Nga lo 'mất' Ấn Độ vì...Trung Quốc?
\'Tuột\' khỏi tay Nga, ngả theo Mỹ-Nhật
Theo tuần báo Russian Military Messenger của Nga ngày 24-7, mặc dù quan hệ Nga - Ấn Độ bề ngoài khá ổn định, tuy nhiên độ ảnh hưởng chiến lược của Nga đối với Ấn Độ đang ngày càng giảm đi. Phương châm ngoại giao ưu tiên phát triển tam giác chiến lược Nga – Trung - Ấn, tăng cường sự hợp tác các nước thuộc khối BRICS và Tổ chức hợp tác Thượng Hải ngày càng không phù hợp với tình hình thực tế ở Nam Á và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Để ngăn chặn Trung Quốc, Ấn Độ đang ngày càng xa cách Nga, tích cực tăng cường hợp tác về kỹ thuật quân sự với Mỹ và Nhật Bản. Chính vì thế hiện tại Nga đang phải đối mặt với sự lựa chọn quan trọng: Tiếp tục áp dụng chính sách ngoại giao đa phương vị vô nghĩa hay tập trung xây dựng trục chính trị quân sự Nga -Ấn?
Mới đây, mối quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ được tăng cường rất rõ nét. Ngày 23 đến 24-6, ngoại trưởng Mỹ John Kerry có chuyến thăm chính thức Ấn Độ, tập trung vào các vấn đề quan trọng như những diễn biến mới ở châu Á, hòa giải khủng hoảng ở Afghanistan, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương để hội đàm với thủ tướng và ngoại trưởng Ấn Độ, thành quả chủ yếu là đạt được sự nhất trí trong việc tiếp tục mở rộng sự hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực năng lượng, công nghệ cao, quốc phòng và an ninh. Điều cần nhấn mạnh là, những vấn đề mà Mỹ và Ấn Độ thảo luận có ý nghĩa quan trọng đối với Nga và liên quan trực tiếp đến lợi ích chiến lược của Nga. Trong những vấn đề này Ấn Độ lựa chọn hợp tác với Mỹ chứ không phải với Nga, thực tế này cho thấy, rõ ràng ngoại giao Nga đã để mất phương hướng chiến lược quan trọng ở Ấn Độ.
Quân đội Ấn Độ gần đây thường xuyên tập trận cùng quân Mỹ.
Tại New Dehli, ngoại trưởng J.Kerry cho biết, Mỹ không chỉ hoan nghênh sự trỗi dậy của Ấn Độ với tư cách là một nước lớn, mà còn chuẩn bị nỗ lực thúc đẩy tiến trình này. 5 năm trở lại đây, Mỹ áp dụng phương châm liên tiếp tiếp cận Ấn Độ, năm 2009, ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Hilary đã từng tuyên bố, quan hệ Mỹ - Ấn đang đón nhận một thời đại mới, tiêu chí của thời đại này là ký kết hiệp định giám sát sử dụng trang bị vũ khí tối tân của quân đội Ấn Độ. Hiện tại kim ngạch thương mại của hai bên vượt trên 100 tỉ USD, đầu tư của Mỹ tại Ấn Độ đạt trên 25 tỉ USD, Mỹ còn sẽ tiếp tục nỗ lực mở rộng các hoạt động thương mại tại Ấn Độ.
Vấn đề nổi bật hơn là 4 năm gần đây vị thế của Nga trên thị trường vũ khí Ấn Độ giảm đi rõ rệt, cuối cùng lực lượng không quân Ấn Độ quyết định mua máy bay vận tải quân sự C-17 của Mỹ thay cho máy bay vận tải Ilyushin Il-76 của Nga, cho thấy thời đại dẫn đầu của Nga trên thị trường vận tải hàng không tại Ấn Độ bắt đầu chấm dứt. Ngoài ra, việc máy bay tiêm kích Mig-35, máy bay trực thăng vũ trang Mig-28, máy bay trực thăng vận tải Mi-26T2 của Nga thua Mỹ và các nước NATO trong cuộc đấu thầu mua sắm vũ khí của Ấn Độ đã khiến các nhà thầu quốc phòng của Nga tổn thất trên 13 tỉ USD trong 2 năm gần đây vì không còn hợp đồng ký kết với Ấn Độ.
