Vietnews.ru
Tham khảo

Nước Nga khi Thế vận hội Sochi kết thúc

28/02/2014 (Đọc 8 phút)

Xem thêm:

Trong chương trình 2014, tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế Nga là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Nước Nga khi Thế vận hội Sochi kết thúc
Từ Sochi, người Nga thổi bùng “giấc mơ Nga“: “Nước Nga - Vĩ đại, Mới mẻ, Rộng mở!“

Khi Thế vận hội mùa Đông khai mạc tại Sochi ngày 7/2, nó dường như kết thúc một năm thắng lợi của ông Putin trên mặt trận đối ngoại từ Ukraine đến Syria cho đến vụ tình báo Mỹ Snowden.

Đến thời điểm Sochi 2014 cũng là năm đầu tiên triển khai học thuyết đối ngoại của Tổng thống Putin nhiệm kỳ III. Mục tiêu trọng điểm của chính sách đối ngoại này là nhất thể hóa kinh tế Á-Âu. Liên minh thuế quan ra đời từ năm 2009 được nâng cấp thành một khu vực kinh tế bao gồm ba thành viên - Belarus, Kazakhstan và Nga - với mục tiêu là hình thành liên minh kinh tếvào năm 2015. Ông Putin nỗ lực để bao gồm Kyrgyzstan, Tajikistan và Ukraine - một quốc gia bị giằng xé bởi những mối lợi trước mắt với phương Đông (Nga) và những hấp dẫn dài hạn của gia nhập phương Tây (EU). Moscow cũng muốn thông qua Tashkent lôi cuốn Uzbekistan - một nước then chốt tại Trung Á. Thông qualiên kết kinh tế, nước Nga hy vọng tăng cường vị thế địa-chính trị đối với các cường quốc láng giềng lớn nhất tại đôi miền Á-Âu: Liên minh châu Âu ở phía Tây và Trung Quốc ở phía Đông.

Với một chi phí khổng lồ 50 tỷ USD cao gấp bốn lần chi phí của Thế vận hội mùa Hè 2012 tại London, Thế vận hội tại Sochi là một tủ kính trưng bày sức mạnh mới của nước Nga và Giấc mơ Nga được thể hiện qua các tấm áp phích lớn tuyên bố “Nga - Vĩ đại, Mới mẻ, Rộng mở!”, “Ngày nay Sochi, ngày mai thế giới”. Nước Nga bỏ ra một khoản tiền khổng lồ lãng phí tiền của để thực hiện giấc mơ được ấp ủ từ lâu: ngay từ năm 2008, khi nước Nga thắng lợi trước các đối thủ cạnh tranh để được quyền đăng cai Thế vận hội mùa Đông năm 2014, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố: “Rốt cuộc, nước Nga đã trở lại đấu trường thế giới trong tư thế một cường quốc mà những nước khác phải kiêng nể và có thể tự đứng vững”.

Sau hơn một thập kỷ hiện đại hóa quân sự, nước Nga bằng con đường tắt tái xác lập một phần vị thế huy hoàng một thời của Liên Xô, đủ tự tin để trở lại đấu trường quốc tế một cách có chọn lọc. Cuộc khủng hoảng Syria đã đem lại cho Tổng thống Putin một cơ hội để thể hiện vị thế mới của nước Nga. Moskva đã đứng vững trên lập trường không khoan nhượng chống lại các sức ép muốn lật đổ Bashar al-Assad. Nước Nga tiếp tục ủng hộ chính quyền Damascus về vật chất lẫn tinh thần.

Nước Nga đã sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để bác các ý tưởng của phương Tây muốn can thiệp quân sự vào Syria. Thay vào đó Nga đứng ra làm trung gian cho một thỏa thuận về vũ khí hóa học và bảo trợ cho một hội nghị hòa bình. Nước Nga cũng làm trung gian thành công bước đầu cho một thỏa hiệp hạt nhân Iran bị bế tắc trong nhiều năm.

