Vietnews.ru
Tham khảo

Nga có biệt đội sát thủ?

06/10/2011 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

5 năm trôi qua sau cái chết có nhiều bí ẩn của luật sư Aleksander Litvinenko, các phương tiện truyền thông Anh vẫn không ngừng đổ trách nhiệm lên vai Chính phủ Nga. Thậm chí, gần đây họ còn cáo buộc Kremlin có một đội đặc nhiệm chuyên xử lý các kẻ thù của Nga đang lẩn trốn ở nước ngoài.

Trước phiên điều trần về cái chết của luật sư Litvinenko vào tuần tới, các phương tiện truyền thông nước Anh lại thổi bùng lên mâu thuẫn Anh - Nga bởi các cáo buộc về trách nhiệm của điện Kremlin trong cái chết của Litvinenko. Nhiều báo Anh cho rằng, chính Kremlin đã ra lệnh giết luật sư Litvinenko bằng cách đầu độc và thậm chí còn tiết lộ về một đội đặc nhiệm của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) chuyên xử lý các kẻ thù đang lẩn trốn ở nước ngoài của Nga.

Nga có biệt đội sát thủ?

Giám đốc văn phòng công tố Anh Ken Macdonald, người điều tra cái chết của ông Litvinenko và cũng chính là người đầu tiên công khai cáo buộc Chính phủ Nga lên kế hoạch thủ tiêu Litvinenko có lập trường chống đối Kremlin.
Trong khi đó, tờ Daily Telegraph tiết lộ họ đang nắm trong tay bản chỉ thị bí mật vô cùng quan trọng cho phép FSB huấn luyện một đội đặc nhiệm chuyên thực hiện các vụ ám sát các kẻ thù của Kremlin ở nước ngoài và rằng, đội đặc nhiệm này hiện vẫn hoạt động ở châu Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Tờ báo viết rằng các mật vụ Nga sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ “nhận dạng, giám sát khả năng xâm nhập trở lại vào Liên bang Nga của các mục tiêu. "Khi có chỉ thị đặc biệt”, họ sẽ loại bỏ những mục tiêu này.

Daily Telegraph còn nêu ra một danh sách các mục tiêu của đội đặc nhiệm như các lãnh đạo của các tổ chức, nhóm khủng bố, những người có quan điểm cực đoan quá khích chống lại Kremlin, những người trốn khỏi Nga một cách bất hợp pháp và đang bị Toà án Liên bang truy nã.

Không chỉ liệt luật sư Litvinenko vào danh sách các mục tiêu của FSB, tờ báo còn đưa tài phiệt lưu vong Boris Berezovsky cùng các lãnh đạo phiến quân Chechnya đang lẩn trốn ở nước ngoài vào danh sách mục tiêu tiềm năng của FSB.

Ngoài ra, tờ báo còn trích dẫn các quy định bổ sung trong pháp chế chống khủng bố của Nga công bố năm 2006 cho phép Tổng thống Nga có quyền ra lệnh “hành quyết” các nhân vật khủng bố và các tội phạm nguy hiểm khác đang lẩn trốn ở nước ngoài.

Trước những cáo buộc của giới truyền thông Anh, Moscow ngay lập tức phản pháo. Đại sứ quán Nga tại London thách thức The Sunday Times đưa ra các bằng chứng về cáo buộc của họ.

Cái chết của luật sư Aleksandr Litvinenko tại London năm 2006 chính là nguyên nhân "đóng băng" quan hệ Anh – Nga. Các điều tra viên người Anh kiên quyết cho rằng Andrey Lugovoy, một cựu nhân viên tình báo Nga thời Liên Xô là thủ phạm.

Họ đòi dẫn độ ông Lugovo sang Anh xét xử thì Nga cũng kịch liệt phản đối đòi hỏi này của Anh với lý do rằng nó trái với Hiến Pháp Nga. Và cho đến thời điểm này, 5 năm sau cái chết của Litvinenko, Anh và Nga vẫn có nguy cơ căng thẳng khi quan chức hai nước đều tuyên bố sẽ không nhượng bộ.

"Chúng tôi chắc chắn rằng họ chẳng có bất cứ bằng chứng nào cả. Nếu không, chúng đã được trưng ra từ lâu rồi", thư ký báo chí của Đại sứ quán Nga Konstantin Shlykov tuyên bố trên trang web chính thức của Đại sứ quán. “Tác giả bài báo đang cố gắng tạo ra một ấn tượng rằng Chính phủ Nga bao che cho ông Lugovoy.

Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không đúng sự thật. Nếu các điều tra viên nước Anh có bằng chứng xác thực về tội trạng của ông Lugovoy thì các cơ quan pháp luật Nga sẵn sàng kiểm chứng chúng”, ông Shlykov tiếp tục.

Ngoài ra, các blogger người Nga cũng kịch liệt phản đối các cáo buộc trên. Đối với bằng chứng mà Daily Telegraph tiết lộ, các blogger nhanh chóng chỉ ra rằng thực chất tài liệu này chỉ là đồ giả mạo với rất nhiều lỗi sai một cách ngớ ngẩn từ lỗi sai chính tả, in ấn, định dạng văn bản cho tới lỗi sai về năm thành lập Cục Phản gián Nga. Họ chỉ ra rằng trong khi Cục phản gián được thành lập năm 2004 thì tài liệu của Daily Telegrap lại viết là năm 2003.

Tuy nhiên, không muốn làm quá với London, Moscow đã đưa ra đề xuất rằng nếu các công tố viên Anh chứng minh được ông Lugovoy có tội với các bằng chứng xác thực, Nga sẽ đích thân xét xử Lugovoy. Tuy nhiên, London từ chối đề nghị này.

Ngoài ra, về nghi vấn Nga gửi các sát thủ ra nước ngoài, đích thân Thủ tướng Putin đã lên tiếng phủ nhận. “Ngày xưa, Nga có những đơn vị đặc vụ thực hiện những nhiệm vụ như vậy nếu cần thiết. Song từ lâu, các đơn vị này đã bị giải tán”, Thủ tướng Putin quả quyết.


Theo baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022