Nga nhận diện Trung Quốc qua 'Tam thập lục kế'
Bài viết với tiêu đề như trên cùng phụ đề “Trung Quốc mới là ông tổ của (hình thái) chiến tranh phức hợp và các cuộc cách mạng màu” cũng đăng trên tuần báo “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) ngày 27/1/2017. Phần nói về “Tam thập lục kế“, khi chuyển ngữ từ tiếng Nga sang chúng tôi có tham khảo sử dụng những cụm từ Hán–Việt hay dùng, chỗ nào sai sót xin bạn đọc lượng thứ và chỉ giáo cho.
Ảnh và chú thích trong bài là của tác giả.
Các quân nhận Trung Quốc rất hăng hái phô trường sức mạng quân sự đang lên của mình. Đặc biệt là với nước láng giềng Nga. Ảnh từ trang mạng chính thức của Bộ Quốc phòng Nga.
Trong thời gian gần đây thuật ngữ “chiến tranh phức hợp” được sử dụng cực kỳ phổ biến, thậm chí ngay cả trong các công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, thời gian sử dụng thuật ngữ này càng dài, càng thấy rõ một điều là nó không hề có một định nghĩa mang tính khoa học và một nội hàm đầy đủ nào.
Trên thực tế, thuật ngữ này chỉ thuần túy mang tính tuyên truyền và sắc thái tiêu cực, trở thành một cái gì đấy kiểu như là một cụm từ được các quốc gia sử dụng công khai để công kích lẫn nhau. Nga và Phương Tây thường xuyên đổ lỗi cho nhau trong việc tiến hành chiến tranh phức hợp, - “kiên quyết” đòi đối thủ phải chấm dứt nó (chiến tranh phức hợp -ND) ngay lập tức đồng thời yêu cầu chính quyền nước mình phải có những biện pháp “giáng trả thích đáng”.
PHƯƠNG TẤY MẤT ƯU THẾ
Khi đưa ra thuật ngữ trên, các tác giả của nó cho rằng bản chất của chiến tranh phức hợp là bên tiến hành cuộc chiến tranh này sử dụng kết hợp tất cả các phương pháp của các loại hình chiến tranh cổ điển, chiến tranh nổi dậy, các chiến dịch đặc biệt, chiến tranh thông tin, chiến tranh kinh tế.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ là gần như tất cả các cuộc chiến tranh đã từng xảy ra trong lịch sử loài người đều là sự kết hợp các cách thức (tiến hành chiến tranh –ND) như vậy. Có nghĩa là chiến tranh phức hợp – cũng chính là chiến tranh. Chính vì thế mà thuật ngữ “chiến tranh phức hợp” không phải là một thuật ngữ khoa học – nó chỉ là một thuật ngữ truyên truyền.
Dĩ nhiên, tỷ lệ áp dụng các phương pháp khác nhau trong từng cuộc chiến tranh cụ thể là khác nhau. Thời gian gần đây, các nước phát triển, trước hết là các nước Phương Tây, do có sự tăng trưởng phúc lợi vật chất và sự thay đổi trong tâm lý dân chúng nên cực kỳ nhạy cảm trước những tổn thất trong các hoạt động quân sự, - vì thế mà đối với họ, chiến tranh kinh tế và chiến tranh thông tin có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong những cuộc chiến tranh như vậy (chiến tranh kinh tế và chiến tranh thông tin –ND) phương Tây có ưu thế cạnh tranh và nếu các cuộc chiến tranh đó được tiến hành với những phương tiện hiện có thì sức mạnh hủy diệt của chúng không kém gì các cuộc chiến tranh cổ điển.
Tuy vậy, các đối thủ của Phương Tây (trước hết là Nga –TG) cũng “nắm bắt” các phương pháp tiến hành chiến tranh như vậy rất nhanh và rất thành công, ngoài ra, các nước này (đối thủ của Phương Tây –ND ) bắt đầu sử dụng các ưu thế cạnh tranh của mình – có nghĩa là sử dụng các phương thức bạo lực cổ điển.
