Vietnews.ru
Tham khảo

Người Nga bàn về các giá trị phương Tây

01/10/2012 (Đọc 14 phút)

Xem thêm:

Tại sao nhiều người theo chủ nghĩa tự do tại Nga không còn tin tưởng người Mỹ và người phương Tây nữa? đó là chủ đề bài viết của nhà phân tích chính trị học người Nga Lilia Shevtsova.

Đây là những suy tư của người Nga tự do, và họ có thể không bao giờ viết ra điều này nếu không vì một sự thật đơn giản: mối quan tâm đó miêu tả trong tài liệu này đang bắt đầu có ảnh hưởng đến cộng đồng người theo chủ nghĩa tự do Nga (và không chỉ đối với người Nga, tôi e là như vậy).

Chúng ta đang đề cập đến một hiện tượng mà đến tận gần đây cũng không thể lý giải được: đó là việc xuất hiện hiện tượng chống lại chủ nghĩa tự do phương Tây và Mỹ. Tất nhiên, tôi không có ý cho rằng những người Nga theo chủ nghĩa tự do đang phản đối những nguyên tắc tự do. Họ chỉ gia tăng sự chỉ trích cách thức mà giới chức phương Tây, bao gồm các nhà chính trị và trí thức áp đặt vào những nguyên tắc này cả ở bên trong và bên ngoài xã hội phương Tây.

Liệu những chỉ trích đó có phản ánh sự căng thẳng giữa chủ nghĩa giáo điều phương Tây và chủ nghĩa xét lại phương Tây hay không? Có thể. Tuy nhiên tôi không tin như vậy: Tôi chỉ đang miêu tả sự phát triển của xã hội phương Tây đã diễn ra như thế nào và những chính sách của họ được đánh giá ra sao bởi những nhân vật trông đợi vào phương Tây một cách truyền thống như là một ví dụ, thậm chí như một biểu tượng.

Những suy nghĩ đó quá dễ để nghi nghờ và bị bỏ qua do hiện tượng này thật nực cười. Nó có thể là sự ngạo mạn vì những người đã thất bại trong quá trình xây dựng lộ trình tự do tại nước họ đã cáo buộc những người đang thừa hưởng tự do này là đã rất mẫu thuẫn! Mặt khác, chính các nhà quan sát phương Tây cũng thừa nhận bản thân phương tây còn tồn tại nhiều vấn đề. Francis Fukuyama- nhà chính trị học người Mỹ, trước đây là nhà tư tưởng dẫn đầu của những người Tân Bảo thủ, là một ví dụ. Viết về "sự khác thường trong đời sống chính trị Mỹ", William Galston cho biết "chúng ta cần một sự đổi mới cơ bản của sự tự do truyền thống trong nước Mỹ".

Còn nhà phân tích Thomas Friedman và Michael Mandelbaum đã thảo luận về sự suy tàn của nước Mỹ và cái gọi là sự cần thiết để vực dậy nước Mỹ (p329). Thậm chí, nhà phân tích Robert Kagan người mà chúng ta có thể nghi ngại rằng khó có thể đồng ý với quan điểm trên cũng nhất trí rằng "nước Mỹ phải điều chỉnh để đổi mới" (p140). 

Người Nga bàn về các giá trị phương Tây

Châu Âu thì không khác biệt. Nhà chính trị, sử học người Mỹ Walter Laqueur đã thông báo về "cái chết chậm của châu Âu". Còn Zbigniew Brzezinski, cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ Barack Obama thì kết luận rằng "châu Âu đã trở thành nơi nghỉ hưu lý tưởng nhất thế giới" (p36). Chính châu Âu cũng tự mình than vãn về cuộc khủng hoảng văn minh ở phương Tây như vậy. Constanze Stelzenmüller, một học giả người Đức thừa nhận một "sự phân hóa trong đời sống chinh trị nội bộ" và miêu tả "các chính trị gia như là một phần của thể chế đại diện cho chính phủ". Sự đổi mới của phương Tây đang bắt đầu như một ngôi nhà với một cái móng lung lay và sự lan tỏa của quá trình tăm tối đó đã tạo nên một ngành học mới về sự khủng hoảng đang rất được nhiều người phương Tây ưa thích và cũng là chủ đề bàn luận sôi nổi của nhiều quan sát viên đến từ nước khác trên thế giới.

