Vietnews.ru
Tham khảo

“Quyền lực lịch sự” - học thuyết chính trị đối ngoại mới

02/04/2015 (Đọc 4 phút)

Xem thêm:

Hồi năm ngoái, trong nền chính trị thế giới đã xảy ra những sự kiện làm thay đổi toàn bộ kết cấu của các mối quan hệ quốc tế, Sputnik News dẫn lời ông Vladimir Lepekhin, nhà quan sát của hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya, đánh giá.

[img]http://static.bizlive.vn/uploaded/thanhha/2015_04_02/ctngasputnik_zrqb.jpg?width=670&height=350&crop=auto&scale=both[/img]
Nhà quan sát của hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya, ông Vladimir Lepekhin. Ảnh Sputnik/ Vladimir Trefilov

Nhà quan sát của hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya, ông Vladimir Lepekhin viết: Trước hết phải nói rằng, Hoa Kỳ đã phá hủy toàn bộ trật tự thế giới hình thành sau Thế chiến II và đã làm giảm vai trò của Liên Hợp Quốc xuống mức độ của một "bình hoa trang trí".

Một thí dụ điển hình cho điều này là, dù không sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã hỗ trợ cho các chiến dịch càn quét chống người dân ở Ukraine, và đã sử dụng sức mạnh quân sự ở Yemen.

Thứ hai, trên thực tế, Hoa Kỳ thách thức Nga bằng cách lôi cuốn toàn bộ Châu Âu vào cuộc đối đầu kinh tế, thông tin, quân sự và chính trị với Moscow.

Thứ ba, từ ý định của Washington, trung tâm của nền kinh tế thế giới (và trung tâm địa chính trị) bắt đầu di chuyển theo hướng các nước ASEAN và các nước BRICS.

Thực tế này giải thích tại sao Nga tham gia vào hoạt động của Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Ngoài ra, trước đây đã có tin về việc thành lập Ngân hàng BRICS và khởi xướng thành lập Ngân hàng SCO.

Theo ý kiến của nhà quan sát Lepekhin, hiện nay có thể nói rằng, với sự tham gia của Nga, thế giới đang hình thành một trung tâm tài chính mới và hệ thống thanh toán toàn cầu mới, nhằm đối trọng với Ngân hàng Thế giới và đồng đô la Mỹ. Đây là thực tế địa chính trị mới.

Theo ông Vladimir Lepekhin, sau sự kiện này phải xem xét lại học thuyết địa chính trị của Nga.

Tất nhiên, sau các sự kiện ở Libya, Syria và Ukraine, Bộ Ngoại giao Nga đã xem xét lại các phương hướng ưu tiên trong công tác của họ.
Tuy nhiên, khái niệm về chính sách đối ngoại của Nga — học thuyết "quyền lực mềm" được phê duyệt vào tháng Hai năm 2013 — vẫn là phương hướng ưu tiên.

Nói chung, học thuyết này dựa vào những luận cứ hợp lý, nhưng, ngay vào thời điểm thông qua nó đã thấy được rõ khái niệm "quyền lực mềm" không hợp với những thách thức mà Nga đang phải đối mặt.

Hiện nay, có chú ý đến cuộc đối đầu giữa nền văn minh Nga và nền văn minh phương Tây đang gia tăng đến mức độ nghiêm trọng dọc theo toàn bộ đường biên giới Nga, Moscow phải có một học thuyết chính trị đối ngoại mới.

Học thuyết mới phải dựa vào sức mạnh của trí tuệ và tinh thần. Bản thân cuộc sống đã khiến người Nga gọi đúng tên một học thuyết mới: "Quyền lực lịch sự". Đó là sức mạnh của sự yên tĩnh, sự rộng lượng và sự tự tin.

Nếu nói về các hướng chính trong chính sách đối ngoại của Nga, thì đó là sự tăng cường của BRICS, biến nhóm "G-20" thành "G-30" bằng cách mời các nước lớn nhất không thuộc Phương Tây tham gia vào cơ chế này.

Trong khi ảnh hưởng và uy tín của EU và PACE đang suy giảm, Nga nên tập trung chú ý đến hoạt động của EAEC và Nghị viện Liên minh Á-Âu.

Để đáp trả việc mở rộng NATO, Nga nên mở rộng thành phần và tăng cường khả năng chiến đấu của CSTO. Liên bang Nga có biên giới chung với hai chục quốc gia, vì thế Moscow nên thực thi chính sách mở rộng không gian an ninh tập thể ở lục địa Á-Âu.
Về mặt này, Nga đã từ lâu nên thành lập ở phía Đông một cơ chế kiểu như OSCE. Cần phải phát triển những định dạng khác trong sự hợp tác giữa các khu vực.

Theo http://bizlive.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022