Hải quân Mỹ-Ấn tập trận chung trên Ấn Độ Dương.
Trước hiện tượng Ấn Độ cắt giảm nhập khẩu vũ khí và trang bị quân sự của Nga, các nhà sản xuất và chuyên gia Nga thường giải thích là vấn đề kỹ thuật đơn thuần, ví dụ sản phẩm tăng giá, yêu cầu đổi mới trang bị vũ khí và yêu cầu kỹ thuật của Ấn Độ tăng cao, nhưng lại giữ im lặng trước thực tế rõ nét liên quan mật thiết đến sự hợp tác về kỹ thuật quân sự và chiến lược chính trị. Trên thực tế, nếu Nga coi Ấn Độ là thị trường tiêu thụ vũ khí lớn nhất thì cần đề ra kế hoạch xúc tiến chính trị quân sự tương ứng. Chỉ có một vài chuyên gia trực tiếp chỉ ra nguyên nhân sâu xa khiến Ấn Độ tăng cường sự hợp tác về mặt kỹ thuật quân sự với Mỹ và NATO, ông Aliev – chuyên gia của Trung tâm chiến lược và phân tích kỹ thuật của Nga cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là nhân tố chính trị chứ không phải vấn đề kỹ thuật.
Gần đây, Ấn Độ đã công khai \'chê\' máy bay chiến đấu Nga để quay sang mua hơn 100 chiếc tiêm kích Rafale của Pháp (ảnh).
Ấn Độ lo ngại về sự tăng trưởng kéo dài của kinh tế và sức mạnh quân sự Trung Quốc, mong muốn thông qua các hợp đồng khủng nhập khẩu vũ khí của Mỹ để củng cố mối quan hệ đối tác chính trị quân sự với Mỹ, từ đó ngăn chặn Trung Quốc, đây đã trở thành hướng đi ưu tiên của chiến lược toàn cầu quốc gia của Ấn Độ. Từ góc độ này có thể thấy, những ngôn luận ngày càng cứng rắn của chính phủ Nga nhằm vào Mỹ và phương châm ngoại giao ưu tiên trực tiếp hướng về đối tác chiến lược Trung Quốc, ít nhất sẽ khiến Ấn Độ không hiểu, thậm chí nổi giận.
Cách đây không lâu báo chí Trung Quốc đã đăng tải một bài viết bàn về vấn đề quan hệ tam giác Nga – Trung - Ấn, bài báo nói rằng tháng 12-1998, thủ tướng Nga Primakov sang thăm Ấn Độ và bày tỏ quan điểm muốn xây dựng tam giác chiến lược Nga – Trung - Ấn. Hành động này mặc dù có phần bất ngờ nhưng khá có lý, nó cho thấy Nga mong muốn củng cố mối liên hệ với Ấn Độ và Trung Quốc để đối phó với chính trị cường quyền Mỹ. Sau khi ông Primakov hết nhiệm kỳ, ý tưởng này vẫn là mục tiêu kế hoạch ngoại giao quan trọng của Nga.
Chiến tranh Trung-Ấn nổ ra trong 10 năm tới?
Tháng 6-2002, tờ The Christian Science Monitor của Mỹ bình luận rằng, Nga đang xây dựng tam giác chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2008, báo chí Nga đưa tin và tổng kết ý tưởng xây dựng tam giác chiến lược Nga – Trung - Ấn ra đời 10 năm. Trong giai đoạn chính quyền tổng thống Bush thúc đẩy công khai chính sách chống lại Nga, có thể nói Nga đã dựa vào Tổ chức hợp tế Thượng Hải, đồng thời phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và Ấn Độ, ý tưởng đối đầu với Mỹ và NATO là đúng đắn. Tuy nhiên hiện tại tính chất của các mối đe dọa bên ngoài và vị thế của Nga trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải đều đã có nhiều thay đổi, ngày 7-6-2012, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược quốc gia Nga công khai bày tỏ sự lo ngại đối với vấn đề tiếp tục phát triển mối quan hệ với Trung Quốc, vị viện trưởng này nói rằng tên gọi của Tổ chức hợp tác Thượng Hải đã phản ánh nên thực tế độ ảnh hưởng mạnh của Trung đối với tổ chức này.