Vậy thì phương Tây đã sai như thế nào? Mọi đánh giá đều đi đến một kết luận đó là, sự thất bại trong kinh tế, trong hệ thống chính trị trong nước không phát huy hiệu quả, cắt giảm quyền lợi, tăng trưởng sụt giảm và chủ nghĩa vì người dân (chủ nghĩa dân túy) cũng bị thu hẹp lại. Đó là những điều hiển nhiên dẫn đến những băn khoăn nói trên. Vậy những nguyên nhân của sự bất ổn hiện nay tại phương tây đã diễn ra như thế nào? Học giả Fukuyama đã nhắc nhở chúng ta về bài viết của Mancur Olson-một nhà kinh tế và xã hội học người Mỹ trong cuốn "Sự phát triển và suy tàn của các quốc gia", trong đó đã viết rằng trong những thời điểm phồn vinh và hòa bình kéo dài, các nước dân chủ có xu hướng hình thành những nhóm lợi ích riêng, dẫn đến hệ thống chính trị trở nên xơ cứng. Nếu sự chẩn đoán này là đúng thì vấn đề còn lại sử dụng phương thuốc cập nhật những điều cơ bản.

Tôi cũng lưu ý rằng cuộc khủng hoảng của phương Tây không gây bất ngờ hoàn toàn; đó là một chu kỳ mang tính tự nhiên. Trong thế kỷ 20, nền dân chủ tự do đã gây ra 3 cú sốc lớn (trước chiến tranh thế giới 1, trong những năm 1930 và vào những năm 1970). Những cuộc khủng hoảng đó đã tạo ra một sự thúc đẩy mạnh mẽ cho sự tái sinh xã hội và sự hình thành một xã hội sau thời kỳ công nghiệp hóa. Do đó, những điều mà phương Tây đang trải qua hiện nay dường như là một giai đoạn trong nhịp điệu thông thường của cuộc sống, bản thân nó cho thấy dấu hiệu của xã hội tự do vẫn lan tỏa và tồn tại.

Theo kinh nghiệm của người Nga, sự điềm tĩnh và tình trạng trì trệ chung là những điềm tồi tệ, dấu hiệu cho thấy xã hội có thể sớm đánh mất nội lực và định hướng. Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu rõ ràng hơn của cuộc một cuộc khủng hoảng đó là sự phục hồi quá nhanh.

Có một nhân tố khác mà giúp phương Tây tự tiếp thêm sinh lực cho chính mình trong quá khứ: đó là sự tồn tại của đảng cộng sản Liên xô, nền văn minh được lựa chọn trong quá trình hội nhập toàn cầu. Đó là sự lựa chọn mà buộc phương Tây phải đóng vai trò sát sao hơn với hệ thống tư pháp, công bằng, bình đẳng và tôn trọng xã hội của chủ nghĩa tư bản. Josef Joffe, học giả về quan hệ quốc tế người Đức, nhắc nhở chúng ta rằng vệ tinh Sputnik của Liên Xô đã buộc Mỹ phải thay đổi ưu tiên về tài chính và dốc hàng tỷ USD cuối cùng cho việc nghiên cứu và giáo dục.

Nghiên cứu cách thức tự cải cách trong những năm 1970 của chính các nước phương Tây cho thấy, họ không chỉ cập nhật sự hoàn thiện trong toàn bộ hệ thống mà còn tiến hành đánh giá các mối quan hệ quốc tế. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, phương Tây tiến hành phương pháp này. Sự thật thì đó chính là sự bứt phá ngoạn mục của phương Tây. Nhân quyền đã trở thành chủ đề nóng hổi của chính sách đối ngoại phương Tây. Sự phổ cập về nhân quyền cũng như sự tôn trọng giá trị của sự tự do đã không rõ ràng giữa chính sách đối nội và đối ngoại, đòi hỏi sự loại bỏ khái niệm toàn vẹn lãnh thổ trên chính trường toàn cầu.