Còn về phương pháp phá hoại quốc gia đối phương từ bên trong – thì ngay từ thời Trung cổ nó đã là phương pháp tiến hành chiến tranh quan trọng nhất. Việc các phương tiện tuyên truyền Nga chỉ lên án một mình Phương Tây hiện đại trong việc sử dụng phương pháp này, thì ít nhất cũng là rất khó hiểu, dù để làm được điều đó (cáo buộc Phương Tây) người ta còn nghĩ bổ sung một thuật ngữ tuyên truyền rất phản khoa học nữa là “cách mạng màu”.
Trong những năm Chiến tranh lạnh cả Phương Tây và Liên Xô cũng đã từng chỉ làm mỗi một việc là tìm cách đánh sập lẫn nhau từ bên trong. Và ngay trước khi xuất hiện những hệ thống ý thức hệ đối kháng thì cũng đã từng có quá nhiều ví dụ về việc các bên đối địch dùng mọi thủ đoạn để phá đối phương từ bên trong, không cần phải dẫn (những ví dụ đó –ND) ra đây để làm gì.
Trên thực tế tất cả mọi phương pháp tiến hành chiến tranh phức hợp và cách mạng màu, có nghĩa cũng chính là chiến tranh và cách mạng, đã được hình thành và hệ thống hóa ngay từ khi mà cả Phương Tây lẫn Nga còn chưa thành hình hài (chưa thành các thực thể -ND) như trong cách hiểu hiện nay.
Chúng là sản phẩm của một nền văn minh Trung Cổ, - một nền văn minh vẫn tồn tại cho tới ngày nay mặc dù phải trải qua rất nhiều biến cố, - đó là nền văn minh Trung Hoa. Trước hết, các phương pháp đó (như đã nói ở trên –TG) được đúc kết thành 36 kế sách (tam thập lục kế -ND) như chúng ta đang biết hiện nay (có lẽ số lượng các kế sách còn nhiều hơn 36, nhưng chúng ta chỉ bàn đến những nội dụng trong phạm vi con số cổ điển này –TG).
“KHOA HỌC CHIẾN THẮNG” ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC
Các kế sách (trong tam thập lục kế -ND) đều hướng tới việc làm cho đối phương bị lừa tới mức tối đa và tận dụng tối đa những điểm yếu của đối phương.
Bản chất của tam thập lục kế là những phương pháp, cách thức tổ chức các hành động khiêu khích rất đa dạng và cả những gì mà cả Nga và Phương Tây hiện đang điên cuồng buộc tội nhau – tức là tiến hành chiến tranh nhưng không tuyên chiến, hủy hoại đối phương từ bên trong.
Các công thức và nội dung của “tam thập lục kế Trung Quốc” – đó là một dạng thống kê danh mục của sự đểu cáng, thâm hiểm và trắng trợn. Tuy vậy, nếu phân tích nội dung (tam thập lục kế - ND) một cách sâu sắc thì chúng ta thấy rằng hoàn toàn không phải chỉ riêng có Trung Quốc và người Trung Quốc mới áp dụng chúng trong toàn bộ tiến trình lịch sử, mà tất cả các nước khác và các dân tộc khác cũng đã sử dụng, không có ngoại lệ, kể cả nước Nga và người Nga.
Nhưng chỉ có người Trung Quốc đã dám đúc kết, hệ thống hóa và coi chúng là nền tảng trong nghệ thuật ngoại giao và nghệ thuật quân sự, trong chính sách đối nội và đối ngoại. Điều đó có nói lên rằng người Trung Quốc là những người trắng trợn nhất và thâm hiểm nhất hay là thông minh nhất và cũng là đạo đức giả nhất hay không? Hay là cái nọ không mâu thuẫn với cái kia? Các câu hỏi đó, dĩ nhiên, thuần túy mang tính chất tu từ học (hỏi để mà hỏi).
Bên cạnh đó, rất có thể, chính nhờ tư duy mưu kế (mưu mẹo), không chỉ của riêng giới lãnh đạo, mà còn của đại bộ phận dân chúng Trung Quốc, nên nước này đã trở thành quốc gia Trung cổ duy nhất không những đã tồn tại được cho đến đến ngày hôm nay, mà còn là một quốc gia đang giữ nhiều vị trí số một trên thế giới xét theo một số tiêu chí khác nhau. Hơn nữa, Trung Quốc đã sống sót sau nhiều thảm họa, trong khi nhiều dân tộc và các nền văn minh khác đã biến mất sau những biến cố tương tự.