Trả lời đài RFI, giáo sư Bertrand Badie, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Học viện Khoa học chính trị Sciences Po Paris, nhận xét rằng, cặp bài trùng Putin - Lavrov đã đảo ngược thế cờ bế tắc tại Syria: Mỹ thất bại khi muốn cô lập Nga trên hồ sơ Syria với lý do Moskva lúc nào cũng ủng hộ vô điều kiện Damascus để chống lại mọi biện pháp trừng phạt của quốc tế nhằm vào Chính quyền Bashar al Assad. Thế nhưng, ngành ngoại giao của Nga đã chứng minh được rằng sự can thiệp của Moskva là chìa khóa để khai thông một vấn đề bế tắc. Theo Giáo sư Bertrand Badie, “2013 là năm ngành ngoại giao Nga hồi sinh. Chúng ta thấy được điều đó qua hồ sơ Syria. Ngành ngoại giao của Nga gần như bị xóa sổ dưới thời cựu Tổng thống Yeltsin. Dưới triều đại Putin thì khác hẳn. Ông Putin đúng là đang chinh phục lại hào quang đã mất cho nước Nga. Chính sự vụng về của phương Tây trên hai hồ sơ Libya và Syria là cơ hội vàng để Moskva trở lại sân khấu chính trị quốc tế. Tổng thống Putin cùng với Ngoại trưởng Lavrov đã hết sức khôn khéo lợi dụng tình thế để đóng một vai trò hàng đầu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Sự tài tình của Nga nằm ở chỗ Moskva đã khai thác hai điểm mạnh: Một là Chính phủ Nga đặt mình vào thế của một nước mạnh luôn bảo vệ các quốc gia yếu thế. Hai là Moskva đã kiên nhẫn đan dệt một mối quan hệ mật thiết với Bắc Kinh. Quan hệ đó đủ độ tin cậy để Trung Quốc và Nga không sợ bị đối phương qua mặt như trong quá khứ. Chúng ta có thể nói tới một trục Moskva-Bắc Kinh đang hình thành tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để giải quyết những vấn đề lớn của cộng đồng quốc tế”.

Nước Nga đang tham gia vào cuộc đua ở Trung Đông nhằm lấp khoảng trống quyền lực mà nước Mỹ để lại với việc từng bước giảm cam kết ở khu vực này.

Vào lúc Mỹ lúng túng vì những tiết lộ của Snowden liên quan đến các hoạt động của ngành tình báo, về những vụ nghe lén đồng minh, thì Tổng thống Putin đã tung ra một đòn ngoạn mục: Moskva mở rộng cửa đón Edward Snowden.

Nước Nga Putin cũng đang “xoay trục” sang châu Á theo những chương trình nghị sự mới. Moskva hiểu tầm quan trọng của một châu Á đang trỗi dậy với Trung Quốc là động lực chủ yếu. Tại dịp khai mạc Thế vận hội Sochi, Tổng thống Putin đã đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ngày 6/2) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ngày 8/2) giữa lúc Trung Quốc và Nhật Bản đang đẩy cuộc xung đột tại biển Hoa Đông lên cao điểm. Nhưng chính sự leo thang căng thẳng ấy đã “mở cánh cửa” để nước Nga mạnh bước vào khu vực Đông Á. Theo nhà nghiên cứu Liang Yunxiang tại Đại học Bắc Kinh, “cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều chú trọng đến mối quan hệ với nước Nga, vì họ hy vọng rằng ông Putin sẽ đóng một vai trò tích cực trong các vấn đề an ninh của khu vực và họ muốn có được sự ủng hộ của ông trong bối cảnh diễn ra tranh chấp trên quần đảo không có người ở này”.

Phát biểu vào ngày 8/2 vừa qua, Thủ tướng Abe cho rằng các cuộc đàm phán về quần đảo tranh chấp Kuril sẽ diễn ra “rất nhanh”. Thủ tướng Abe nói: “Kể từ khi tôi thăm Nga, nhịp độ tiến triển trong quan hệ hai nước là khá nhanh. Chúng tôi muốn giữ tốc độ như vậy. Đạt được một hiệp định hòa bình là một thách thức nan giải nhất, một nhiệm vụ lịch sử. Chúng tôi sẽ không để lại vấn đề này cho thế hệ kế tiếp”. Người ta chờ đợi một bước đột phá khi Tổng thống Nga thăm Nhật Bản vào mùa thu năm nay, sau khi ông đã thăm Trung Quốc vào mùa hè.

Nhưng, suy cho cùng, vấn đề của chính quyền Putin, theo tạp chí The Economist, vẫn là làm sao điều hành tốt đất nước. Được tổ chức đại hội thể thao quốc tế là niềm vui, lấn lướt được một tổng thống Mỹ nhút nhát là điều tốt cho tinh thần, nhưng cuối cùng thì vận mệnh của một quốc gia tùy thuộc vào sức khỏe của nền kinh tế nước đó.

Chính là sự tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định liệu nước Nga Putin có thực hiện được các phác thảo chiến lược lớn đề ra trong học thuyết Putin nhiệm kỳ III

Theo www.xaluan.com


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022