Nga nói gì khi CIA gọi ông Putin là “món quà lớn” cho NATO?
Tại hội nghị Đối thoại Raisina, được tổ chức tại Ấn Độ bởi Trung tâm phân tích thuộc Quỹ nghiên cứu Quan sát viên (Observer Research Foundation) với sự hỗ trợ của chính phủ nước này, ông Petraeus tuyên bố: “Việc ông Putin lên nắm quyền đã mang lại cho liên minh NATO lý do mới để tồn tại”.
Cựu lãnh đạo CIA cũng cho rằng Washington sẽ thách thức "trật tự địa chính trị mới", bao gồm cả sự giúp đỡ của NATO. Bất chấp chỉ trích của ông Donald Trump về liên minh, Nhà Trắng vẫn tiếp tục phát triển kế hoạch tăng cường lực lượng quân sự Mỹ ở châu Âu, vị tướng về hưu nói thêm.
Tổng thống Trump đã nhiều lần kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng. Theo quyết định được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh tại Bucarest (2014), tất cả các quốc gia thành viên cần đóng góp chi phí với tỉ lệ lên tới 2% GDP. Tuy nhiên, theo ước tính của NATO, từ năm 2017, trong số 29 thành viên của khối, chỉ có 6 quốc gia đạt mức này.
Cựu Giám đốc CIA David Petraeus (trái) tại hội nghị Đối thoại Raisina
Phản ứng trước tuyên bố trên, ngày 10/1, thành viên Ủy ban quốc tế của Hội đồng Liên bang Oleg Morozov nói: “Một công thức gian trá. Có thể nghĩ rằng nếu như ông Putin không đứng đầu Nga thì NATO sẽ giải giới, sẽ từ chối các căn cứ và không di chuyển đến biên giới của Nga", ông Morozov bình luận.
Ông nhấn mạnh rằng: "Học thuyết quân sự của Mỹ không phải được viết ra dưới thời Putin, mà dành cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ và mong muốn thống trị quân sự".
Vấn đề đối với họ chính xác là ở Putin, người đã đạt được sự tái vũ trang quân đội Nga một cách chất lượng và do đó đã làm lung lay ý tưởng về sự vượt trội của quân đội Mỹ, ông Oleg Morovov kết luận.
Trước đó, thành viên Ủy ban quốc phòng của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga), ông Franz Klintsevich cho biết: "Cựu Giám đốc CIA David Petraeus công khai xuyên tạc, cố tình đánh tráo nguyên nhân và kết quả. Tôi nhắc lại rằng sự bành trướng lớn nhất của NATO về phía Đông xảy ra trong khoảng thời gian khó khăn nhất trong quan hệ giữa Nga và phương Tây, vào tháng 3/2004, khi 7 quốc gia gồm Bulgaria, Latvia, Litva, Romania, Slovakia, Slovenia và Estonia gia nhập khối. Hơn nữa, họ đã tham gia kế hoạch hành động để trở thành thành viên NATO từ tháng 11/2002".
Thượng nghị sỹ Klintsevich cũng lưu ý rằng Nga, mà tổng thống lúc đó là ông Putin, đã đề nghị phương Tây chấm dứt cuộc đối đầu, đảm bảo an ninh thế giới trên cơ sở mới về cơ bản và cơ hội thực sự cho điều này đã từng tồn tại.
"Tuy nhiên, rõ ràng, một số giới có ảnh hưởng nhất định ở phương Tây và trên hết ở Hoa Kỳ, cho rằng quá trình sự kiện như vậy là không phù hợp, và tình hình hiện nay là kết quả của những điều đã xảy ra", ông Klintsevich nói thêm.
"Tất nhiên, chúng tôi phải phản ứng lại. Chính sự bành trướng về phía Đông của NATO đã khiến giới lãnh đạo Nga phải điều chỉnh nghiêm túc chính sách quốc phòng của đất nước. Do đó, một trật tự địa chính trị mới đã xuất hiện, cho dù cựu giám đốc tình báo Hoa Kỳ không mong đợi. Đó là điều không ai có thể chối cãi", chính trị gia Nga kết luận.
Tháng 2/2007, tại Hội nghị Chính sách An ninh Munich, ông Putin đã có bài phát biểu, trong đó ông chỉ trích nặng nề chính sách đối ngoại của Mỹ và các ý tưởng về mô hình thế giới đơn cực. Tổng thống Nga đã lên tiếng mạnh mẽ chống kế hoạch mở rộng NATO và chống triển khai các cơ sở phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu.
Theo petrotimes.vn
TIN LIÊN QUAN
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022