Xem xét toàn bộ tam thập lục kế trong phạm vi một bài báo là không thể, (tác giả-ND) chỉ muốn bạn đọc đặc biệt chú ý vào chính những kế sách “phá hoại”. Phần lớn chúng (các kế sách) đều có cách trình bày rõ ràng, khúc triết và thậm chí không cần phải giải thích gì thêm.
Ví dụ, Kế thứ 3: “Giết người bằng dao người khác” (mượn tay người khác để giết kẻ thù), có nghĩa là tạo ra một tình huống mà đối phương của mình bị một người nào đó khác giết, còn mình thì thậm chí không phải đụng một cái móng tay. Kế thứ 5 còn đểu cáng và trắng trợn hơn: “Tranh thủ nhà cháy để cướp” (lợi dụng hỏa hoạn để hành động – TG).
Kế thứ 9 mới nghe thì có vẻ mâu thuẫn với Kế thứ 5: “Đứng cách bờ để quan sát lửa cháy”. Nhưng trên thực tế, mâu thuẫn (giữa hai kế sách trên) chỉ là cái vẻ bề ngoài – đầu tiên hãy thực hiện Kế thứ 9, - tức là cứ để cho đối phương tự rối loạn từ bên trong và làm ra vẻ chúng ta không quan tâm, và sau đó, khi sự rối loạn đã đạt đến một ngưỡng nhất định nào đó, và khi sẽ không có một sự kháng cự nào từ phía đối phương, chúng ta sẽ chuyển sang thực hiện Kế thứ 5.
Đi trước (một bước) tất cả những kế nói trên là Kế thứ 19 : “ Rút củi đáy nồi”. Kế sách này được hiểu ra phá hoại dần tiềm lực của đối phương bằng cách áp dụng mọi biện pháp: bao vây kinh tế (trong đó có cả cấm vận), tiến hành chiến dịch thông tin- tâm lý nhằm làm suy sụp tinh thần của quân đội và nhân dân đối phương, phá hoại nền tảng văn hóa – lịch sử của dân tộc đó, v.v và v.v ..
Kế sách này gắn kết chặt chẽ với Kế sách “quốc tế hóa” nhất và ai cũng hiểu nhất trong tam thập lục kế là Kế thứ 20: “Đục nước bắt cá” (lợi dụng tình thế để ra tay đạt mục đích). Còn một phiên bản nữa của Kế thứ 19 là Kế thứ 25: “Trộm rường thay cột”. Bổ sung cho nó là Kế thứ 31, hay còn gọi là Mỹ nhân kế. Mỹ nhân kế được hiểu là mua chuộc và tiếp tục làm tha hóa giới lãnh đạo đối phương bằng gái đẹp, tiền bạc, các lợi ích vật chất và các đồ vật quý giá khác.
Có thể coi Kế thứ 30 và Kế thứ 33 trong một chừng mực nào đấy là những phần bổ sung cho các kế trên. Kế thứ 30: “Biến khách thành chủ”. Ở đây có một nội hàm thuần túy quân sự - tức lừa đối phương vào cái bẫy đã chuẩn bị sẵn. Nhưng ý nghĩa chủ yếu của Kế này rộng hơn rất nhiều.
Thứ nhất, đấy là hoạt động của những người di cư, dần dần chiếm chỗ trên một đất nước khác và xua đuổi cư dân bản địa ra khỏi địa bàn sinh sống lâu đời của họ. Thứ hai, đấy cũng là kế sách từng bước chiếm đoạt nền kinh tế của đối phương cũng bằng các biện pháp kinh tế, kể cả tham nhũng. Kế thứ 33 được gọi thẳng thừng là Kế “Reo rắc bất hòa”.
Chính kế sách này là kế sách cần áp dụng thường xuyên nhất – theo quan điểm của người Trung Quốc. Nó được hiểu là phá hoại đối phương từ bên trong bằng nhiều cách thức khác nhau – từ làm tha hóa tinh thần – đạo đức hoặc mua chuộc các quan chức nắm những vị trí quan trọng, tiến hành chiến tranh thông tin, hiện thực hóa nguyên tắc “chia để trị”.
