Vietnews.ru
Tham khảo

Người Nga “bóp bụng” vì sợ khủng hoảng quay lại

03/10/2010 (Đọc 4 phút)

Xem thêm:

Bài học cay đắng của cơn khủng hoảng còn đó nên người Nga không vội vay tiền ngân hàng để mua sắm. Theo số liệu của các nhà xã hội học ở Mátxcơva, hiện tại chỉ 18% công dân nước này sẵn sàng mua một thứ hàng nào đó bằng đồng tiền vay lãi. Nói thêm, điều này không có nghĩa là tất cả bọn họ sẽ chạy ngay đến ngân hàng – sự “sẵn sàng” ở đây mới chỉ ở… tâm tưởng. Tuy vậy, 1/3 số người được hỏi cho rằng đã đến thời điểm thuận lợi để sắm một món lớn..

Nếu phân chia theo địa lý thì người Sibiri dẫn đầu về ý định vay tiền ngân hàng (27%). Kết luận này được rút ra từ công trình điều tra của Trung tâm Nghiên cứu ý kiến xã hội toàn Nga (VSIOM). Trong khi đó dân khu vực Tây – Bắc “ghét cay ghét đắng” các khoản vay ngân hàng (74%). Tính chung cả nước Nga thì thường những người khá giả (29%) chấp nhận vay tín dụng trả lãi, còn những gia đình thu nhập thấp (75%) kiên quyết “thà nhịn đói còn hơn”. Nói chung, mối liên quan giữa sự chấp nhận sống trong nợ nần với khả năng tài chính của các gia đình là điều dễ hiểu. Trước khủng hoảng cả người giàu lẫn người nghèo đều “hồn nhiên” cầm tiền ngân hàng về tiêu, đến mức một số chuyên gia tài chính kêu ầm lên rằng dân Nga vay mượn quá nhiều. Rõ là dân chúng đã rút ra được bài học từ những sai lầm của mình.

Theo nhà phân tích tài chính Alex andr Osin, hiện tại vấn đề chủ chốt nằm ở chỗ thu nhập của người dân giảm mạnh, còn lãi suất của tín dụng tiêu dùng theo phương án tốt nhất là giữ nguyên mức cũ, theo phương án xấu nhất là tăng rất cao. Hiện tại lãi suất tín dụng gần 20% còn trước khủng hoảng (năm 2007) là 15%. Về mặt nguyên tắc, mức 20% hiện nay là mức trung bình của các năm 2004 – 2005, khi tín dụng tiêu dùng ở Nga tăng như vũ bão. Nhưng sự khác biệt ở chỗ lúc đó tiền lương thực tế của dân chúng tăng hằng năm 10% hoặc hơn, còn năm 2009 chỉ số này là 1%, năm nay mức tăng dự báo là 3%. Ngoài ra, trên thị trường lao động tình hình vẫn còn hết sức phức tạp, không có sự biến chuyển tích cực.

Như vậy là ngay cả khi lương 30.000 rúp (hơn 1.000 USD), cao hơn mức lương trung bình cả nước, thì một phần rất lớn tiền lương phải dùng để trả nợ. Điều chủ chốt là mọi người bắt đầu hiểu rằng họ phải trả quá nhiều cho món hàng của mình.

Dmitry Miroshnichenko, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Phát triển, cho biết: “Nếu không quá cần thiết thì tôi chẳng dại vay ngân hàng theo lãi suất hiện nay. Tuy nhiên, đa số người dân ít chú ý đến phần trăm lãi mà để cho sở thích mua sắm lấn át. Các ông chủ ngân hàng “làm tiền” dựa trên cảm tính ấy. Họ hô hào: “Các bạn có thể cầm tiền ở đâu với lãi suất bèo như thế, hãy vay đi, đừng suy tính nữa!”.

Và dù lượng khách hàng tiềm năng có hạn hẹp đến đâu thì số người muốn vay ngân hàng cũng cứ tăng dần. Tháng 3 năm ngoái, khi cơn khủng hoảng sờ đến túi tiền của phần lớn người Nga thì chỉ có 7% số người được hỏi sẵn sàng vay tín dụng. Bây giờ tình hình kinh tế đã ổn định nên nhiều người Nga đã bắt đầu nghĩ đến chuyện vay tiền mua sắm. Nhưng cơn khủng hoảng đã dạy cho dân chúng phải thận trọng hơn.

Trong số 34% số người được hỏi sẵn sàng vay tiền chủ yếu là người có bát ăn bát để. Họ là dân các thành phố lớn nhưng không phải là người ở thủ đô Mátxcơva, cựu đô Xanh Pêtécbua và thanh niên dưới 35 tuổi.

Theo con số thống kê, 75% tổng số công dân nước này chẳng có một xu tiết kiệm. Số người có tiền gửi ngân hàng thì không nghĩ đến chuyện mua sắm lớn mà để “phòng khi ốm đau” (27%) và “phòng khi đói kém” (24%).

Theo Tamnhin.net


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022