Phá âm mưu Maidan-Belarus: Minsk hướng Tây hay tiếp tục hướng Đông?
Chính quyền Minsk mất độc lập ngay từ khi xác lập quan hệ với Mỹ-phương Tây, mà thể hiện rõ qua việc "Minsk thay đổi-phương Tây bỏ trừng phạt"…
Belarus vừa đập tan âm mưu một cuộc đảo chính kiểu EuroMaidan
Ngày 19/6, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết nước này vừa phá tan một âm mưu đảo chính theo kiểu cuộc "Cách mạng nhân phẩm" EuroMaidan ở Ukraine, do các phần tử nước ngoài giật dây, theo Belarus.by.
Ông Lukashenko không đề cập tên của một thế lực nào có dính líu đến âm mưu này, nhưng cho biết kế hoạch được lập ra với mục tiêu kích hoạt một cuộc bạo loạn giống làn sóng biểu tình như EuroMaidan ở Ukraine năm 2014.
“Mục tiêu được đặt ra là vậy. Và khi mặt nạ bị lột ra thì không chỉ làm lộ chân tướng của những kẻ làm tay sai ở Belarus, mà còn lộ mặt những kẻ giật dây ở nước ngoài”, nhà lãnh đạo Belarus nhấn mạnh.
Trước đó, trong một sự kiện có liên quan, ngày 18/6, cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước Belarus bắt giữ Viktor Babariko, thủ lĩnh chính trị đối lập nguy hiểm nhất ông Lukashenko trước cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra trong tháng 8 tới.
Đời sống xã hội Belarus không có chỗ cho một Maidan-Belarus |
Ông Babriko từng làm Giám đốc ngân hàng Belgazprombank, chi nhánh ngân hàng Gazprombank của Nga ở Belarus. Theo các cuộc thăm dò dư luận Belarus, Babriko được đánh giá là mối đe dọa lớn nhất với Tổng thống đương nhiệm Lukashenko.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Nhà nước Belarus Ivan Tertel cho biết, ông Babariko bị bắt vì có dính líu đến vai trò của “người lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp các hoạt động bất hợp pháp” ở Belarus.
Ông Babariko bị cáo buộc là tìm cách gây ảnh hưởng với các nhân chứng, che giấu phạm tội trong quá khứ và chuyển 430 triệu USD ra nước ngoài thông qua các hoạt động rửa tiền, mà một trong số đó có liên quan đến ngân hàng ABVL của Latvia.
Ngay lập tức, EU ra tuyên bố yêu cầu Belarus trả tự do cho ông Viktor Babariko. Theo Brussels, Belarus phải bảo đảm một kỳ bầu cử có tính cạnh tranh, không được loại bất kỳ ứng viên tiềm năng nào bằng các biện pháp mang động cơ chính trị.
Bộ Ngoại giao Đức cũng đã bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ ông Babariko và yêu cầu Belarus cần tiến hành cuộc bầu cử tổng thống tự do, công bằng, phù hợp với các tiêu chuẩn mà Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OECD) đề ra.
Như vậy, cảnh báo của Forbes về nguy cơ một "Maidan-Belarus" cách đây 3 năm đã thành sự thật và dù không bị "chỉ mặt gọi tên", nhưng không khó nhận diện "những người bạn mới" của Belarus vẫn là đạo diễn của vở diễn này.
Hẳn dư luận còn nhớ, ngày 13/3/2017, Forbes từng bình luận rằng một cuộc cách mạng xã hội tại Belarus đang đến gần và có thể sẽ có một EuroMaidan, một kiểu cướp quyền từ đường phố diễn ra tại Belarus.
“Đã có nhiều sự kiện xảy có ảnh hưởng ra mang tầm quan trọng về địa chính trị, sự tiến triển của tình hình chính trị trong nước ở Belarus, vốn không nhận được nhiều sự chú ý của Mỹ-phương Tây.
Thậm chí, Belarus thường không nằm trong danh sách các nước mà Mỹ quan tâm ở mức độ trung bình trong các tin tức quốc tế. Tuy nhiên, những sự kiện diễn ra gần đây ở Belarus đã làm thay đổi điều đó”.
Tờ báo Mỹ nhận định, phản ứng của người dân Belarus về chính sách của chính quyền Minsk với những người thất nghiệp, làm việc bán thời gian đã phát triển thành phong trào đấu tranh cho một sự thay đổi chính trị mang tính hệ thống.
Khi Tổng thống Lukashenko thực hiện chính trị cởi mở thì Mỹ- phương Tây lại xem đó là cơ hội |
Trước sức ép đó, Tổng thống Lukashenko đã cho phép một số lượng hạn chế các cuộc biểu tình quy mô nhỏ. Bộ Nội vụ Belarus tuyên bố một lập trường mềm mỏng hơn đối với các cuộc biểu tình.
Forbes đã cho rằng, sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội của Tổng thống Lukashenko đã đặt nền móng cho sự thay đổi nền chính trị của Belarus và tác động mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại của Minsk.
Mỹ-phương Tây đã đánh giá tích cực đối với những đổi thay quan trọng ấy của Tổng thống Lukashenko và ngay lập tức có phản ứng tích cực bằng việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chính quyền Minsk và cá nhân ông Lukashenko.
Từ đó đến nay, sự thân thiện trong chính sách của Washington và các đồng minh với Belarus tỷ lệ thuận với sự cởi mở trong chính sách của chính quyền Minsk với Mỹ-phương Tây, mà kết quả rõ nhất là việc Mỹ cử đại sứ trở lại Belarus sau hơn một thập kỷ.