THỬ NGHIỆM TRÊN CƠ THỂ NƯỚC NGA
Như đã nói ở trên, tất cả các kế sách này được đã đúc kết, định dạng từ thời mà Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA, thậm chí kể cả nước Mỹ còn chưa có hình hài cụ thể (Columbo còn chưa vượt Đại Tây Dương). Thế nhưng Trung Quốc đã áp dụng thành công tất cả các kế sách đó để chống nước Nga hiện đại, đặc biệt là các Kế thứ 5 và Kế thứ 9.
Cần phải hiểu rất rõ rằng, chính sự sụp đổ của Liên Xô đã góp “phần đáng kể” cho “sự thần kỳ Trung Quốc” vì đã đảm bảo cho Bắc Kinh điều kiện tiếp cận nguồn tài nguyên và công nghệ Nga, cũng như tăng tốc độ phát triển của các khu vực sát biên giới Nga) của Trung Quốc.
Ví dụ, đồ gỗ (các sản phẩm từ gỗ -ND) Trung Quốc xuất sang Mỹ được làm từ gỗ gần như lấy không từ Sibiri, giá của nó (gỗ mộc) ngay tại Trung Quốc đã tăng gấp ba so với giá mua (tại Nga). Nga và các nước SNG đảm bảo cho Trung Quốc con đường nhập khẩu dầu mỏ an toàn.
Toàn bộ nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và toàn bộ Ngành vũ trụ Trung Quốc được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và của Nga, thêm nữa, nếu nói đến thời kỳ Hậu Xô Viết thì (Trung Quốc –ND) hoặc là mua với giá bèo, hoặc là ăn cắp trắng trợn công nghệ và “chất xám” của Nga. Việc mua (đổi) Su-27 Nga bằng đệm lông Trung Quốc đầu những năm 1990 đã được mô tả một cách rất xuất sắc trong Kế thứ 17: “ Ném gạch lấy ngọc” (Có nghĩa là nhận cái gì đó cực kỳ quý bằng cách đổi cái gì đó hoàn toàn vô tích sự - TG).
Người Trung Quốc cũng đã và đang áp dụng rất thành công Kế thứ 12 trong quan hệ đối với chúng ta (Nga): “Thuận tay dắt dê” (có nghĩa là ăn cắp những cái gì không được bảo vệ cần thận, luôn sẵn sàng nắm lấy cơ hội và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được cảm thấy hổ thẹn khi làm những việc như vậy – TG).
Kế thứ 30 (đã nói ở trên –ND) đang được hiện thực hóa rất thành công, nếu không phải với toàn bộ nước Nga nói chung, thì đối với khu vực phía Đông nước Nga – đấy là điều không còn nghi ngờ gì nữa.
Trung Quốc thường xuyên áp dụng với cả Liên Xô, cả với Nga Kế thứ 14: “Mượn xác trả hồn”. Một công thức đa chiều đến như vậy có thể được hiểu là việc tận dụng các sự kiện lịch sử (đại đa số là các sự kiện bịa đặt trắng trợn) trong các muc tiêu chính trị hiện đại.
Nói cho nó công bằng thì không thể không nhận thấy là tất cả các nước đều làm như vậy, và Trung Quốc chắc chắn không phải là quốc gia độc quyền trong lĩnh vực này, nhưng tại Trung Quốc thì những yêu sách lịch sử đối với toàn bộ phần nhân loại còn lại đã được nâng lên gần như thành một tín ngưỡng. Đối với riêng nước Nga, trước hết đó là việc Bắc Kinh thường xuyên lên gân (với Nga –ND) về vấn đề lãnh thổ, là câu chuyện hoang đường lịch sử về “những hiệp ước bất bình đẳng và không công bằng”, - nhờ chúng (những hiệp ước này –ND) mà Nga đã “tước đoạt“ của Trung Quốc 1,5 triệu km2 lãnh thổ.
Trên thực tế, hoàn toàn ngược lại, nhưng Bắc Kinh, nhờ thường xuyên thổi phồng vấn đề này, đã ép được Matxcova chấp nhận một số nhượng bộ lãnh thổ nhất định và đặt Nga vào thế phải phòng thủ và xin lỗi. Hơn nữa, vấn đề tranh chấp lãnh thổ được coi là đã giải quyết xong (Nga- Trung đã ký Hiệp ước biên giới năm 2001 –ND) - đấy chỉ là là theo cách nghĩ của riêng Matxcova, chứ còn đối với Bắc Kinh – vấn đề này vẫn còn nguyên đó.
