Kremlin.

Ngoại trưởng Maehara không nói rõ Đại sứ sẽ được triệu hồi trong bao lâu mà chỉ tuyên bố: “Nhật Bản hy vọng vấn đề chủ quyền của các đảo sẽ được làm sáng tỏ, hai bên sẽ ký được một hiệp định giúp lập quan hệ tốt hơn giữa hai nước. Điều cần nhất là hai nước phải được hài lòng về giải pháp.”

Tuy nhiên, Tokyo thông báo Thủ tướng Nhật Naoto Kan sẽ vẫn gặp ông Medvedev tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương giữa tháng này.

Đáp trả, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định: “Các đảo Kuril là lãnh thổ Nga và liên quan tới khu vực nội địa”. Do đó, ông Medvedev hoàn toàn có quyền tới đảo Kunashir mà Nhật không có lý do gì để phản đối.

Hôm qua, ông Lavrov tiếp tục "đổ dầu vào lửa" khi thông báo Tổng thống Nga sẽ có chuyến đi kế tiếp tới Kuril sau khi nhận thấy chính quyền trung ương lơ là trong việc phát triển dãy đảo này.

Bản thân Tổng thống Nga trong chuyến thăm cũng tuyên bố: “Phát triển là việc rất quan trọng. Chúng tôi sẽ đổ tiền vào khu vực này. Tôi nhất định sẽ thăm Kuril trong thời gian tới. Đây là khu vực quan trọng của đất nước Nga".

Chủ tịch Ủy ban quốc tế của Đuma quốc gia là ông Konstantin Kosachev tuyên bố: "Nhật Bản có thể giữ bất cứ quan điểm nào. Nhưng điều đó không có nghĩa là Nga phải tuân theo quan điểm đó. Quần đảo Kuril là một khu vực thuộc địa phận Liên bang Nga. Để đến thăm khu vực này, Tổng thống không cần sự cho phép, chấp thuận của ai, thậm chí không cần tiến hành bất kỳ cuộc thương lượng nào".

Bộ Ngoại giao Nga cũng phản ứng một cách cứng rắn: "Tổng thống Nga toàn quyền xác định lộ trình công tác trên lãnh thổ đất nước mình. Bất cứ lời khuyên nào từ bên ngoài trong vấn đề này đều là không đúng chỗ và không thể chấp nhận".


Nga tỏ ra cứng rắn trong vấn đề Nam Kuril.

Theo phía Nga, Nhật Bản thường xuyên sử dụng khái niệm "vùng lãnh thổ phương Bắc bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp". Vì thế, một lần nữa Moscow thấy cần thiết phải nhắc nhở rằng, quần đảo Nam Kuril thuộc quyền sở hữu của Nga theo đúng pháp luật quốc tế hình thành trên cơ sở là kết quả Thế chiến II và được ghi rõ trong Hiến chương LHQ.

Trước đây, Tokyo tỏ ra vui mừng vì Moscow đồng ý về nguyên tắc thảo luận nội dung quy chế Nam Kuril. Song, điều đó không có nghĩa là Moscow sẵn sàng xem xét lại kết quả Thế chiến II.

Trước năm 1945, các hải đảo đó từng thuộc sở hữu của Nhật Bản nhưng điều đó không quan trọng bởi một nửa đảo Sakhalin cũng từng thuộc Nhật Bản. Trong chiến tranh, Nhật từng chiếm nhiều vùng lãnh thổ như Mãn Châu, Triều Tiên, Đông Dương, Philippines… Nhưng ngày nay, Nhật không thể giành lại tất cả những vùng lãnh thổ đó.


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.

Tham khảo,

10/04/2022

Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.

Tham khảo,

10/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru