Quyền lực năng lượng Nga ở châu Âu
Biến đổi khí hậu đang là đề tài nóng hiện nay, bởi sự tác động của nó lên đời sống con người và thậm chí là cả chính sách đối ngoại của các nước. Quan hệ Nga - EU là ví dụ rõ nét khi mùa đông châu Âu ngày càng trở nên khắc nghiệt.
Vào năm 2010, khoảng từ tháng 10 đến tháng 12, một mùa đông lạnh bất thường đã ập đến châu Âu. Rất nhiều quốc gia bị bão tuyết và cái lạnh buốt giá tấn công. Nhiệt độ tại nhiều nơi xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Ngay tại nước thường được xem là "xứ nóng" như Tây Ban Nha, tuyết rơi tại 35/51 tỉnh khiến nhiều trường học phải đóng cửa. Người ta đã ghi nhận 60 trường hợp chết vì lạnh.Khi mùa đông châu Âu ngày càng khắc nghiệt hơn thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng để đáp ứng nhu cầu dân sinh ngày càng tăng cao đột biến, làm cho EU phụ thuộc nhiều hơn vào Nga - nhà cung cấp năng lượng lớn nhất hiện nay. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển chính sách năng lượng của Nga.Năng lượng là một trong những con bài cạnh tranh chiến lược quan trọng nhất hiện nay. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, Nga đang sử dụng nguồn năng lượng như một đòn bẩy chính trị thiết yếu để thực hiện quyền kiểm soát ảnh hưởng đối với các quốc gia châu Âu.
Dòng chảy phương Nam (South Stream) của Nga qua các nước châu Âu
Theo
Quan trọng nhất phải nói đến hai hệ thống Dòng chảy phương Bắc (North Stream) và Dòng chảy phương Nam (South Stream). Chúng quan trọng đến mức ông Putin ví von là "lượng khí đốt được vận chuyển qua đường ống này tương đương với năng lượng của 11 nhà máy điện hạt nhân" trong ngày đầu tiên Nga bơm khí đốt kỹ thuật vào đường ống North Stream vào tháng 9/2011. Khi đi vào hoạt động ổn định, hai dòng này sẽ tạo cho nước Nga lợi thế vô cùng lớn trong cuộc chiến năng lượng. Đó cũng sẽ là biểu tượng cho sự trở lại của Nga trên bàn cờ chính trị châu Âu, làm thay đổi vị thế của nước Nga trong quan hệ với châu Âu.
Việc Nga tập trung vào khai thác và sản xuất dầu mỏ đã dẫn đến sự hình thành của các tập đoàn dầu khí khổng lồ, đặc biệt là tập đoàn Gazprom. Nhiều người cho rằng, trong chính quyền Nga, cơ quan chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại không phải là bộ ngoại giao mà chính là Gazprom. Vì vậy, có thể nói những hoạt động của Gazprom chính là những thể hiện tiêu biểu cho quá trình thâu tóm của Nga đối với ngành năng lượng EU.
Tập đoàn Gazprom - biểu tượng ngành năng lượng Nga, với tham vọng trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất thế giới.
Gazprom là công ty tinh lọc khí thiên nhiên lớn nhất thế giới, thuộc sở hữu của Chính phủ Nga (nắm giữ hơn 50% cổ phần), được thành lập vào năm 1989, trụ sở tại Moscow, chủ tịch là Dmitri Medvedev. Gazprom chiếm khoảng 93% sản lượng khí thiên nhiên của Nga, với lượng dự trữ 28.800 km. Theo các số liệu thống kê thì vào năm 2008, Gazprom đã xuất khẩu 160 tỷ m3 khí đốt sang 27 quốc gia của EU và dự kiến tăng mức giao hàng lên 200 tỷ m3 vào năm 2030. Tới tháng 4/2011, giá trị lượng khí đốt mà Gazprom đã xuất khẩu sang châu Âu đạt con số 72,4 USD. Cùng với đó là việc Gazprom đang thực hiện các kế hoạch tăng dung lượng các kho dự trữ ngầm lên 2 lần, mục tiêu đến năm 2015, tổng khối lượng khí đốt dự trữ có thể đạt tới 4,9 tỉ mét khối và trong năm 2016 có thể đạt tới 6,5 tỉ mét khối.