Xét từ quan điểm chính sách đối ngoại hiện đại của Trung Quốc, có một Kế sách cực kỳ đáng quan tâm nữa – đó là Kế thứ 6: “Dương đông kích tây”. Dĩ nhiên, tên gọi các phương của Trái đất trong trường hợp này chỉ hoàn toàn mang tính ẩn dụ, nhưng nói chung thì ở phía Đông Trung Quốc là Nhật Bản, và cả nước Mỹ, trong khi nước Nga thì lại ở gần như ở phần chính Tây của Trung Quốc.
Kế thứ 24 cũng không kém phần hay ho: “Mượn đường diệt Quắc” - tuyên bố là mượn đường đi qua nước này, và chiếm lấy nó.
Dĩ nhiên, những lực lượng của PLA đi qua lãnh thổ Nga để tham dự các cuộc thi xe tăng hay tham gia tập trận “Sứ mệnh hòa bình” hoàn toàn không đủ sức để chiếm nước Nga, nhưng không để ý đến Kế này cũng hoàn toàn không đúng. Xin bổ sung thêm, Kazakhstan chưa bao giờ cho phép các đơn vị PLA đi qua lãnh thổ nước mình (để tham gia đấu tăng và tập trận – ND), trong khi chính Kazakhsatn cũng là bên tham gia những cuộc đấu tăng và tập trận đó.
Nói chung thì trong Kế này (24) có nghĩa rộng hơn nhiều – tuyên bố công khai về một số mục đích trong khi trên thực tế lại ngấm ngầm tìm mọi cách để đạt được những mục đích hoàn toàn khác.
Cuối cùng, không thể không nhắc tới Kế thứ 10: “Cười nụ giấu dao” (hay có cách diễn đạt khác “Mật ngọt trong miệng, kiếm giấu sau lưng” –TG). Liệu Kế này có liên quan ở mức độ nào đó đến “mối quan hệ hợp tác chiến lược” Nga- Trung hay không – lại thêm một câu hỏi thuần túy chỉ để hỏi nữa.
CHỈ PHỤC TÙNG LỢI ÍCH QUỐC GIA
Cực kỳ khó nói là liệu các chuẩn mức đạo đức con người có thể áp dụng trong chính sách đối nội của bất kỳ quốc gia nào hay không, vì mỗi một dân tộc giải quyết vấn đề này theo cách riêng của mình. Như hoàn toàn chắc chắn một điều là những chuẩn mực đó không thể áp dụng được cho chính sách đối ngoại, trong những mối quan hệ giữa các quốc gia và các liên minh của những quốc gia đó.
Các nước và các liên minh phải đặt lợi ích quốc gia (dân tộc) của mình lên trên hết và phải coi đó là nguyên tắc tối thượng (những lợi ích đó, dĩ nhiên, phải được giới lãnh đạo mỗi quốc gia hiểu một cách chính xác và trình bày rõ ràng, minh bạch). Chính vì vậy mà không thể có bất cứ một lời phàn nàn nào đối với Trung Quốc (cả đối với Phương Tây cũng vậy).
Mà ngược lại, cần phải thán phục Trung Quốc vì nước này đã cứng rắn và nhất quán theo đuổi, bảo vệ các lợi ích của mình, - những lợi ích không hề có liên quan gì đến các lợi ích của chúng ta (điều này đã được khẳng định rõ ràng trong suốt thời kỳ “đối tác chiến lược“ Nga- Trung –TG).
Cần phải “ngộ” một cách rất sáng suốt là chúng ta đang làm việc với ai, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được ảo tưởng, không được tự mình lừa dối mình. Chỉ riêng trong lịch sử hiện đại nước Nga đã có quá đủ những ảo tưởng và sự huyễn hoặc tự lừa dối mình rồi, trước hết là trong mối quan hệ với Phương Tây và các nước trong không gian Hậu Xô Viết, đặc biệt là với Ucraine và Belarus.
Chúng ta dứt khoát không cần thêm những ảo tưởng và sự tự lừa dối mình trong quan hệ với Trung Quốc nữa. Chúng (những ảo tưởng đối với Trung Quốc và sự tự lừa dối mình đó) cực kỳ nguy hiểm.
Theo http://baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022