Chiến lược \'Chuỗi ngọc trai\' của Trung Quốc khiến Ấn Độ bất an.
Chưa kể quan hệ Trung Quốc-Pakistan cực kỳ thân mật cũng làm Ấn Độ hết sức lo lắng.
Mặc dù chiến lược an ninh liên bang Nga phiên bản mới thông qua ngày 12-5-2009 quy định phương châm của ngoại giao Nga thay đổi theo chính sách đa phương, xét về lý thuyết là không tồi, nhưng kết hợp với hành động thực tế của Nga đối với Trung Quốc và Ấn Độ có thể phát hiện ra hiệu quả thực tế không lý tưởng, đặc biệt là vài năm gần đây sự phát triển của mối quan hệ Trung – Nga mạnh hơn rõ nét so với quan hệ Ấn – Nga, khiến phía Ấn Độ rất không hài lòng. Ví dụ, ngày 27-9-2010, Trung Quốc và Nga phát biểu thông cáo chung về phát triển sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược, ký kết hiệp định hợp tác phối hợp truy quét 3 thế lực hoành hành ở khu vực Trung Á là thế lực khủng bố (chủ nghĩa khủng bố), thế lực chia rẽ dân tộc (chủ nghĩa ly khai), thế lực tôn giáo cực đoan (chủ nghĩa cực đoan).
Sau gần 3 tháng, tức ngày 21-12, Nga mới ký với Ấn Độ Thỏa thuận chống khủng bố và trao đổi thông tin tìn báo, mặc dù ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, quan hệ đối tác chiến lược Nga - Ấn cho thấy hai bên tin tưởng nhau ở mức cao nhất, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển của hai nước tương đồng, phương pháp xử lý các vấn đề cấp thiết trên thế giới tương tự, lợi ích căn bản quốc gia thống nhất, chính vì thế quy mô và tương lai hợp tác khá rộng rãi.
Ngày 28-5-2013, Trung Quốc và Nga đã quyết định sẽ tổ chức cuộc tập trận chung manh tên “Sứ mệnh hòa bình -2013” tại khu vực Chelyabinsk của Nga, cuộc tập trận chống khủng bố của quân đội hai nước sẽ được triển khai từ ngày 27-7 đến 15-8. Nửa tháng sau, ngày 11-6, Nga và Ấn Độ đã thảo luận sẽ tổ chức cuộc tập trận chung khủng bố có tên gọi “Indra-2013” vào tháng 10 năm nay tại khu vực Mahajan trên lãnh thổ ẤN Độ, phía Nga sẽ cử lực lượng ở quân khu miền Đông tham gia. Mới nhìn thì thấy những hành động này không có điểm gì đặc biệt, tuy nhiên không nên quên rằng, chỉ vài tuần trước khi Nga quyết định tổ chức tập trận chung với Trung Quốc, tức ngày 15-4, hai nước Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra cuộc đối đầu nghiêm trọng ở khu vực biên giới, mãi đến ngày 5-5 mới được hòa giải, hai bên rút về trận địa ban đầu của mình.
Các chuyên gia Ấn Độ dự đoán, chiến tranh Trung - Ấn có thể sẽ xảy ra trong vòng 10 năm tới. Trên thực tế, hiện tại Ấn Độ đang tích cực xây dựng liên minh chính trị quân sự, cố gắng giành được sự ủng hộ và viện trợ của các nước như Mỹ và Nhật Bản..., mục đích là để ngăn chặn Trung Quốc. Chính vì thế việc Nga thúc đẩy chính sách ngoại giao đa phương, ưu tiên phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Quốc, rõ ràng không phải là biện pháp lý tưởng nhất để củng cố mối quan hệ Nga- Ấn.
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022