Thủ tướng Nga đương nhiệm, ông Dmitry Medvedev, từng tuyên bố: "Mục tiêu của Nga không chỉ là cung cấp cho 25% nhu cầu tiêu thụ khí đốt toàn cầu. Chúng tôi phải trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất thế giới". Lời tuyên bố đó không khác gì ngoài việc thể hiện sự ủng hộ triệt để của chính phủ dành cho Gazprom. Vì thế, không chỉ dừng lại ở việc ký kết nhiều hợp đồng cung cấp dầu lửa cho các nước EU, Gazprom còn phát triển các hệ thống dẫn dầu dọc ngang châu Âu.Bên cạnh đó, tập đoàn này không ngừng bỏ tiền ra đầu tư, mua lại cổ phần từ các công ty phụ trách cơ sở hạ tầng cung cấp khí đốt tại EU. Điều này được minh chứng qua việc hiện Gazprom đã sở hữu 35% cổ phần trong Công ty Phân phối khí đốt Wingas (Đức), 10% trong đường ống xuyên quốc gia giữa Bỉ - Anh và nhiều cổ phần trong một số nhà phân phối khí đốt lớn của các nước vùng Baltic. Ngoài ra, Gazprom còn là cổ đông chính của dự án "Dòng chảy phương Bắc" (51%).Chưa dừng lại ở đó, Gazprom còn chủ động liên kết với E.ON và RWE - hai tập đoàn năng lượng lớn nhất nhì ở Đức; đặc biệt, RWE đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đường ống Nabucco - một dự án nhằm đối phó với việc phụ thuộc của EU vào Nga. Điều này giúp Gazprom làm lu mờ đề án Nabuco của Mỹ. Đây là một trong những "cuộc chiến" gay cấn nhất trong "bàn cờ lớn" ở khu vực Caspi. Nga đang ở vị thế có thể đánh bại Nabucco khi trong vài năm tới, nước này sẽ ký thêm các hợp đồng mới để cung cấp khí đốt sang châu Âu. Gazprom còn có tham vọng rất lớn trong việc mua cổ phần trong các ngành điện lực, dầu lửa, khí đốt hóa lỏng tại nhiều nước khác trên thế giới.Nhìn chung, từ những động thái thâu tóm táo bạo này, cơ quan năng lượng quốc tế IEA đã nhận định rằng "năm 2035, Nga sẽ là quốc gia sản xuất khí đốt lớn nhất và là nguồn chính cho sự gia tăng cung cấp khí đốt của thế giới", và gọi Nga là "nền tảng của hệ thống năng lượng thế giới trong những thập kỷ tới". Hiện tập đoàn Gazprom của Nga đã chiếm hơn 3/5 thị trường năng lượng của EU. Xét về mặt địa lí thì Nga cũng gần EU nhất trong tất cả các nguồn cung năng lượng.
Mùa đông châu Âu thì ngày càng lạnh, năng lượng sử dụng ngày càng nhiều. Nguồn cung thì ngày càng phức tạp và khó hợp tác. Việc EU phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp là Nga là điều khó có thể tránh khỏi trong tương lai gần.EU đã từng tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ Nga trong việc gia nhập WTO nhằm tìm kiếm một số động thái mềm mỏng từ phía Nga. Đáp lại, Nga cũng đưa ra những điểm mới trong chính sách năng lượng mang "hơi hướng" có lợi cho EU. Tuy nhiên, ngay sau đó EU lại ra một điều luật qui định về việc phân phối dầu mỏ và khí đốt theo hướng bất lợi về phía Nga - hay chính xác hơn là cho tập đoàn Gazprom. Và dĩ nhiên, Nga phản ứng dữ dội về điều này khiến cho những nỗ lực của EU trong vấn đề năng lượng với Nga có khả năng đi vào ngõ cụt."Một mùa đông châu Âu" nữa sắp tới, EU sẽ làm gì để hâm nóng mối quan hệ với Nga, đồng thời sưởi ấm cho lục địa già qua cơn giá rét.
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022