Phương pháp Helsinki và Đạo luật cuối cùng của nó là một dấu hiệu đồng thời cho thấy sức sống mới của nền văn minh phương Tây, một công cụ hiệu quả kìm hãm sự phát triển của Liên bang Xô viết (USSR) thời bấy giờ và là chất xúc tác cho làn sóng thứ ba của quá trình dân chủ hóa. Cuộc cách mạng Velvet năm 1989 đã công nhận một phần của sự thành công là nhờ sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do trong phạm vi quan hệ quốc tế.

Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết đã khiến phương Tây không còn địch thủ mà sự tồn tại của nó có thể buộc chế độ dân chủ tự do phải xem xét lại nguyên tắc và đổi mới chế độ của họ. Nền chính trị hồi giáo, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa phát xít đã thất bại để nhường chỗ cho sự lựa chọn một chế độ dân chủ tự do. Ngày nay, thậm chí tư tưởng gia trưởng tồn tại ở một số nước châu Á đã được xem như đang "bay hơi" và hiện nền dân chủ tự do sẽ phải tìm thấy bản chất cốt lõi của chính mình mà không cần đến nhân tố bên ngoài nào thúc đẩy quá trình phục hồi.

Trong khi đó, cách thức mà các nền dân chủ tự do đang nỗ lực thực hiện để phục hồi chính họ đã gia tăng một vài mối lo ngại và sự ngờ vực. Có hai phương pháp giải quyết vấn đề này theo sự thảo luận trong cộng đồng phương tây. Thứ nhất, các nước phương tây phải tìm cách để thỏa thuận về lợi ích đồng thời thảo luận lại bản cam kết khiến nguồn phúc lợi xã hội được sử dụng một cách kinh tế hiệu quả nhất. Thứ hai, nền dân chủ tự do phải tìm hiểu xem thực sự họ muốn quyền lực được mở rộng ra đến đâu ở nước ngoài: liệu họ có thể giới hạn để giải quyết các vấn đề trong nước hay mở rộng nó không.

Các chuyên gia về chính sách đối ngoại cũng đang thảo luận cách thức mới để tìm hiểu thế giới, kiểm soát sự đe dọa và dự báo những sự kiện trong tương lai. Ngược lại, tư tưởng của những năm 1970 nhấn vào khoảng cách và sự tương tác giữa chính sách đối nội và đối ngoại, các nhà hoạch định chính sách phương Tây ngày nay đang nỗ lực cập nhật hóa tình hình chính trị trong nước- gạt sang một bên sự phụ thuộc với môi trường quốc tế và tranh luận về việc làm thế nào để duy trì quy chế địa chính trị và xã hội.

Tôi đã không tìm thấy bất kể một bằng chứng nào cho thấy việc cứu giúp phương Tây đang được chuẩn bị theo cách để liên kết sự phục hồi nội địa với mô hình mới của "quốc tế hóa tự do" đến những ý tưởng hòa giải và quyền lợi. Thậm chí việc khống chế quốc tế hóa tự do ngày nay chỉ giữ ở mức độ thấp, do vậy họ vẫn sợ bị cáo buộc là đang giữ một di sản. Thực vậy, nó dường như không phải do lực lượng trí thức và chính trị tại phương Tây mà có thể thách thức lặp lại khi sự bùng nổ ở những năm 1970 bởi nền văn minh tự do mới hồi sinh với sự trở lại giá trị và nguyên tắc. Hãy xem như chúng ta đang quay trở lại thế giới của Kissinger vậy.

