Vietnews.ru
Tham khảo

Nga - EU: Âm thầm cuộc chiến năng lượng

01/10/2012 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Trong khi các quốc gia châu Âu đang nỗ lực tìm các giải pháp đối phó với quyền lực năng lượng quá lớn mà nước Nga đang nắm giữ thì một số người lại ngờ rằng Nga đang bí mật hỗ trợ tài chính cho những cuộc vận động nhằm cản trở chiến lược Phương Tây.

Lật đổ sự thống trị của Nga?

Đó không phải là một bộ phim về cuộc chiến tranh lạnh mà về sự bùng nổ của Mỹ trên thị trường năng lượng mà tại đó Nga dường như đang là kẻ thống trị.

Sự bùng nổ của Mỹ đang làm rung chuyển thị trường năng lượng thế giới từ Mỹ, Nga, đến Trung Quốc. Một số người đang nói về một điều mà trước kia thế giới chưa nghĩ đến: rằng trong tương lai gần, rất có thể Mỹ sẽ không cần nhập khẩu khí ga tự nhiên và Nga sẽ có thể trở thành kẻ mất mát lớn trong cuộc chơi này.

Bà Fiona Hill, chuyên gia nghiên cứu tại viện Brookings về Nga cho rằng, giờ đây mọi thứ có vẻ đang thay đổi và rất có thể cái thời mà Nga thống trị thị trường năng lượng châu Âu sắp đi qua. Và có một thực tế là bất kể quốc gia nào tham gia vào thế giới năng lượng đều có thể mất mát hoặc thu lợi ích.

Câu chuyện về cuộc chiến năng lượng bắt đầu hé lộ một vài năm trước khi mà Mỹ phát hiện nguồn dự trữ khổng lồ nằm dưới lớp đá phiến sâu trong lòng đất tại Marcellus tại Pennsylvania và Barnett, Texas.

Các chuyên gia từng dự đoán Mỹ sắp cạn nguồn khí ga tự nhiên nhưng sau đó gas chiết xuất từ đá phiến đã ồ ạt đổ vào thị trường và khiến giá cả lao dốc.

Nga đã xuất khẩu một lượng lớn sang khu vực châu Âu và các nước khác trên thế giới với giá 10 USD một đơn vị nhưng giá hiện nay tại Mỹ chỉ là khoảng 3 USD. Đây là một bài toán mà các công ty năng lượng, các chính trị gia trên toàn thế giới đang rất lưu tâm.

Một số chính phủ châu Âu bắt đầu hình dung về một tương lai mà họ không còn phụ thuộc nhiều vào nguồn khí ga tự nhiên của Nga. Vào năm 2009, việc Nga đã ngừng cung cấp gas cho Ukraine trong gần hai tuần do tranh cãi về giá và phương thức thanh toán đã tạo ra hiệu ứng lớn. Hơn 15 quốc gia châu Âu đã nghĩ đến nhiệm vụ phải tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thay thế.

Nguồn lực tài chính của Tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom của Nga rất lớn. Năm ngoái Gazprom thu được 44 tỷ USD lợi nhuận. Gazprom là nhà sản xuất gas tự nhiên lớn nhất thế giới và xuất khẩu một trữ lượng lớn sang các nước khác.

Tuy nhiên, năm ngoái Gazprom đã quyết định dừng dự án phát triển một mỏ khí gas mới. Họ cho biết, hiện không thể thu xếp được các khoản đầu tư. Báo cáo tài chính gần nhất chỉ ra lợi nhuận của tập đoàn này đã giảm 25%.




Các chiến dịch tranh cử tổng thống ở Mỹ đã đề cập rất nhiều đến những kế hoạch tạo ảnh hưởng lên thị trường năng lượng của Mỹ.

Ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney khẳng định ông sẽ theo đuổi những chính sách giúp các quốc gia châu Âu giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.

Vào đầu tháng 9, tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, Mỹ có thể phát triển một nguồn cung khí gas tự nhiên trong 100 năm với nguồn dự trữ mà đất nước này sở hữu. Nước Mỹ sẽ giảm 1 nửa trữ lượng nhập khẩu cho đến năm 2020 đồng thời tạo ra 600.000 lao động mới hoạt động trong lĩnh vực này.