Chỉ có điều là sự cởi mở của chính quyền Tổng thống Lukashenko với Mỹ-phương Tây lại bị biến thành "điều kiện đủ" cho một cuộc "Cách mạnh nhân phẩm" Maidan-Belarsu, để tước bỏ quyền lực của người đã tạo sự cởi mở với Mỹ-phương Tây.
Đập tan âm mưu Maidan-Belarus, Minsk sẽ hướng Tây hay tiếp tục hướng Đông?
Ngày 19/6, tại cuộc họp với các cơ quan chính phủ Belarus, Tổng thống Lukashenko cho biết, lợi ích chính trị của Belarus đến từ cả hướng đông và hướng Tây, song độc lập và chủ quyền quốc gia là quan trọng nhất.
Nhà lãnh đạo tối cao của Belarus nhấn mạnh rằng ông sẽ không cho phép bất cứ kẻ nào phá hoại đất nước, xâm phạm chủ quyền quốc gia, xâm hại lợi ích dân tộc, dù đó là ai, lực lượng nào, được thế lực nào hà hơi, tiếp sức.
"Tôi muốn các bạn hiểu rằng, về chức năng và nhiệm vụ của tôi với tư cách là Tổng thống theo Hiến pháp, đơn giản là giữ gìn độc lập cho đất nước, không cho phép ai phá hoại đất nước. Tôi muốn các bạn hiểu và những người khác cần phải hiểu".
Tổng thống Lukashenko khẳng định " Đối với tôi, không có giá trị nào lớn hơn một đất nước Belarus độc lập và có chủ quyền. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì để giữ cho đất nước này được nguyên vẹn".
Nền tảng quan hệ Belarus-Nga là vô điều kiện |
Ông Lukashenko cho biết ông đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Belarus. Ông cũng đã thảo luận với đại diện của các khu vực, tiến hành đối thoại cởi mở về các sự kiện chính trị đang diễn ra.
Giới phân tích cho rằng, khi mà lợi ích chính trị của Belarus đến từ cả phương Đông và phương Tây - như khẳng định của Tổng thống Lukashenko - thì tác động từ yếu tố bên ngoài có ý nghĩa mang tính quyết định đối với độc lập, chủ quyền của Belarus.
Khi vừa mới cởi mở với phương Tây là đối mặt với nguy cơ của một cuộc cách mạng quyền lực từ đường phố, trong khi đó quan hệ giữa Belarus với Nga - quốc gia được xem là “bảo trợ” cho chế độ chính trị hiện nay tại Minsk - lại liên tiếp gặp sóng gió.
Trong bối cảnh đó, dư luận đặt vấn đề là sau khi đập tan âm mưu Maidan-Belarus, Minsk sẽ hướng Tây hay tiếp tục hướng Đông để có thể đảm bảo được độc lập và giữ gìn được chủ quyền quốc gia?
Giới phân tích cho rằng, chỉ đặt niềm tin vào "người anh em cũ" thì Belarus mới giữ được điều đó, còn đặt niềm tin vào "những người bạn mới" thì chắc chắn sẽ bị đánh cắp niềm tin. Tại sao vậy?
Có thể thấy, trong quan hệ với Nga - tác nhân quan trọng nhất từ bên ngoài với đời sống chính trị tại Belarus, chính quyền Minsk luôn thể hiện tính độc lập cao nhất của mình, dù Nga là một nước lớn.
Điều đó xuất phát từ chính sách đối ngoại "xây đối tác" của Tổng thống Putin. Chính vì vậy những sóng gió trong thời gian qua có làm sứt mẻ phấn nào quan hệ Moscow-Minsk, song điều đó không tạo ra sự xoay chiều trong quan hệ giữa đôi bên.
Bên cạnh đó, cho dù kinh tế Nga khó khăn thời cấm vận, song nguồn lợi kinh tế mà Belarus có được từ xứ sở bạch dương vẫn luôn được đảm bảo ở mức mà chưa một thực thể nào có thể thay thế được.
Thực tế đó đảm bảo cho việc lựa chọn Nga không mạo hiểm đối với cả chính quyển và người dân Belarus. Đó là chưa nói đến những yếu tố mang đặc tính Nga đã trở thành yếu tố mặc định trong đời sống xã hội Belarus, trong đó đặc biệt là ngôn ngữ.
Trong khi để cải thiện quan hệ với Mỹ-phương Tây thì Belarus phải đánh đổi |
Ngược lại, trong quan hệ với Mỹ-phương Tây - tác nhân quan trọng thứ hai từ bên ngoài với đời sống chính trị tại Belarus, chính quyền Minsk mất độc lập ngay từ khi xác lập quan hệ, mà thể hiện qua việc "Minsk thay đổi-phương Tây bỏ trừng phạt".
Điều đó xuất phát từ việc Mỹ-phương Tây hướng tới “những anh em cũ của Nga” - trong đó có Belarus - với mục đích lớn nhất là muốn làm hại Nga và gây bất ổn chính trị là cách làm quen thuộc nhất của họ.
Đáng nói là, "những anh em cũ của Nga" khi đã bắt tay với "những người bạn mới" thì cũng gần như mất luôn cơ hội quay lại với Nga. Đây là điều khiến "những anh em cũ của Nga" khi hướng Tây luôn mất độc lập và không giữ được chủ quyền quốc gia.
Tình hình chính trị tại Ukraine - quê hương EuroMaidan - đã cho thấy rõ việc "mất độc lập và không giữ được chủ quyền quốc gia" của "những anh em cũ của Nga" khi không đứng vững trước những cơn gió độc thổi đến từ hướng Tây.
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022