Tôi có một vấn đề với thế giới này. Sự thật, tôi có một vấn đề với vai trò hiện nay của phương Tây như một người bảo lãnh của quy chế và sự cân bằng của các lực lượng- đặc biệt tại thời điểm khi chúng ta đang là nhân chứng cho những hành động của thế giới Arập và Nga, đấy là chưa đề cập đến dấu hiệu mới xuất hiện như sự phát triển của Trung Quốc hay thậm chí là sự ổn định của nó. Điều này cũng dễ hiểu trước những nỗ lực của phương Tây đối với sự giảm nhẹ giá trị tiếp cận và lịch trình truyền giáo trong làn sóng lúng túng của của chính quyền Bush tại Irắc. Những nỗ lực đó phản ánh sự bất lực đối với tư duy về mặt chiến lược. Mỉa mai thay, tại thời điểm khi mà phương tây không có phe đối lập, nền dân chủ tự do lại nghiêng về ý tưởng dừng lại ở kế hoạch và nguyên tắc to lớn. Thậm chí các nhà phân tích luôn tìm kiếm sự cân bằng giữa lợi ích và giá trị khi thảo luận về chinh sách đối ngoại mà vấn đề đầu tiên được đề cập là khoảng cách về quyền lực hoặc sự tấn công về địa chính trị.

Tuy nhiên, nền văn minh phương tây có thể tự định dạng như thế nào trong khi theo thuyết phục chính sách đối ngoại thực dụng dựa trên sự hướng nội và tiến hành thỏa hiệp với thế giới không dân chủ? Các nước phương tây đang thực sự đối mặt với rất nhiều thách thức đối nội, tuy nhiên nếu chính sách đối ngoại là một hình chiếu của chương trình nghị sự đối nội, thì nền dân chủ tự do có thể hy vọng như thế nào về sự cải cách hệ thống chính trị của họ và làm sống lại nguyên tắc cũ trong khi từ chối sự cải cách trong đấu trường quốc tế? Hoặc phương tây quyết định đi theo lời khuyên của Robert Cooper và thuyết phục một phương án kép? ("giữa chúng ta với nhau, chúng ta hoạt động dựa trên sự cơ bản của luật pháp...tuy nhiên khi chúng ta đang hoạt động trong rừng, chúng ta phải sử dụng những luật lệ của rừng"). Nếu nó đã chọn phương án hai, sau đó các nhà chính trị phương tây và cố vấn của họ có thể thực thi để biết như thế nào là "luật rừng" đó là: tống tiền, tham nhũng, lực lượng bất chính và sẵn sàng phá bỏ mọi hiệp ước.

Nếu phương Tây chấp nhận những nguyên tắc đó, nó không thể đòi hỏi một sự độc quyền về những nguyên tắc cũng như không thể đòi hỏi sự kính trọng và tín nhiệm của các quốc gia khác. Không có gì đảm bảo rằng văn minh phương Tây, hoạt động trên nền tảng cơ bản của luật rừng một cách quốc tế hóa mà không thể áp dụng một cách nội địa hóa cùng luật giống nhau.

Tuy nhiên, có một ảo ảnh được chia sẻ bởi một vài quan sát phương Tây cho thấy sự phản chiếu quyền lực là cái tạo nên sự tôn trọng phương Tây bởi sự thu hút đối với phần còn lại của thế giới. Đây có thể là sự thật tại một vài thời điểm trong lịch sử, tuy nhiên không nhiều. Đó là cách mà phương Tây sử dụng quyền lực và kết thúc vấn đề vì những điều mà nó sử dụng, hiện đang gây ra nhiều phản ứng khác nhau tại phương Tây: ngờ vực, thậm chí trong xã hội mà có truyền thống hoàng gia ở phương tây, đó là chưa đề cập đến dạng quyền lực chống đối như Trung Quốc và Nga.

Các bạn phương Tây của tôi có thể tranh luận rằng để mà nghĩ về những giá trị sai lầm, phương Tây nên lưu tâm đến đầu tiên là những việc bên ngoài. Và sau đó...nền dân chủ tự do sẽ bắt đầu sự suy nghĩ về tính liêm trực và phổ biến các chính sách đối ngoại của họ và của sự dân chủ bên ngoài thế giới. Tôi chỉ không hiểu điều này: Làm thế nào mà họ có thể phục hồi nền dân chủ tự do trong khi tiếp tục với cùng một mô hình chính sách đối ngoại giống nhau, vốn là một trong những nguyên nhân của sự khủng hoảng của nền dân chủ tự do.

Còn tiếp

Theo vietnamnet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.

Tham khảo,

10/04/2022

Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.

Tham khảo,

10/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022