Trong khi đó, Bộ Môi trường Hà Lan cũng đưa ra tuyên bố sẽ tăng cường sản xuất khí gas tự nhiên từ nguồn đá phiến tại châu Âu để hạn chế nhập khẩu từ Algeria và Nga.

Những kế hoạch ngầm?

Ông Sergei Komlev, điều hành cấp cao về hoạt động xuất khẩu của Gazprom khẳng định rằng, thừa nhận về những gián đoạn của tập đoàn trong thời gian gần đây nhưng ông dự đoán rằng nguồn nhiêu liệu của Mỹ sẽ khó có thể can thiệp quá nhiều đến tình hình cung cấp năng lượng tại thị trường châu Âu.

“Mặc dù động cơ của những chiến dịch này là làm giảm sự phụ thuộc của những quốc gia nhất định đối với nguồn cung khí gas của Gazprom, thế nhưng kết quả cuối cùng của những nỗ lực này sẽ có lợi cho chúng tôi. Chúng tôi không cho rằng các mức giá thấp hiện nay tại Mỹ sẽ khó có thể kéo dài được lâu”.

Hay nói cách khác thì nếu thị trường khí gas tự nhiên mở rộng thì Nga thậm chí sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng hơn bởi họ có nguồn dự trữ khổng lồ.

Gazprom tin rằng khí gas tự nhiên sẽ thân thiện với môi trường hơn là các loại nhiên liệu khác, mặc dù nhìn nhận gas đá phiến là một món quà tuyệt vời của ngành công nghiệp năng lượng.

Gazprom cho rằng khi giá gas tự nhiên tăng, nó sẽ khiến cho những kế hoạch trở thành một nhà xuất khẩu gas chính trên thế giới của Mỹ trở nên khó khăn bởi cho dù thế nào thì cũng không thể phủ nhận một thực tế là các công ty sản xuất gas tự nhiên của Mỹ cũng như các cổ đông của họ luôn mong muốn giá cả tăng.

James Diemer, phó chủ tịch điều hành tại Pace Global, một công ty tư vấn quốc ta tại Virginia, tin rằng giá gas đá phiến vẫn còn cao để thu hút thị trường hiện nay. Pace, mới đây công bố báo cáo mang tên: Gas đá phiến: những con số và sự cường điệu. Họ đang nghiên cứu về loại khí gas này cho Gazprom và các khách hàng khác. Việc làm này của Pace đang khiến cho Mỹ quan tâm nhiều.

Nguồn vốn sẽ không còn đổ nhiều vào lĩnh vực gas đá phiến tại Mỹ và vì thế giá sẽ tăng, Diemer dự đoán.

Bà Hill cho biết, các nhà quan sát tin là Nga đang hỗ trợ tài chính cho những tổ chức môi trường trong việc phải đối gay gắt các kế hoạch chiết suất khí gas tại châu Âu- điều mà có thể làm giảm thị trường khí gas tự nhiên của Nga.

"Tôi đã nghe rất nhiều tin đồn là Nga đang hỗ trợ tài chính cho các hoạt động này. Tuy nhiên tôi không có cơ sở nào”, bà cho biết. Tuy vậy cũng những tin đồn đó không phải là không có căn cứ bởi Gazprom sở hữu nhiều công ty truyền thông khắp nước Nga và châu Âu. Những hãng tin này đã đưa ra những câu chuyện nghiên cứu về những rủi ro đối với môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất khí gas từ đá. Tuy nhiên, Gazprom đã bác bỏ suy luận đó.

Nhiều hãng truyền thông của Mỹ trong đó có AP đã nói đến những vấn đề về gas đá phiến và môi trường. Các nhà điều hành khẳng định rằng, nhìn chung những vấn đề ô nhiễm không khí và nước là rất hiếm nhưng những tổ chức môi trường và một số nhà khoa học thì cho rằng không có đủ nghiên cứu để kết luận như vậy.

Các công ty năng lượng của Mỹ tích cực xuất khẩu các sản phẩm gas tự nhiên. Tuy nhiên vấn đề đủ nhạy cảm để khiến chính quyền tổng thống Obama dừng hoạt động xuất khẩu cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

Vào tháng 4 vừa qua, Sierra Club đã tiến hành kiện tụng để chặn kế hoạch xuất khẩu khí gas của Mỹ khi cho rằng nó có thể đẩy giá gas tự nhiên trong nước và có thể tàn phá môi trường.

Theo vietnamnet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022