Người Trung Quốc hủy diệt đất Nga tại Viễn Đông
Không biết có phải là để chào mừng chuyến thăm Nga và dự diễn đàn kinh tế Sant- Peterr burg của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay không, nhưng báo “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 10/6/2019 đã cho đăng bài viết của chuyên gia Nga Xergey Marzetski với tiêu đề trên.
Ảnh trong bài là của tác giả.
Chính sách “Xoay trục sang Hướng Đông” của Nga đã đem lại những kết quả ban đầu rất thú vị: cái trục ấy lại tự xoay về Nga.
Nhưng chỉ có điều là người Nga lại không vui mừng lắm trước thực tế đó. 50.000 ha đất (trồng trọt) tại Viễn Đông sẽ được cho công ty Trung Quốc JBA Holdings thuê để canh tác, sản phẩm do công ty này làm ra (trên dất Nga) sẽ được xuất khẩu sang các nước Châu Á, trước hết là cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH).
Đó là cái gì vậy, một thành công ngoài sức tưởng tượng (của Nga) hay là “khởi đầu của sự kết thúc”? Chúng ta hãy cùng thử phân tích.
Như đã biết, Trung Quốc có dân số lớn nhất trên hành tinh. Tất cả một tỷ rưỡi người này ngày nào cũng cần phải được nuôi ăn bằng một sản phẩm lương thực thực phầm nào đó. Lấy ví dụ CHNDTH là nước tiêu thụ đậu nành, một sản phẩm nguồn gốc thực vật giàu protein lớn nhất trên thế giới này.
Trước khi hai bên bắt đầu cuộc chiến thương mại với nhau, Trung Quốc đã tích cực mua đậu nành của Mỹ. Và khi cuộc chiến bùng nổ, Bắc Kinh đã áp dụng các biện pháp “phản trừng phạt” bằng cách ngừng nhập các chuyến hàng chở đậu nành từ Mỹ sang khiến nhiều người (nông dân) Mỹ điêu đứng vì mất việc.
Nhưng như người xưa thường nói, thánh địa không bao giờ bị bỏ hoang, và Trung Quốc hướng ánh mắt thèm khát về vùng Viễn Đông Nga, nơi cách đây không lâu, nếu tính bằng thước đo của lịch sử, vốn từng là một phần đất của Trung Quốc.
Ba công ty nông nghiệp thống nhất Trung Quốc – “Beidahuang Agricultural”, “JiusanGrain and Oil Industry Group” và “Joyvio Group” – đã đến Viễn Đông) để giúp nâng nền nông nghiệp Nga “đứng lên từ đầu gối”.
Vậy quyết định của Matxcvova cho phép những ông chủ trang trại đầy tai tiếng Trung Quốc sử dụng đất đai của chúng ta (Nga) sẽ đem lại những lợi ích gì và sẽ có những tác hại như thế nào?
Tất cả sẽ tốt đẹp?
Các quan chức (Nga) tự hào vỗ ngực tuyên bố rằng các nhà đầu tư từ CHNDTH sẽ đầu tư vào dự án này 9,7 tỷ rúp. Quỹ phát triển vùng Viễn Đông của Nga sẽ chỉ phải góp 2 tỷ rúp. Các sản phẩm nông nghiệp được trồng ở Nga sẽ “chảy như nước” đến các quốc gia đói khát ở châu Á, - và như vậy nguồn cầu đối với sản phẩm sẽ được đảm bảo chắc chắn.
GDP của đất nước ta (Nga) sẽ tăng trưởng nhanh và ngân sách sẽ đầy ắp tiền từ các nguồn thu thuế. Những người bạn Trung Quốc của chúng ta sẽ phát triển cơ sở hạ tầng Viễn Đông, xây dựng các nhà máy chế biến ngũ cốc và nhà ga- cảng biển đầu mối để xuất khẩu. Sẽ có rất nhiều chỗ làm mới.
Các chuyên gia trong nước (Nga) thực sự tràn trề niềm lạc quan tin tưởng:
“Tại Viễn Đông không có phương tiện kỹ thuật-vật chất hiệu quả, và (vì thế) nên việc xây dựng các nhà máy- xí nghiệp (chế biến) sẽ khuyến khích nông dân tăng sản lượng ngũ cốc trong khu vực, do đó sẽ cho phép (Nga) xuất khẩu từ 500 đến 800 nghìn tấn đậu nành sang Trung Quốc mỗi năm”.
Quá tuyệt vời. Nhưng lại có một quan điểm khác về dự án này.
Tất cả sẽ lại như mọi khi?
Thứ nhất, nông dân (các chủ trang trại) Trung Quốc đã chứng minh trên thực tế thái độ của họ- cực kỳ coi thường đối với việc bảo tồn đất đai Nga.
Thuốc trừ sâu, phân bón hóa học - tất cả những thứ này được họ sử dụng một cách hăng say (nguyên văn –với cả tâm hồn-ND), và sau đó, người Trung Quốc lại chuyển sang những khu vực mới. Để lại sau lưng họ những vùng đất bị hóa chất thiêu cháy, hủy diệt.
Thứ hai, nếu như có ai đó còn chưa biết, thì đây- hơn 90% đậu nành được trồng trên thế giới là đậu nành biến đổi gen. Làm gì có chuyện là những gì mà những người nông dân từ công ty JBA Holdings Trung Quốc trồng trên đất chúng ta (Nga) sẽ lại là các sản phẩm tự nhiên. Đậu tương biến đổi gien cho năng suất cao gấp đôi.
Thứ ba, có nhiều cơ sở chắc chắn để nghi ngờ cam kết là những chỗ làm mới sẽ được dành cho người dân địa phương (Nga).
Chắc chắn hơn cả, chủ sở hữu sẽ quyết định thuê ai thì tốt hơn, và vốn của Trung Quốc trong dự án chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều, bạn hãy nhìn vào khối lượng các khoản đầu tư sẽ thấy.
Và thứ tư, cực kỳ khó có thể tin là sẽ có những nguồn thu thuế ồ ạt đổ vào làm căng phồng ngân sách (Nga). Bởi vì chính các quan chức của chúng ta đã áp dụng chính sách giảm thuế để thu hút các các đối tác đến từ Thiên Triều.
Kết quả là, nếu nói bằng ngôn ngữ báo in, thì hóa ra đây là một trò vớ vẩn nào đó, thưa các đồng chí.
(Còn nếu thể hiện bằng ngôn ngữ nói, sẽ dùng từ khác đời thường hơn, xin bạn đọc tự hiểu-ND).
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022